Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKinh tế Việt Nam một năm vượt sóng

Kinh tế Việt Nam một năm vượt sóng


Nhìn lại năm 2023, lãnh đạo một doanh nghiệp gỗ với gần 1.000 lao động, có trụ sở ở Đồng Nai, nói “tạm qua được sóng gió”.

Ông kể, năm qua, nhiều thời điểm năng suất của doanh nghiệp giảm quá nửa. “Chúng tôi buộc phải giảm chi phí, tái cơ cấu sản xuất và tìm đối tác mới. Nói chung, chỉ biết xoay xở mọi cách để sống”, ông chia sẻ.

2023 là một năm khó khăn của ngành gỗ Việt Nam khi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; thậm chí một số phải đóng cửa.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm ngoái ước đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2022. Như vậy, mục tiêu 17,5 tỷ USD năm 2023 của ngành này không đạt được. Hiện ngành gỗ chiếm tỷ trọng gần 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Không riêng ngành gỗ, các lĩnh vực xuất khẩu vốn đem lại doanh thu tỷ USD cho Việt Nam như dệt may, da giày hay thủy sản cũng có một năm chật vật “bám trụ”.

Từ quý III/2023, thị trường khởi sắc hơn, lượng đặt hàng tăng trở lại. Chưa phục hồi rõ nét nhưng trong bối cảnh khó khăn chung, lãnh đạo doanh nghiệp gỗ ở Đồng Nai, nói điều này giống như có “than giữa trời đông”.





Công nhân làm việc tại xưởng công ty may mặc Dony, quận Tân Bình, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Công nhân làm việc tại xưởng công ty may mặc Dony, quận Tân Bình, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhiều điểm sáng

Khảo sát của VnExpress phối hợp với Ban IV trên 2.700 doanh nghiệp vừa qua cho thấy, doanh nghiệp vẫn khó khăn, nhưng niềm tin đã quay lại. Số đơn vị dự kiến mở rộng quy mô tăng gấp đôi so với trước. Họ cũng nhận định triển vọng kinh tế vĩ mô tích cực hơn trong năm nay.

“Doanh nghiệp về cơ bản đã quay lại mạch sản xuất sau những cú sốc đột ngột do kinh tế toàn cầu”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV nói. Bà cũng cho biết nhiều chủ doanh nghiệp đã xoay xở khá tốt trong việc tái cấu trúc, tìm kiếm thị trường, bắt kịp các xu hướng mới để bù đắp những phần bị ảnh hưởng bởi khó khăn.

Theo các chuyên gia, dù mức tăng trưởng 5,05% trong 2023 không đạt kế hoạch, từng quý đã cho thấy sự phục hồi khi quý sau cao hơn quý trước, đặc biệt ở những tháng cuối năm.





Kinh tế Việt Nam một năm vượt sóng - 1

Đơn cử, ngành nông nghiệp, bệ đỡ nhiều năm của nền kinh tế, được nhìn nhận có một năm “đi ngược chiều gió”, bội thu ở một số lĩnh vực. Tổng kết ngành này năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, nông nghiệp đã xoay chuyển từ chỗ lúng túng, bị động, sang chủ động, sáng tạo để tháo gỡ khó khăn, tạo đột phá.

Thực tế, nhóm nông sản năm ngoái có một năm tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì nhu cầu thế giới giảm. Xuất khẩu nhóm này tăng 17% so với cùng kỳ 2022, 6 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Giá bình quân của một số nông sản chính như cà phê, gạo, tăng mạnh hai con số.

Ngành du lịch cũng có một năm nỗ lực với nhiều biện pháp quảng bá, kích cầu. Số liệu của Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch cho biết số khách quốc tế đến Việt Nam trong 2023 đạt trên 12,5 triệu lượt, vượt mục tiêu đề ra; số khách nội địa vượt kế hoạch năm giúp tổng thu từ du lịch tăng mạnh. Việt Nam cũng được vinh danh là điểm đến di sản hàng đầu thế giới lần thứ tư.

Một trụ cột khác của nền kinh tế là đầu tư công, từ chỗ ì ạch đầu năm, đã có chuyển biến mạnh mẽ trong đầu quý II. Năm 2023 là năm số vốn đầu tư công được giao cao kỷ lục (tăng 25% – khoảng trên 110.000 tỷ đồng so với năm 2022), tạo áp lực rất lớn lên việc giải ngân.

“Tháng 12 là thời điểm có tốc độ giải ngân nhảy vọt, từ 65% kế hoạch lên 81%”, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương nói. Điều này có được nhờ những quyết liệt từ Chính phủ, địa phương, doanh nghiệp trong thực hiện, tháo gỡ khó khăn. Kết quả, số vốn giải ngân năm ngoái đạt khoảng 676.000 tỷ đồng, mức cao nhất 4 năm.





