Trang chủNewsThế giớiKỷ lục nhiệt độ lại bị phá, có thể chỉ là khởi...

Kỷ lục nhiệt độ lại bị phá, có thể chỉ là khởi đầu của thảm họa


Copernicus, cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu, hôm 15.6 cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu vào đầu tháng 6 năm nay là mức cao nhất mà họ từng ghi nhận, đài France24 đưa tin.

Cụ thể, sơ bộ nhiệt độ trung bình toàn cầu được đo đầu tháng 6 cao hơn gần 1 độ C so với mức được ghi nhận kể từ năm 1979. Theo dữ liệu, nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng ngày bằng hoặc cao hơn ngưỡng 1,5 độ C trong khoảng thời gian từ ngày 7-11.6, đạt mức cao nhất là 1,69 độ C vào ngày 9.6.

Kỷ lục nhiệt độ lại bị phá, có thể 'chỉ là khởi đầu' của thảm họa - Ảnh 1.

Cháy tại một cánh đồng lúa mì ở Tây Ban Nha trong đợt nắng nóng thứ hai ở nước này vào năm 2022

Copernicus cho hay đây không phải lần đầu nhiệt độ toàn cầu chạm đến mức cao như vậy. Trước đó, giới hạn này đã bị vượt qua nhiều lần vào mùa đông và mùa xuân của những năm gần đây.

Bên cạnh đó, Copernicus cũng thông báo rằng nhiệt độ các đại dương trên toàn cầu trong tháng qua đã ấm lên, và cao hơn bất kỳ tháng 5 nào từng được ghi nhận.

Thế giới ‘hầm hập’ vì El Nino

Các điều kiện nóng lên trong thời gian dài do đốt nhiên liệu hóa thạch có thể phải tiếp nhận thêm xung nhiệt từ El Nino, một hiện tượng tự nhiên diễn ra khoảng 2-7 năm một lần, trong đó các phần của Thái Bình Dương nóng lên, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng đột biến.

Kiểu thời tiết này xảy ra lần cuối vào năm 2018-2019. Hầu hết những năm nóng nhất từng được ghi nhận đều xảy ra trong thời kỳ El Nino. Các nhà khoa học lo ngại rằng mùa hè năm nay và năm sau có thể chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục trên đất liền và trên biển.

Tuần trước, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết các điều kiện El Nino đang xuất hiện và sẽ “dần dần mạnh lên” vào đầu năm tới. Theo bản cập nhật ngày 14.6 của cơ quan này, vào tháng trước, thế giới đã trải qua tháng 5 nóng thứ ba trong 174 năm. Cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ đều có tháng 5 nóng nhất từng được ghi nhận.

Ngoài ra, nhiệt độ cao trong lòng đại dương cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu và phá hủy các quần thể cá, tẩy trắng các rạn san hô và khiến mực nước biển ven bờ dâng cao.

Bà Ellen Bartow-Gillies, một nhà khoa học khí hậu tại NOAA nói với tờ The Guardian rằng cơ quan này vẫn chưa xử lý dữ liệu nhiệt độ tháng 6 nhưng có vẻ như nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng này.

Bất kể năm 2023 có trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận hay không, các nhà khoa học cảnh báo rằng tác động leo thang của khủng hoảng khí hậu đang rõ ràng, và sẽ không thể giảm bớt trừ khi khí thải nhà kính được cắt giảm triệt để.

Bà Natalie Mahowald, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Cornell (Mỹ) cảnh báo: “Nếu không cắt giảm phát thải mạnh hơn, những thay đổi mà chúng ta đang thấy chỉ là khởi đầu của những tác động bất lợi mà chúng ta có thể thấy”.



Source link

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết ngày 4/2/2025: Miền Bắc rét đậm, vùng núi xuống dưới 6 độ

Dự báo thời tiết ngày 4/2/2025, rét đậm, rét hại bao trùm miền Bắc, đặc biệt vùng núi cao nhiệt độ giảm xuống dưới 6 độ C. Gió mùa Đông Bắc tiếp tục ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Trung Bộ, gây mưa lớn diện rộng. Cơn gió mùa Đông Bắc đang tiếp tục "tung hoành", mang theo không khí lạnh tràn về. Hiện tại, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và hầu hết các tỉnh...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh gây mưa rét đậm, sau tăng nhiệt mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (3/2-5/2), không khí lạnh tăng cường khiến nền nhiệt giảm thấp kèm mưa rào; sau không mưa, tăng nhiệt nhanh đến 22 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (3-5/2, tức mùng 6-8 Tết), không khí lạnh tăng cường tràn về nên hình thái thời tiết có nhiều biến động. Cụ thể, sáng nay (3/2), ngày đầu tiên đi làm...

Dự báo thời tiết 3/2/2025: Không khí lạnh kèm mưa ngày đầu đi làm sau Tết

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển rét đậm từ đêm 2/2, kèm theo mưa rào rải rác. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế cũng chuyển rét từ ngày 3/2. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, chiều tối và đêm 2/2, không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,...

Không khí lạnh tăng cường, nhiều nơi mưa rét

(Dân trí) - Theo dự báo, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Bắc Bộ và Trung Bộ từ đêm 2/2. Những ngày tới nhiều nơi trời rét đậm, có nơi rét hại. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Bắc Bộ và Trung Bộ.Theo dự báo, khu vực Bắc Bộ từ đêm nay trời rét,...

Không khí lạnh lại tăng cường gây mưa rét đậm, Hà Nội thấp nhất 12 độ

Miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường, trời chuyển rét đậm, rét hại kèm mưa. Mức nhiệt thấp nhất trong đợt không khí lạnh này từ 11-14 độ, có nơi dưới 6 độ; Hà Nội 12-14 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (2/2), bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm nay (2/2), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều thay đổi lớn của giáo dục có hiệu lực từ đầu năm

Từ tháng 2, nhiều chính sách, thay đổi đặc biệt quan trọng của giáo dục có hiệu lực, dự báo tác động lớn đến việc dạy học và thi cử của các nhà trường phổ thông. ...

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, trong...

Bài đọc nhiều

Loài chuột ‘tăng dân số’ khi thời tiết ngày càng nóng

Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. ...

Tập trung thúc đẩy du lịch và giao lưu nhân dân

Nhân dịp năm mới 2025 và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ đã trả lời phỏng vấn Chương trình đặc biệt “Ngoại giao nước lớn” với chủ đề “Đến Việt Nam, tại sao ngày càng giống đi thăm họ hàng và hàng xóm?”.

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở kênh đào Panama

Ngày 28.1, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với kênh đào Panama, trong lúc Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận một phần mục đích chuyến công du Trung Mỹ của Ngoại trưởng...

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump bình luận thảm họa hàng...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump phát biểu về tai nạn máy bay kinh hoàng ở Mỹ, đường hầm thời Thế chiến II thành địa danh du lịch, Tết Nguyên đán tại các nước châu Á… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cùng chuyên mục

Canada trả đũa, cấm sản phẩm nước cam từ quê nhà ông Trump

Canada áp thuế suất lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ giữa làn sóng tẩy chay sản phẩm từ quốc gia láng giềng, sau khi ông Trump thông báo áp thuế lên nhiều sản phẩm nhập từ Canada. ...

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Mới nhất

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành...

Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật "Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025" vào chiều tối 3-2. ...

Mới nhất