Trang chủNewsNhân quyềnKỳ đánh giá toàn cầu thúc đẩy hành động vì khí hậu

Kỳ đánh giá toàn cầu thúc đẩy hành động vì khí hậu


Kỳ đánh giá đầu tiên

Thỏa thuận Paris về ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) được thông qua tại Hội nghị COP 21 năm 2015, tập trung vào giải quyết toàn diện các nội dung trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Mục tiêu nhằm khống chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2 độ C vào cuối thế kỷ (so với thời kỳ tiền công nghiệp); đồng thời khuyến khích các quốc gia làm nhiều hơn nữa để có thể hạn chế mức tăng nhiệt độ chỉ ở ngưỡng 1,5 độ C.

hai-nha-nuoc-24922-1674036481638996730579.jpg
Bản Đánh giá Toàn cầu (Global Stock Take – GST) đầu tiên sẽ được công bố tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28)

Thỏa thuận Paris quy định các Bên tham gia Công ước phải định kỳ đánh giá nỗ lực toàn cầu 5 năm một lần và lần đầu tiên vào năm 2023, nhằm cung cấp thông tin và thúc đẩy việc thực hiện Thoả thuận của mỗi Bên và của toàn cầu. Quy định nhằm đảm bảo các quốc gia sẽ tăng cường hành động vì các mục tiêu của mình và đi đúng hướng đạt được mục tiêu của Thoả thuận Paris.

Bản GST đầu tiên sẽ được công bố tại COP28, dự kiến diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12/2023 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Báo cáo sẽ đưa ra đánh giá về tiến độ của thế giới trong nỗ lực cắt giảm phát thải nhà kính, xây dựng khả năng phục hồi, đảm bảo các khoản tài chính khí hậu và sự hỗ trợ để giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Bản GST 2023 được tổng hợp dựa trên hơn 1.600 tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và từ các cuộc tham vấn với các nhà khoa học, chính phủ, các thành phố, doanh nghiệp, nông dân, người bản địa, xã hội dân sự và những người khác.

Theo Báo cáo Tổng hợp hồi tháng 9/2023, GST sẽ giúp thế giới xác định chặng đường hiện thực hoá các mục tiêu của Thỏa thuận Paris còn bao xa. Qua đó, xác định các lĩnh vực trọng tâm cần có hành động quyết liệt hơn và đề ra lộ trình cho sự chuyển đổi hệ thống cần thiết để cắt giảm khí thải, xây dựng khả năng phục hồi và bảo vệ tương lai.

Kết thúc COP28, các quốc gia cần đạt được sự đồng thuận về kết luận của GST, dựa vào đánh giá này để thúc đẩy hành động vì mục tiêu toàn cầu là hạn mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5 độ C và giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu. Nếu được thực hiện một cách hiệu quả, GST cũng có thể cung cấp cơ sở hướng dẫn các quyết định đầu tư và chính sách khí hậu của các quốc gia và cơ quan phi nhà nước. Đánh giá đồng thời giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi theo hướng giảm phát thải khí nhà kính.

3 lĩnh vực đánh giá

Tại COP24 ở Ba Lan năm 2018, các quốc gia đã thống nhất, GST sẽ đánh giá tiến trình khí hậu trong ba lĩnh vực chính, bao gồm: Giảm thiểu; thích ứng và các công cụ thực hiện.

Về giảm thiểu, GST đánh giá các nỗ lực toàn cầu nhằm giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu Thỏa thuận Paris, đồng thời xác định các cơ hội giúp cắt giảm phát thải. Về thích ứng, GSST đo lường tiến bộ về khả năng của các quốc gia trong việc phục hồi và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước các tác động của khí hậu.