Kinh tế Việt Nam một năm vượt sóng - 2

Từ lượng vốn giải ngân lớn, năm ngoái, nhiều công trình, hạ tầng quan trọng đã khởi công, hoạt động. Khoảng 475 km đường bộ cao tốc được đưa vào vận hành năm ngoái, nâng tổng số đường cao tốc khai thác lên 1.900 km. Việc này giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu 3.000 km đường cao tốc vào 2025. Loạt dự án hạ tầng giao thông lớn được khởi công, như nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án sân bay Long Thành được cho là điểm nhấn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Trong khi đó, thu hút đầu tư nước ngoài cũng được đánh giá là “rất ấn tượng”, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Năm ngoái, Việt Nam thu hút gần 37 tỷ USD và giải ngân kỷ lục, trên 23 tỷ USD.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói, Việt Nam đã tạo dấu ấn với hạ tầng, nhân lực và thể chế với nhiều biện pháp gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Chính phủ cũng thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có nhóm FDI để kịp thời hỗ trợ. Thực tế, đây là những điểm được các nhà đầu tư ngoại chú trọng khi tìm kiếm, mở rộng.

Bên cạnh nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam cũng tích cực trong các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao để hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút các nguồn vốn chất lượng cao.

Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết trong 2023, lãnh đạo chủ chốt có 22 chuyến thăm đến các nước láng giềng, đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống; ngược lại, có 28 chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp đến Việt Nam cùng hàng trăm cuộc gặp cấp cao tại các diễn đàn, hội nghị cấp cao. Trong đó, có những chuyến thăm Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Chủ tịch Euro Cham Gabor Fluid cũng nhận xét Việt Nam là ngôi sao đang lên trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo ông, FDI tăng hơn 32% năm ngoái là minh chứng cho niềm tin ngày càng tăng của các nhà đầu tư vào nền kinh tế hơn 100 triệu dân này.

Ngoài các lĩnh vực đầu tư truyền thống, gần đây, Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của nhiều nhóm ngành mới nổi, như bán dẫn, công nghiệp công nghệ cao.

Vẫn còn những cú sốc khó đoán định

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam vẫn đối diện nhiều thách thức từ những cú sốc khó đoán định bên ngoài, cùng vấn đề nội tại chưa được khắc phục.

Trong 2.700 doanh nghiệp được hỏi tại khảo sát về kinh tế 2023 của Ban IV, có hơn 69% đánh giá tiêu cực hoặc rất tiêu cực. Gần 73% đơn vị dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng hoặc ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp nói vẫn đối diện với những khó khăn về đơn hàng, dòng tiền, thủ tục hành chính và nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế.

Báo cáo về kinh tế 2023 của Chính phủ cũng nhắc đến một số tồn tại của nền kinh tế, như tiếp cận tín dụng còn khó khăn; thị trường bất động sản trầm lắng do bất cập về phân khúc và vướng mắc về pháp lý. Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, dự án tồn đọng còn lại gặp nhiều khó khăn do phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, trong đó có việc đánh giá, thẩm định chính xác giá trị tài sản đã qua nhiều năm. Thủ tục hành chính, nhất là thủ tục đầu tư còn rườm rà.

Do đó, kinh tế 2024 được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp bày tỏ quan điểm thận trọng dù các dự báo lạc quan hơn. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết GDP năm nay ở kịch bản tốt nhất có thể tăng 6,48%. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn vào 2024, đạt 6%, tương đương mức Quốc hội giao.





Kinh tế Việt Nam một năm vượt sóng - 3

Trước các diễn biến khó lường, nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ cần đẩy mạnh các biện pháp ứng phó. “Việt Nam nên tận dụng sức mạnh nội tại, thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng, đầu tư công mang tính chuyển đổi trạng thái, hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn và dài hạn”, ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank, lưu ý. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên phát triển khu vực tư nhân, nâng cao năng suất.

Tương tự, Ngân hàng HSBC khuyến nghị Việt Nam cần cải thiện các chỉ số về hạ tầng, lao động, cải thiện môi trường kinh doanh để tăng sức hút với các nhà đầu tư. Bởi FDI và dịch vụ là hai yếu tố đóng góp vào triển vọng kinh tế năm nay khi giúp tăng năng lực sản xuất, mang đến cơ hội cho xuất khẩu.

Còn Ban IV trong báo cáo vừa trình Thủ tướng khuyến nghị Chính phủ, địa phương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong 2024. Bởi đây là thời điểm cấp thiết để tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp nhằm nuôi dưỡng niềm tin, năng lực phục hồi.

Trong lúc nhà chức trách đang lên kế hoạch về nhiều phương án hỗ trợ doanh nghiệp ở phía cung và cầu, các doanh nghiệp nói họ sẽ “không buông tay trước thách thức”.

Kinh tế xuống nhanh nhưng lên rất chậm, doanh nghiệp muốn phục hồi cần nhiều thời gian, nguồn lực. Chúng tôi không buông tay, càng nguy càng tỉnh, nhưng cũng cần nhiều sự hỗ trợ hơn”, chủ doanh nghiệp gỗ tại Đồng Nai, chia sẻ.

