Trang chủChính trịNgoại giaoKỳ 2: Gần gũi hai nước từ hai châu lục

Kỳ 2: Gần gũi hai nước từ hai châu lục


Dù xa xôi về mặt địa lý, khác nhau về đặc điểm chính trị, song Morocco và Việt Nam lại có sự gần gũi, tương đồng trong bối cảnh lịch sử, đời sống xã hội. Chính từ những mối duyên đặc biệt trong quá khứ, nhiều thập kỷ qua, hai quốc gia đã có một quá trình gắn bó, hợp tác, tạo tiền đề cho những phát triển sâu rộng hơn trong tương lai.

Tương đồng từ đặc điểm lịch sử

Cũng giống như Việt Nam, Morocco từng là nước thuộc địa của Pháp, được đặt dưới chế độ bảo hộ. Trong bối cảnh trên, quốc gia châu Phi này đã có những phong trào đấu tranh giành tự do, độc lập. Nhiều chuyên gia lịch sử cho rằng, thời kỳ này, một số nhà lãnh đạo cách mạng Morocco và Việt Nam đã có sự trao đổi thư từ để thảo luận phương pháp đấu tranh nhằm thoát khỏi ách áp bức.

Chung hoàn cảnh, nhiều chiến sĩ cách mạng Morocco đã mạnh mẽ bày tỏ sự ủng hộ cách mạng Việt Nam cả trước và sau khi giành được độc lập năm 1945, tiếp đó tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo TS Lê Phước Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội hữu nghị Việt Nam-Morocco, năm 1961, trong bối cảnh tình hình chia phe giữa chủ nghĩa xã hội và tư bản trên thế giới đã rất rõ rệt, Morocco không phải là một nước nằm trong khối xã hội chủ nghĩa, song đã sớm đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đây là điều rất đáng trân trọng.

Theo các phân tích chuyên môn, Morocco có thể nói là quốc gia đầu tiên ở châu Phi đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hầu hết các quốc gia tại “lục địa đen” hoặc khu vực Trung Đông thiết lập quan hệ với nước ta khoảng 40 năm trở lại đây, sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam và nước ta giành độc lập, thống nhất hoàn toàn.

Nhìn lại những dấu mốc lịch sử, năm 1954, thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của Việt Nam ở Điện Biên Phủ còn có ý nghĩa đặc biệt với nhiều quốc gia châu Phi, trong đó có Morocco. Sự kiện đã tạo nên “cảm hứng Điện Biên Phủ”, được coi là “điểm khởi đầu của một cuộc chiến đấu mới để tự giải phóng… hoàn toàn” của nhân dân các nước châu Phi. Các nước thuộc địa của Pháp tại châu Phi, trong đó nổi bật nhất là Algeria đã vùng lên kháng chiến, đấu tranh vũ trang giành độc lập. TS Lê Phước Minh kể, tôi được nghe, nhiều lần khi xung trận, các chiến sĩ đã hô vang: Điện Biên Phủ! Nhiều người cao tuổi ở Morocco khi nhắc đến Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…, họ đều cảm kích. Trước những động thái mạnh mẽ đó, thực dân Pháp đã phải trao trả độc lập cho Tunisia và Morocco năm 1956… Tiếp đến, năm 1962, Algeria giành độc lập.

Sau thời kỳ kháng chiến, Việt Nam và Morocco tiếp tục củng cố mối quan hệ thân tình. Năm 2005-2006, bằng việc mở cửa các cơ quan đại diện ngoại giao của Morocco tại Hà Nội và Việt Nam tại Rabat, hai quốc gia thêm xích lại gần nhau về mặt ngoại giao, đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ song phương, hiện được thúc đẩy bằng các chuyến thăm chính thức cấp cao, việc ký kết các thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong các tổ chức quốc tế. Cả hai nước đều mong muốn vượt ra ngoài những tương tác mang tính nghi thức thông thường bằng cách khai thác những lợi ích chung mới.

Nét gần gũi của hai dân tộc

Những nhận xét của ngài Jamale Chouaibi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Morocco tại Việt Nam trong một sáng bên hồ Tây khiến chúng tôi cảm nhận rõ hơn sự gần gũi nhìn từ góc độ văn hóa – xã hội và truyền thống dân tộc. Ngài Jamale Chouaibi nói, hai nước có rất nhiều điểm chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa nhập giữa hai cộng đồng: người Việt Nam tại Morocco và ngược lại. “Điểm chung đầu tiên là yếu tố gia đình. Tôi nhận thấy rằng cả người Việt Nam cũng như người Morocco đều vô cùng coi trọng gia đình. Cần hiểu khái niệm gia đình ở đây không chỉ gói gọn trong một nhà gồm bố, mẹ, con cái, mà lớn hơn là cả tổ tiên, ông bà, họ hàng. Cũng như người Việt Nam, người Morocco cũng có những tục lệ, lễ hội nhằm thờ cúng, tưởng nhớ tổ tiên”, ngài Chouaibi nhấn mạnh.