Về các công cụ thực hiện, bao gồm tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực, GST đánh giá tiến độ điều chỉnh các dòng tài chính với các mục tiêu giảm phát thải và phát triển khả năng chống chịu trước khủng khoảng khí hậu, đồng thời, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển để ứng phó.

dau-chan-cac-bon.jpg
Giảm phát thải khí nhà kính là trọng tâm của thế giới trong thời gian tới

Ngoài ra, bản đánh giá toàn cầu cũng hướng tới giải quyết tổn thất và thiệt hại, giúp đánh giá các hành động và sự hỗ trợ cần thiết để ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. GST cũng xem xét hậu quả kinh tế và xã hội ngoài ý muốn phát sinh từ hành động và việc thực hiện cam kết theo Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

Các vấn đề trọng tâm

Báo cáo Tổng hợp được phát hành vào tháng 9/2023, đã tóm tắt những ý chính trong bản GST đầu tiên. Về tiến độ của thế giới trong việc thực hiện các mục tiêu khí hậu kể từ Thỏa thuận Paris, nhiệt độ toàn cầu hiện được dự đoán sẽ tăng 2,4-2,6 độ C vào cuối thế kỷ, thấp hơn mức dự đoán 3,7 – 4,8 độ C hồi năm 2010. Kết quả này cho thấy thế giới cần tiếp tục thực thi các mục tiêu tham vọng và cấp bách lớn hơn trên mọi mặt trận để chống lại khủng hoảng khí hậu.

Báo cáo Tổng hợp đồng thời nhấn mạnh “khoảng cách phát thải”, lưu ý rằng các lộ trình hành động hiện này chưa phù hợp cam kết về khí hậu. Báo cáo đề ra một lộ trình mới phía trước, trong đó lưu ý quá trình chuyển đổi năng lượng một cách có hệ thống sẽ giúp cắt giảm lượng khí thải bền vững hơn. Trong đó, mục tiêu cấp bách nhất hiện nay là loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, mở rộng quy mô năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng trong phần lớn ngành vận tải và công nghiệp. Đồng thời, giảm phát thải các khí nhà kính khác như khí mê-tan; thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên, chấm dứt nạn phá rừng và phát triển nông nghiệp bền vững.

co-hoi-kinh-doanh-tu-co-che-phat-trien-sach1431234459.jpg
Đánh giá toàn cầu nhằm xác định các lĩnh vực trọng tâm cần có hành động quyết liệt hơn

Quan trọng hơn, bản đánh giá toàn cầu coi con người vào trung tâm của những quá trình chuyển đổi này, nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng phục hồi trước tác động từ BĐKH, và tính công bằng bao trùm khi chuyển đổi năng lượng. Báo cáo thúc đẩy tăng cường các công cụ hỗ trợ thích ứng và giải quyết thiệt hại, đặc biệt đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương. Báo cáo chỉ ra một thực tế rằng, những kế hoạch, cam kết và sự hỗ trợ hiện này chưa tốt và đang được phân bổ không đồng đều.

Để giải quyết những vấn đề này, điều quan trọng là cần định hướng lại lộ trình hỗ trợ hàng tỷ USD tài chính toàn cầu và huy động các nguồn lực để hướng tới một tương lai công bằng, không carbon.

Cách tiếp cận chuyển đổi, công bằng và phù hợp với bối cảnh ở từng địa phương sẽ là chìa khóa cho các mục tiêu tham vọng và mạnh mẽ này, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nỗ lực xóa đói giảm nghèo.



Nguồn

Cùng chủ đề

Toàn văn phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam tại Hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu

(TN&MT) - Sáng ngày 20/11/2024 (giờ địa phương), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành - Trưởng đoàn Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 29) đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp cấp cao. ...

Bước tiến của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Ngày 19/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan, Việt Nam đã công bố Kế hoạch Quốc gia Thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phiên bản cập nhật. Việt Nam, cùng với 59 quốc gia đã hoàn thành và công bố NAP, tiếp tục khẳng định nỗ lực xây dựng...

Định hướng xanh cho ngành xi măng

Doanh nghiệp đang thay đổi Hiện nay ngành xi măng tiếp tục khó khăn khi giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao, khi chi phí sản xuất vượt xa khả năng bù đắp từ doanh thu; đi kèm với thị trường xi măng trong nước và xuất khẩu tiếp tục cạnh tranh khốc liệt về giá, áp lực tồn kho sản phẩm, dư thừa năng lực sản xuất khiến nhiều DN tiếp tục...

Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0

Thủ tướng nhấn mạnh các nước cần hành động quyết liệt hơn, với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ hơn trong ứng phó với Biến đổi Khí hậu, hướng tới sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” tại khu vực châu Á. Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp nối thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) tại Tokyo, Nhật Bản (tháng 12/2023), ngày 11/10, Thủ tướng...

