Trang chủDestinationsHòa BìnhKỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII:...

Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII: Thông qua 18 nghị quyết quan trọng phát triển kinh tế – xã hội


(HBĐT) – Sáng 7/4, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự và chỉ đạo kỳ họp có đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì và điều hành kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ  tỉnh, đại biểu Quốc hội khoá XV công tác tại tỉnh.

 Các đại biểu tham dự kỳ họp. 

Tại Kỳ họp, HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và quyết định 18 nghị quyết liên quan đến 4 nhóm vấn đề quan trọng. Cụ thể:

Một là: Việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2022 sang năm 2023 nguồn ngân sách địa phương; điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025 (lần thứ 4) và thống nhất danh mục dự án cho phép thực hiện thủ tục đầu tư để bổ sung kế hoạch ĐTC trung hạn. Phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Xem xét thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án. Điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án và danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Hai là: Việc giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xử lý cấp bách về thiên tai gây sạt lở kè bảo vệ đê Đà Giang khu vực K2+538 và thượng lưu cầu Đen. Thảo luận và quyết định việc bãi bỏ phụ biểu 35.1 kèm theo Nghị quyết số 200/NQHĐND, ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh. 

Ba là: Quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 

Bốn là: Xem xét về công tác cán bộ là đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách (HĐND tỉnh) trình bày báo cáo kết quả thẩm tra các dự thảo nghị quyết của Ban Kinh tế – Ngân sách trình tại Kỳ họp thứ 13.

Đồng chí Quách Thế Ngọc, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội (HĐND tỉnh) trình bày Báo cáo kết quả thẩm tra các dự thảo nghị quyết của Ban văn hoá – Xã hội trình tại Kỳ họp thứ 13.

Đồng chí Quách Đình Minh, đại biểu HĐND huyện Lương Sơn thảo luận tại hội trường. 

Các đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp.

 Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc kỳ họp.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Sau thời gian làm việc với tinh thần khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm trước cử tri, Nhân dân trong tỉnh, Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XVII đã hoàn thành chương trình đề ra.

Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe các tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình và nghiên cứu, xem xét các hồ sơ, tài liệu có liên quan. Trên cơ sở xem xét toàn diện, kỹ lưỡng, HĐND tỉnh đã thông qua 17 nghị quyết quan trọng phát triển KT-XH, công tác cán bộ là đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026. Các vị biểu HĐND tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm thảo luận và quyết định thông qua các nghị quyết với tỷ lệ tán thành cao.

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị: HĐND tỉnh giao UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, cấp có kế hoạch triển khai cụ thể, thực hiện hiệu quả các nghị quyết của kỳ họp. Đề nghị Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, chính quyền các cấp trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tập trung triển khai bảo đảm thực hiện hiệu quả các nghị quyết được thông qua; tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động để tạo những chuyển biến mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH năm 2023 và tiến đến thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Hương Lan




Đoàn công tác của tỉnh thăm và làm việc với Tập đoàn FPT

(HBĐT) – Chiều 30/3, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với Tập đoàn FPT tại TP Hà Nội. Cùng tham gia đoàn có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ngành. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT và các lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn FPT.



Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

(HBĐT) – Sáng 30/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, khoá XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Mở đường đến kỷ nguyên mới

Sau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với Tây Nguyên đã được khởi công, mở ra cánh cửa phát triển đầy triển vọng cho vùng đất đỏ này. Cao tốc kết nối Tây Nguyên: Mở đường đến kỷ nguyên mớiSau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với Tây Nguyên đã được khởi công, mở ra cánh cửa phát triển đầy triển vọng cho vùng đất đỏ này. ...

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Hàng loạt chính sách đặc thù đã được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất để triển khai đầu tư xây dựng, phấn đấu đưa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đích trước năm 2030. ...

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hòa Bình có 2 sản phẩm được công nhận “Sản phẩm OCOP cấp quốc gia”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp quốc gia năm 2024 (đợt 3). Sản phẩm măng nứa khô nấu ngay của Công ty cổ phần Kim Bôi là 1 trong 2 sản phẩm của tỉnh Hòa Bình được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Theo đó, có 28 sản phẩm trong 5 nhóm sản...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Bài đọc nhiều

Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập

(HBĐT) - Chiều 15/8, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ VH-TT&DL và Hội Khuyến học (HKH) Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến toàn quốc về vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập (XHHT) góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa cùng lãnh...

Cùng chuyên mục

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Mới nhất

Bán lẻ công nghệ đồng loạt đóng nhiều cửa hàng dịp Tết, doanh thu vẫn tăng nhờ đâu?

Dự đoán nhu cầu không cao trong dịp Tết dài ngày, nhiều hệ thống bán lẻ công nghệ đã giảm số cửa hàng phục vụ nhằm giảm áp lực chi phí vận hành. ...

Hà Nội xảy ra động đất

Tối 3/2, đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào lúc 19h52 tại khu vực huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 2,6 độ richter. Theo Viện Vật lý địa cầu, vị trí xảy ra động đất có tọa độ 20,860 độ vĩ Bắc, 105,582 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu...

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là...

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Trung tâm đăng kiểm vắng vẻ ngày làm việc đầu năm mới

Ghi nhận tại nhiều trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng xe có nhu cầu kiểm định giảm mạnh so với trước Tết. ...

Mới nhất