Ngoài ra, sự cởi mở, hiếu khách hay tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cũng là những ưu điểm chung của nhân dân Việt Nam và Morocco. Chia sẻ một kỷ niệm về sự hiếu khách của người Morocco, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Morocco nhiệm kỳ 2020-2023 Đặng Thị Thu Hà cho biết: “Năm 2020, tôi lên đường sang Morocco nhận nhiệm vụ. Sau hai chuyến bay giải cứu công dân, tôi hạ cánh ở sân bay Fes. Mặc dù lúc đó là 2 giờ 30 phút sáng và sân bay Fes cách thủ đô Rabat tận hơn 200 km, cán bộ lễ tân của Bộ Ngoại giao Morocco và Giám đốc sân bay vẫn nhiệt tình đón tiếp chúng tôi với nụ cười trên môi”.

Việt Nam và Morocco cũng tương đồng về sự hòa hợp trong tính đa dạng. Đại sứ Chouaibi nhận thấy, Việt Nam là một đất nước có nhiều dân tộc và tôn giáo, dù vậy, người dân vẫn chung sống hòa hợp, đoàn kết. “Đây là điểm chung với Morocco. Chúng tôi đa dạng về văn hóa, về tôn giáo, về ngôn ngữ, song chúng tôi cũng luôn đề cao tính hòa hợp trong dân tộc, xã hội”, ngài Chouaibi chia sẻ. Đồng tình với quan điểm này, bà Đặng Thị Thu Hà cho biết, Morocco là quốc gia có tới 99% người dân theo đạo Hồi nhưng lại có một sự tôn trọng rất lớn đối với những khác biệt về tôn giáo và văn hóa, thậm chí người Morocco còn rất đam mê tìm hiểu các nền văn hóa và ủng hộ tích cực cho các hoạt động văn hóa nước ngoài tại đây.

Mối quan hệ gắn bó, hữu nghị (Kỳ 2)
Du khách chụp ảnh tại lăng vua Mohammed V – công trình nổi tiếng do kiến trúc sư gốc Việt Eric Võ Toàn thiết kế. Ảnh: NHÀ VĂN DI LI CUNG CẤP

Cổng làng Việt Nam ở quốc gia châu Phi

Được biết, nhằm nhắc nhở các thế hệ người Việt nhớ về cội nguồn dân tộc Việt Nam và trách nhiệm vun đắp cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, năm 2021, nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Morocco, Đại sứ quán Việt Nam đã quyết định vận động bà con kiều bào cùng nhau xây dựng “Cổng Việt Nam tại Morocco”, đặt tại làng Douar Sfari, hay còn gọi là “làng Việt Nam”, ở ngoại ô thành phố Kenitra của Morocco. Đây là công trình có ý nghĩa tương tự “Cổng Morocco tại Việt Nam” ở Ba Vì.

Bà Đặng Thị Thu Hà kể, sau một năm xây dựng, tháng 12/2022, công trình đã được hoàn thành. Ngày khánh thành cổng Việt Nam cũng là ngày những ngôi nhà của làng Việt Nam được khoác trên mình tấm áo mới nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc cử người đến dọn dẹp, sơn lại nhà cửa, tường rào. Các gia đình cũng tự trang trí nhà cho thêm phần rực rỡ. Trước đó, con đường vào làng còn gập ghềnh, khó đi. Nhưng sau khi chiếc cổng ra đời, chính quyền địa phương đã quyết định sửa sang và trải nhựa lại toàn bộ con đường vào làng với độ dài hơn 10 km. Hiện, Cổng Việt Nam không chỉ là công trình văn hóa cho cộng đồng người Việt mà đã trở thành điểm tham quan bổ ích cho nhiều người dân Morocco, là nơi tổ chức nhiều sự kiện. Giờ đây, hai chiếc cổng ở hai quốc gia: Cổng Morocco tại Ba Vì và Cổng Việt Nam tại Kenitra đã trở nên biểu tượng hữu nghị giữa hai nước.