Việt Nam – UNDP: Cùng quyết tâm cao nhất để thực hiện các cam kết về Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cùng thống nhất những quan điểm chung, mục tiêu lớn và quyết tâm cao nhất cùng thực hiện để triển khai các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Đất” trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TN&MT) - Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Trong 2 câu thơ đều có 2 chữ đất, đất đai và đất nước. ...

Quy hoạch lại, xây dựng Bệnh viện Phổi Trung ương hiện đại

Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 (tức 28 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. ...

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 27/1/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trong nội bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể,...

Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng vừa ký Quyết định 14/QĐ-BCDDNQ136 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, danh sách thành viên Ban Chỉ đạo này. ...

Thủ tướng chúc Tết và kiểm tra công tác ứng trực tại một số đơn vị quân đội, công an

Sáng 27/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ các đơn vị: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an); Cục An ninh điều tra (Bộ Công an); Lữ đoàn K3, Tổng cục II (Bộ Quốc phòng). ...

Bài đọc nhiều

29 trường học tham gia Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm

Ngày 25/09, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm” tại Trường THPT Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác Hội sách Hà Nội diễn ra từ ngày...

Si Ma Cai – Lào Cai: Giảm nghèo trên đất khó

Để hiểu hơn về nỗ lực giảm nghèo trên đất khó của huyện Si Ma Cai chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Hà Đức Minh, Bí thư huyện Si Ma Cai(Lào Cai) xung quanh vấn đề này.PV: Xin ông cho biết thời gian qua huyện Si Ma...

Người dân không tiếp cận được viện trợ lương thực thiết yếu

Người dân Gaza không nhận được thực phẩm viện trợ trong tháng này do hạn chế về tiếp cận nguồn cung, các tuyến đường cứu trợ quan trọng đã bị cắt đứt.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm chung tay thay đổi cuộc sống trẻ em Lào Cai

Hơn một thập kỷ gắn bó với vùng cao Lào Cai, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã giúp cải thiện chất lượng sống của hàng chục ngàn trẻ em và gia đình. Những bước tiến trong giáo dục và y tế mà tổ chức mang lại đã và đang dần tạo nên sự đổi thay bền vững cho con người nơi đây. Hạt giống tri thức nảy mầm từ Trại đọc ...

Bộ TN&MT nhận định tình hình El Nino năm 2023

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạo Tổng cục KTTV cùng các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp công tác với các bộ, ban, ngành, địa phương để nắm bắt thông tin dự báo từ các khu vực trọng...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa dành hơn 375 tỷ đồng trao tặng cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn trong dịp Tết

Đây là số liệu được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nhân chuyến đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), thăm và tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc ngày 26/1. Tại Khu di tích lịch sử đặc biệt...

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.

MTTQ Việt Nam dành hơn 1 tỷ đồng thăm hỏi, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân ung thư

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho bệnh nhân ung thư với 800 suất quà, tổng trị giá 1,04 tỷ đồng. Ngày 25/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Đoàn công tác Trung...

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Mới nhất

Người nước ngoài đón Tết Việt chỉ một lần là thấy mê

Lần đầu đến Việt Nam giảng dạy, cô Hong Ha Young (người Hàn Quốc) được sinh viên mời về quê ở Bình Thuận đón Tết nguyên đán cùng với gia đình. ...

Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Các yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính trong ngày Tết Ngộ độc thực phẩm là khi cơ thể nhiễm các chất độc trong quá trình ăn uống. Ngộ độc thực phẩm cấp tính là do nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất với liều lượng lớn với các biểu hiện đặc trưng gồm: đau bụng; Buồn...

Miễn phí vé tham quan di tích Lam Kinh dịp Tết Ất Tỵ 2025

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 27/1 đến hết ngày 1/2 (tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 4 tháng Giêng), Ban quản lý Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện...

Thông tin mới nhất về 23 bệnh nhi ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột ở Tuyên Quang

GĐXH - Trong số 34 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tuyên Quang, đã có 23 bệnh nhi được xuất viện. Còn 11 cháu đang được điều trị tiếp và đánh giá lại sớm để...

Tài xế đăng tải hình ảnh cho con trai 12 tuổi lái ôtô “cho vui”

(NLĐO)- Ông L. thừa nhận cho con trai ngồi ở ghế lái và nói với cháu là sẽ quay video con mình điều khiển ôtô cho vui ...

Mới nhất

23 cháu được ra viện