Đức Minh

Đồ họa: Hoàng Khánh – Thanh Hạ




Source link

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Việt đừng ngại vào thị trường châu Mỹ

Thị trường châu Mỹ đã trở nên dễ thâm nhập hơn kể từ khi có Hiệp định CPTPP, song khoảng cách địa lý và rào cản ngôn ngữ khiến đa phần doanh nghiệp Việt vẫn e ngại tiếp cận thị trường này. Đã qua thời khó nhưng nỗi lo vẫn còn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019 đã thúc đẩy thương mại...

Nâng tầm chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế. Do đó, năm 2025 cần nâng tầm và phát huy hiệu quả hơn chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa lập mốc lịch sử mới Năm 2024, trong bối cảnh ngân hàng Trung ương các nền kinh tế hàng đầu thế giới cắt giảm lãi suất ở mức khá sâu; kinh tế nước ta có...

Mở rộng xuất khẩu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn gì?

Với năng lực tài chính, nhân lực hạn chế, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tham gia 'sân chơi' xuất nhập khẩu toàn cầu. Đối mặt nhiều thách thức Doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng quan trọng, đang đóng góp lớn vào thương mại của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn chung...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Một doanh nghiệp đóng tàu công bố lãi cả trăm tỷ đồng

Nhờ có được nhiều đơn đặt hàng lớn, Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm đạt lợi nhuận trước thuế hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Kỳ vọng chinh phục đỉnh gần nhất 1.280 điểm

Trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và chinh phục vùng đỉnh gần nhất tại 1.280 điểm với động lực chính sẽ xoay quanh nhóm ngân hàng và bán lẻ. Chứng khoán tuần đầu sau Tết Nguyên đán: Kỳ vọng chinh phục đỉnh gần nhất 1.280 điểmTrong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và chinh phục vùng đỉnh gần nhất tại 1.280 điểm với động lực chính sẽ xoay quanh nhóm...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết

(NLĐO) - Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ. ...

Tăng lên mức cao nhất mọi thời đại

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay đã phá kỷ lục cũ để tăng lên đỉnh cao nhất khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới ...

Sân bay đông khách quay lại sau Tết

Nhà ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu ghi nhận lượng khách quay trở lại sau Tết đông đúc. Taxi, xe công nghệ ở sân bay được yêu cầu tăng 25% số lượng xe để đáp ứng nhu cầu khách. Để...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc áp thuế trả đũa Mỹ, thổi bùng thương chiến

Ngày 4-2, Trung Quốc thông báo áp thuế trả đũa Mỹ, thổi bùng lại cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Hãng tin Reuters, mức thuế quan bổ sung 10% của chính quyền Tổng thống Donald Trump...

Ông Trump lập quỹ đầu tư quốc gia, có thể dùng mua lại TikTok

Tiền từ thuế quan có thể rót vào quỹ đầu tư quốc gia mới của ông Trump mà theo ông có thể được dùng để mua lại TikTok tại Mỹ. Ngày 3-2, ông Trump ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu thành lập một...

Một công ty bảo hiểm nhân thọ bị phạt 200 triệu đồng

(NLĐO)- Doanh nghiệp này còn buộc phải cải chính công khai thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. ...

Vietjet đạt doanh thu 2024 cao nhất từ trước đến nay

Công ty cổ phần hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 4 và cả năm 2024. Dự kiến, hãng sẽ tiếp nhận 14 tàu bay 737 Max đầu tiên trong số 200...

Cổ phiếu nhà Quốc Cường Gia Lai lại nổi sóng

(NLĐO)- Lợi nhuận quý IV/2024 của Quốc Cường Gia Lai đã tăng mạnh hơn 400% so cùng kỳ do đẩy mạnh việc bán căn hộ cho khách ...

Mới nhất

Đặc sắc Lễ hội Roóng Poọc cầu mùa của người Giáy ở tỉnh Lào Cai

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Lào Cai, phản ánh ước nguyện về cuộc sống dân an, vật thịnh; toàn bộ diễn trình nghi lễ và các trò chơi gắn với tín ngưỡng phồn thực, cầu vạn vật sinh sôi, nảy nở.Yên Bái: Hàng nghìn người tham gia Lễ hội cầu mùaLễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu...

Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dài

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc, không để xảy ra tình trạng...

Gia đình Hà Nội ‘trốn Tết’ thăm Ấn Độ, kể trải nghiệm thót tim ở ngôi đền thiêng

7 năm qua, gia đình chị Hằng Bùi (Hà Nội) lựa chọn nghỉ Tết ở những vùng đất, quốc gia khác nhau. Hành trình tới Ấn Độ 13 ngày là chuyến đi đáng nhớ nhất. Những năm gần đây, thay vì ở nhà sum họp đón Tết cổ truyền, nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch, cùng khám phá...

Giá đậu tương phục hồi trở lại

Khép lại phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2, giá đậu tương quay đầu phục hồi hơn 1,5% lên mức 388 USD/tấn, xóa đi hoàn toàn mức giảm trong phiên trước đó. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao...

Mới nhất