Ngoài quá khứ chung, hay những nét tương đồng về văn hóa-xã hội đã đặt nền tảng cho sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, trong những năm qua, Việt Nam và Morocco cũng chia sẻ một số nguyên tắc cơ bản trong việc tiến hành quan hệ đối ngoại. Bất chấp khoảng cách địa lý, hai nước đã có thể xác định được những lĩnh vực bổ sung đầy hứa hẹn, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, công nghệ… Trong những năm qua, sự tương tác giữa hai nước đã tăng cường thông qua các chương trình đại học, học bổng, trao đổi thương mại, cùng các chuyến thăm chính thức và phổ thông khác.

Morocco và Việt Nam đang tiếp tục củng cố mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm lợi ích chung và tầm nhìn hiện đại về quan hệ quốc tế. Hằng năm, các cơ hội hợp tác, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, học thuật, văn hóa và lập pháp, ngày càng tăng lên, chứng tỏ sự phát triển không ngừng và tiềm năng phong phú của mối quan hệ song phương này.

Nhiều người Việt Nam cũng kể lại, khi họ đi du lịch tại Morocco, dù ở Rabat, Casablanca hay những vùng nông thôn, người dân Morocco đều chào đón họ nồng nhiệt. Khi biết là người Việt Nam, nhiều người Morocco thậm chí reo lên rằng: “Việt Nam! Hồ Chí Minh!”.

(Còn nữa)

Theo Báo Nhân dân

https://nhandan.vn/moi-quan-he-gan-bo-huu-nghi-ky-2-post860726.html



Nguồn: https://thoidai.com.vn/ky-2-gan-gui-hai-nuoc-tu-hai-chau-luc-210379.html

Cùng chủ đề

Đại sứ quán Morocco tại Việt Nam lan tỏa văn hóa và giá trị nhân ái tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 (7-8/12) ở Hà Nội, Đại sứ quán Morocco tại Việt Nam hứa hẹn đem đến không gian ẩm thực đặc sắc, giới thiệu hương vị truyền thống đậm chất cộng đồng của đất nước Bắc Phi, qua đó quảng bá di sản văn hóa và góp phần thúc đẩy sự gắn kết, hiểu biết, tình hữu nghị quốc tế.   Gian hàng ẩm thực của Đại sứ quán Morocco tại Việt Nam...

Người dân Morocco biểu tình phản đối Israel, “coi Palestine là một vấn đề quốc gia”

Hàng chục nghìn người Morocco ngày 6/10 xuống đường biểu tình tại thủ đô Rabat để ủng hộ người dân Palestine và phản đối việc quốc gia Bắc Phi bình thường hóa quan hệ với Tel Aviv.

Morocco ngăn chặn 45.000 người di cư vượt biên tới “trời Âu” năm 2024

Theo Bộ Nội vụ Morocco, quốc gia Bắc Phi này đã ngăn chặn 45.015 người di cư bất hợp pháp sang châu Âu kể từ tháng 1/2024 và triệt phá 177 băng nhóm buôn người.

Ngược dòng trước Morocco, Tây Ban Nha lần thứ 2 liên tiếp vào chung kết Olympic

Rạng sáng 6-8, tại bán kết môn bóng đá nam Olympic 2024, Tây Ban Nha ngược dòng đánh bại Morocco với tỉ số 2-1. Niềm vui của Tây Ban Nha khi đánh bại Morocco để vào chung kết Olympic 2024 - Ảnh: REUTERS Tây Ban Nha và Morocco nhập cuộc với tốc độ chậm. Trong khoảng nửa đầu hiệp 1, người tạo ra nhiều dấu ấn nhất lại là… trọng tài chính Ilgiz Tantashev. Phút 12, ông bị một cầu thủ Tây Ban...

Điện mừng Ngày lên ngôi của Quốc vương Morocco

NDO - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày lên ngôi của Quốc vương Morocco Mohammed VI (30/7/1999-30/7/2024), ngày 30/7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi điện mừng đến Quốc vương Mohammed VI, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng đến Thủ tướng Aziz Akhannouch, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng đến Chủ tịch Thượng viện Naam Miyara và Chủ tịch Hạ viện Rachid Talbi El Alami....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tờ La Nacion (Argentina): Việt Nam đối tác thương mại nông nghiệp chủ chốt

Ngày 22/2, tờ La Nacion - nhật báo hàng đầu của Argentina đưa tin Việt Nam là nước nhập khẩu ngô và bột đậu tương số một của Argentina trong năm 2024, với hơn 6 triệu tấn ngô và 3,4 triệu tấn bột đậu tương. Số liệu thống kê của Sàn giao dịch ngũ cốc Rosario (BCR) - sàn giao dịch nông phẩm lớn nhất Argentina cho biết, Việt Nam đã trở thành đối tác...

