Trang chủDi sảnKỳ 2 - Cơ hội đã đến, nhưng...

Kỳ 2 – Cơ hội đã đến, nhưng…


VHO – Có thể nói, sau 50 năm nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Cố đô Huế đã có sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều di sản đã được cứu vãn, bảo tồn và phục hồi.

Quan trọng là, những dấu tích xưa cũ ấy, nằm trong hoạch định bảo tồn phát triển của Huế, đang có thêm vận hội mới, khi Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương “trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế”.

Kỳ 2 - Cơ hội đã đến, nhưng... - ảnh 1
Huế cần đánh giá lại các mặt tích cực và tiêu cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Theo ông Phan Thanh Hải, những khó khăn và thách thức, từ dòng chảy thời gian đã qua và cơ hội đã đến, là không hề đơn giản. Chí ít, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế, theo ông Hải, địa phương cần triển khai tám kiến nghị giải pháp.

Trước hết, chính quyền TP. Huế cần tiếp tục kiên định, tiếp tục đẩy mạnh đề án nghiên cứu để xây dựng, phát triển hệ giá trị Văn hóa Huế – Con người Huế phù hợp với bối cảnh mới.

Thứ đến, địa phương chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục Luật Di sản văn hóa và các Nghị định bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa, để Luật này đi vào đời sống, để người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành các quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Tính ra, từ ngày 1.7.2025, Luật Di sản văn hóa mới sẽ có hiệu lực, nên phải đẩy nhanh việc tuyên truyền, phổ biến bổ Luật này đến các tầng lớp nhân dân.

Tiếp đó, TP. Huế với vị thế mới, cần thiết lập các quy định bảo tồn, phát huy giá trị di tích và các quy định phát triển kinh tế – xã hội. Cần tập trung các nguồn lực trùng tu, phục hồi, bảo tồn một số công trình kiến trúc trọng điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế.

Địa phương phải chú ý kiểm tra tình trạng di tích, kịp có các biện pháp xử lý, nâng cao giá trị và tuổi thọ các công trình, nhất là các công trình bảo tồn, phát huy di tích như lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật. Cần tổ chức quy hoạch khảo cổ, vừa bảo vệ văn hóa truyền thống, vừa phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và kêu gọi đầu tư.

Kỳ 2 - Cơ hội đã đến, nhưng... - ảnh 2
Kiên trì triển khai nghiên cứu xây dựng, phát triển hệ giá trị Văn hoá Huế – Con người Huế phù hợp với bối cảnh mới là việc làm cần thiết hiện nay

Thứ tư, phải xác định di sản Huế tồn tại trong đời sống cộng đồng và chỉ có thể được bảo vệ, gìn giữ bởi cộng đồng. Nhân dân luôn là chủ thể của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nên, phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền quảng bá, giới thiệu các giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế, nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ, tạo tinh thần cùng chung tay bảo vệ di sản Huế. Đồng thời, cần mở rộng mô hình xã hội hóa để thu hút các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế quan tâm vào công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế.

Thứ năm, địa phương sớm tiến hành kiểm kê, sưu tầm số hóa, lập hồ sơ khoa học cho hệ thống di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu Cố đô Huế; khuyến khích việc giữ gìn, biên soạn, quảng bá các loại hình văn hóa phi vật thể; duy trì, phục hồi, phát triển các nghề thủ công truyền thống; nghiên cứu về phong tục tập quán, trang phục truyền thống, dân ca, dân nhạc, dân vũ đồng bào các dân tộc thiểu số… Để bảo vệ những “báu vật nhân văn sống”, cần ban hành các chính sách đãi ngộ, tôn vinh và tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để các nghệ nhân lão thành phát huy vai trò trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Thứ sáu, triển khai các chương trình nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội, để xây dựng thành các sản phẩm du lịch có tính đặc trưng của vùng đất. Vấn đề này phải tiến hành song song, vừa xây dựng hệ thống các giải pháp hạn chế những tiêu cực từ du lịch số đông, vừa nâng cao chất lượng các loại hình nghệ thuật, các hoạt động như lễ hội, Festival. Cần đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa lễ hội để thu hút các nguồn lực, giảm dần kinh phí bao cấp của Nhà nước.

Thứ bảy, TP. Huế cần đánh giá lại các mặt tích cực và tiêu cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản Huế nhằm phục vụ phát triển; và ngược lại, tác động từ quá trình phát triển kinh tế xã hội đến công tác bảo tồn di sản. Qua đó, địa phương hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, thống nhất bộ máy quản lý, tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đẩy mạnh kết nối, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm, tìm cơ hội quảng bá các giá trị di sản văn hóa. Huế cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, để tiếp thu các công nghệ tiên tiến của thế giới, ứng dụng hiệu quả vào lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản.

Cuối cùng, các ngành du lịch, văn hóa và đầu tư kinh tế địa phương cần khai thác các yếu tố đặc trưng của di sản văn hóa Huế, để phát triển sản phẩm du lịch với tính đặc thù và cạnh tranh cao, như triển khai hiệu quả Đề án Festival 4 mùa, xác định các kỳ Festival là sản phẩm du lịch chủ lực của TP. Huế, khai thác hiệu quả các thương hiệu “Huế – Kinh đô ẩm thực”, “Huế – Kinh đô áo dài”, “Huế – Thành phố lễ hội”. Quan trọng là, các ngành phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, để nâng cao chất lượng phục vụ du khách và làm cơ sở tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa Huế ra tầm quốc tế.