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại Nghệ An

Ngày 22/02, Ban Thanh niên Công an tỉnh, Bệnh viện Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho hơn 300 đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình chính sách ở xã biên giới Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động thiết...

Nỗ lực tìm kiếm 2 ngư dân bị rơi xuống biển, mất tích tại Bình Định

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, ngày 22/2, nhiều tàu cá đang nỗ lực tìm kiếm 2 ngư dân bị rơi xuống biển, mất tích. Được biết, tàu cá mang số hiệu BĐ 97731 TS, trên tàu có 5 người, do ông Lê Văn Thái (trú tại phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình...

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX Ngày 22/2, cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier ra mắt độc giả, phác họa một bức tranh toàn diện về đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX. ...

Người dân ở Thanh Hóa có thêm cơ hội đào tạo nghề và sinh kế bền vững từ dự án do WI tài trợ

Đây là một trong những kết quả được nêu tại Quyết định số 498/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tiếp nhận Dự án “Phòng, chống mua bán người” tại huyện Nông Cống và huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa do Tổ chức Winrock International Institute for Agricultural Development (WI) - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ. Ngày 20/2/2025, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 498/QĐ-UBND phê duyệt tiếp...

Bài đọc nhiều

Trung Quốc: Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định nước này luôn đặt Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Ngày 18/2, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã đến chào xã giao Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại...

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

Những người xây cây cầu hữu nghị Việt Nam-Anh

Nếu như vào những năm 2000, Việt Nam vẫn còn là một cái tên mới mẻ tại Vương quốc Anh, quốc gia Đông Nam Á năng động giờ đây được nhiều doanh nghiệp và người dân Anh nhắc đến như một thiên đường du lịch, ẩm thực và một điểm đến đầu tư giàu tiềm năng. Thành quả này đến từ những nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, trong...

Meta bùng nổ lợi nhuận 2024, đặt cược lớn vào AI trong năm 2025

Ngày 29/1, "gã khổng lồ" truyền thông xã hội Meta công bố mức doanh thu và lợi nhuận tăng vọt trong năm 2024, đồng thời đưa ra các kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) trong năm 2025.

Sân chơi cho các doanh nghiệp ngành Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm

Tiếp nối thành công của năm 2024, Triển lãm quốc tế về Giải pháp văn phòng thông minh, Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm (VietOffice 2025) sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 21-23/5 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội (ICE), TP. Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Trung Quốc lên tiếng về chính sách đầu tư mới của Mỹ, kêu gọi sự công bằng

Ngày 22/2, Bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo “Chính sách đầu tư nước Mỹ trước tiên” sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hợp tác kinh tế và thương mại giữa các doanh nghiệp hai nước.

Thế giới “bắt sóng” kinh tế tuần hoàn và tuân thủ ESG

Baoquocte.vn. Kinh tế tuần hoàn, tuân thủ ESG đã và đang trở thành tâm điểm của các quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp.

Những nỗ lực bền bỉ vượt qua thăng trầm đã tạo nên giá trị và tương lai bền vững cho ASEAN

Đối với ASEAN, sự bền vững thể hiện ở những nỗ lực bền bỉ vượt qua thăng trầm, bảo vệ tên tuổi, vị thế mà Hiệp hội có được hôm nay. Tuy nhiên, một tương lai bền vững không phải là điều hiển nhiên. Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra vào ngày 19/1 tại Malaysia, chính thức khởi động năm ASEAN 2025,. Tầm...

Tổ chức Đại hội Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long, Quảng Ninh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 21-22/2, Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Đại hội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030.

Tài sản lớn và vốn quý nhất của ASEAN ở “tuổi 58”

Với nhiều năm nghiên cứu, công tác về ASEAN, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng thư ký ASEAN (2018-2021) phân tích tỉ mỉ những nguyên tắc nền tảng của ASEAN, giúp Hiệp hội dù ở trong không gian địa chính trị khu vực và quốc tế đầy biến động nhưng vẫn giữ vững môi trường khu vực hòa bình, ổn định tương đối và không ngừng phát triển.

Mới nhất

Đại học Quốc gia Hà Nội nói gì?

Trong ngày đầu tiên mở cổng tiếp nhận hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2025, hệ thống của Đại học Quốc gia Hà Nội bị nghẽn trong nhiều giờ. ...

Thủ tướng Lào thăm Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn

Thủ tướng Lào đánh giá rất cao mô hình doanh nghiệp Quân đội tham gia phát triển kinh tế của Việt Nam. ...

Làm thế nào để ‘yêu’ việc tập thể dục hơn?

Tập thể dục giúp gia tăng sự tự tin và năng lượng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và trầm cảm....

Mới nhất