Nhìn nhận 8 kiến nghị đề xuất này, ông Phan Thanh Hải chia sẻ, mọi vấn đề đổi mới, tăng cường phát triển đặt ra với TP. Huế, ngay giai đoạn đầu tiên định vị thành phố trực thuộc Trung ương, là đòi hỏi có phần gấp rút. Tuy nhiên, nhìn vào trách nhiệm bảo tồn hiệu quả và phát huy tích cực được các giá trị văn hóa di sản, nền tảng quan trọng về mặt văn hóa và xã hội, động lực để Huế khẳng định ưu thế của mình, thì những yêu cầu này, càng phải được nghiên cứu, triển khai sớm.

Nếu ngay từ đầu, Huế tạo cơ hội tích cực để thay đổi và cấu trúc lại các yêu cầu khẳng định giá trị văn hóa di sản, các nguy cơ tiềm ẩn về sau sẽ càng bị loại bỏ, định hướng phát triển bền vững những giá trị văn hóa di sản Huế càng mạnh mẽ và cho phép thu hoạch về sau càng thành công hơn.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/ky-2-co-hoi-da-den-nhung-117619.html

Cùng chủ đề

“Nét Việt Nam” – Khát vọng khơi dậy tình yêu văn hóa lịch sử trong Gen Z

(CLO) Ngày 22/1, tại Hà Nội, dự án “Nét Việt Nam” đã được ra mắt với mục tiêu bảo tồn những giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng nông thôn. ...

Giới trẻ Huế xúng xính áo dài, cổ phục chụp ảnh Tết

HUẾ - Những ngày cận Tết, giới trẻ ở Huế đổ xô ra đường, check-in các địa danh trong tà áo dài và cổ phục truyền thống. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/du-lich/photo/gioi-tre-hue-xung-xinh-ao-dai-co-phuc-chup-anh-tet-1453072.html

Khơi dậy tình yêu văn hoá và lịch sử qua Dự án “Nét Việt Nam”

(Tổ Quốc) - Mục tiêu của dự án là bảo tồn những giá trị văn hoá đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng nông thôn. ...

Phấn đấu đón hơn 30 triệu lượt khách

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2025 Hà Nội đặt mục tiêu tổng thu từ du lịch đạt trên 130.000 tỷ đồng nhờ vào các kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để hút khách. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên phát lộ cấu trúc hào thành thành nhà Hồ

Ngày 9/1, các nhà khoa học, cơ quan quản lý đã tổ chức công bố kết quả bước đầu khai quật Hào thành phía Đông và phía Tây thành nhà Hồ. Tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị lớn về lịch sử, đồng thời xác định cơ sở khoa học về quy mô, kiến trúc hào thành. Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, được xây dựng...

Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long

Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch. Ngày 22/4 tại Hoàng thành Thăng Long, đoàn khai quật Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và Viện Khảo cổ học công bố nhiều phát hiện mới tại khu vực khai quật rộng gần 1.000m2 phía...

Thái Bình: Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Tự hào “Quê hương năm tấn” - vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu, chiến thắng giặc ngoại xâm của người dân Thái Bình, nơi đây còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa. Lưu giữ kho tàng di sản văn hóa độc đáo Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Minh Đức, tỉnh Thái Bình đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, để lại cho thế hệ sau hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa đặc sắc như đình,...

Giá trị toàn cầu Quần thể danh thắng Tràng An

Giá trị ngoại hạng về thẩm mỹ, địa chất địa mạo của Tràng An có lẽ rõ nhất là khi nhìn từ trên cao. Theo các nhà nghiên cứu, để tạo nên một quần thể danh thắng như ngày nay, khối đá vôi Tràng An đã trải qua nhiều biến cố địa chất và khí hậu hàng chục triệu năm về trước. Đây là khu vực được xác định là vùng lõi của quần thể. Từ đây, ảnh hưởng to...

Đã có giải pháp trùng tu di tích Mỹ Sơn

Các nhà khoa học, khảo cổ học trong và ngoài nước đã đưa ra kết luận quan trọng trong việc tìm ra giải pháp và chất liệu, phục vụ công tác trùng tu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam. Năm 2003, Việt Nam đã phối hợp với UNESSCO và Italy thực hiện dự án nghiên cứu, tìm ra cách trùng tu tối ưu nhất đối với quần thể di sản Mỹ Sơn. Đến nay, dự án nghiên cứu đã vào...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Mỹ và Colombia ăn miếng trả miếng ngay lập tức

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26.1 ra lệnh áp thuế quan và trừng phạt đối với Colombia để trả đũa việc nước...

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Nhà mạng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch vụ viễn thông tăng cao dịp Tết

Các nhà mạng đã chuẩn bị kỹ lưỡng về mạng lưới viễn thông, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dùng di động trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày giáp Tết Nguyên đán cũng là khoảng thời gian các nhà mạng tích cực hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng, để đảm...

Ghi bàn may mắn, Man Utd nhọc nhằn đánh bại Fulham

Man Utd chơi không hay nhưng vẫn đánh bại Fulham trên sân khách ở vòng 23 Ngoại Hạng Anh. Lisandro Martinez ghi bàn duy nhất trong hiệp 2 giúp "Quỷ đỏ" giành 3 điểm để vươn lên vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng.Man Utd không tạo ra cơ hội nguy hiểm nào trong cả trận. Đội...

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

(TN&MT) - Năm 2024, kinh tế TP. Đà Nẵng có nhiều khởi sắc với GRDP ước tăng 7,51% so cùng kỳ, xếp vị trí thứ 2/5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024 cũng ghi dấu, Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam và 3 giải thưởng chuyên...

Mới nhất