Trang chủNewsThời sựKinh tế Việt Nam - điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Kinh tế Việt Nam – điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu

Thế giới vừa bước qua năm 2023 với bao nốt trầm khi phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, hầu hết nền kinh tế các nước đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam mặc dù vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương cùng với sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nhờ đó kinh tế nước ta vẫn đạt được kết quả khả quan và trở thành điểm sáng trong bức tranh nền kinh tế toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 gây hậu quả nặng nề vừa kết thúc thì nhiều vẫn đề gay cấn khác lại nổi lên khiến kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức hơn so với dự báo. Xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas hết sức căng thẳng và phức tạp, cùng với thiên tai, cạnh tranh và xung đột vũ trang là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm. Bên canh đó, lạm phát luôn ở mức cao; nợ công thế giới tăng lên mức kỷ lục 92.000 tỷ USD; thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động xuất, nhập khẩu bị thu hẹp, an ninh lương thực diễn biến phức tạp… Tại thời điểm cuối năm 2023, các tổ chức quốc tế đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với dự báo trước đây theo các hướng khác nhau nhưng hầu hết các dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022.

Ở trong nước, do tác động bất lợi của tình hình thế giới cùng với diễn biến phức tạp của thiên tai, hậu quả kéo dài của đại dịch Covid-19, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn và nặng nề. Những bất ổn về địa chính trị, kinh tế thế giới gặp khó khăn, tổng cầu phục hồi yếu, lạm phát nhiều nước vẫn ở mức cao, chuỗi cung ứng thiếu ổn định, đã ảnh hưởng đến kinh tế trong nước. Sản xuất công nghiệp tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, chưa tạo được sự bứt tốc mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2022 chủ yếu do sụt giảm đơn hàng, chi phí đầu vào tăng cao, thiếu thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Hoạt động xuất, nhập khẩu phục hồi chậm do nhu cầu thế giới giảm, bất động sản tiếp tục ảm đạm, dòng tiền luân chuyển hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 lớn. Bên cạnh đó, thu hút đầu tư nước ngoài năm 2023 chưa phát huy hiệu quả khi các nhà đầu tư chưa mở rộng quy mô đầu tư vào các dự án đang hoạt động ở Việt Nam do những khó khăn chung của kinh tế thế giới và của cộng đồng doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với nỗ lực chung của toàn xã hội, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam năm 2023 cho thấy tăng trưởng hồi phục nhẹ qua các quý. Đáng chú ý, Trong nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế là một trong những điểm nhấn quan trọng của Đảng. Điển hình như Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 07 ngày 01/6/2021 về một số nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế – xã hội; Kết luận 24 ngày 30/12/2021 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội… Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa thành Nghị quyết, các chương trình, kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế. Nhờ đó, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng kinh tế nước ta vẫn đạt được những kết quả tích cực và được xem là điểm sáng trong “bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu.

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng và điều hành quyết liệt của Chính phủ, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn  thuộc nhóm cao trong khu vực và thế giới. Cả 3 khu vực đều phát triển tốt; nông nghiệp tăng cao nhất trong hơn 10 năm qua; công nghiệp phục hồi tốt; dịch vụ phát triển sôi động, du lịch phục hồi, đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế – vượt xa mục tiêu 8 triệu lượt khách; thu ngân sách nhà nước có thể đạt, thậm chí vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong khi đã thực hiện nhiều chính sách miễn giảm, gia hạn thời gian nộp đối với nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất. Lạm phát ở mức 3,8%. Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 3,5% (thấp hơn nhiều so với mục tiêu khoảng 4,5%). Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 700 tỉ USD, trong đó, xuất siêu cả năm gần 26 tỷ USD, đưa nước ta vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng ước đạt 73,5% kế hoạch năm 2023, góp phần nâng tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác hơn 1.900km. Năm 2023 được đánh giá là năm thành công thu hút vốn FDI, với kỷ lục đăng ký 36,6 tỷ USD, giải ngân hơn 23 tỷ USD và hàng loạt dự án chất lượng cao như các dự án sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, sản xuất chip… Vốn đầu tư ra nước ngoài đạt gần 417 triệu USD. Thị trường tiền tệ, ngoại hối, cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm. An ninh lương thực, an ninh năng lượng bảo đảm. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh được đẩy mạnh. Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp với ý nghĩa là lợi thế, trụ đỡ của nền kinh tế phát triển ổn định, tăng 3,38%; xuất khẩu gạo ước đạt 8 triệu tấn (khoảng 4,5 tỷ USD).

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính lạc quan rằng, tình hình kinh tế xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đã cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội và đời sống người dân được cải thiện; phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt kết quả toàn diện, nổi bật; uy tín, vị thế của đất nước và niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước được nâng lên.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo quản lý, chỉ đạo điều hành, Thủ tướng khẳng định, những kết quả đạt được là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng Doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Như vậy, Kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2023 có nhiều dấu hiệu tích cực, điều này sẽ tạo đà cho năm 2024 – năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh thế giới còn nhiều khó khăn, bất định như hiện nay Việt Nam vẫn nổi lên những điểm sáng tích cực. Trong đó có nền kinh tế Việt Nam được các tổ chức tài chính, chuyên gia kinh tế quốc tế lạc quan kỳ vọng tốc độ tăng trưởng năm 2024 cao hơn so với năm 2023. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), suy thoái toàn cầu là cú sốc lớn đối với nhiều nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng. Theo WB, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và dự báo năm 2024 ở mức 5,5% và 2025 là 6%, trong đó, tín hiệu phục hồi kinh tế sẽ rõ rệt hơn vào giai đoạn cuối năm.

Trong khi đó, báo cáo nghiên cứu toàn cầu về Việt Nam “Vietnam – Stronger but not easier” (Việt Nam – Vững mạnh hơn nhưng không dễ dàng hơn) vừa được công bố đầu năm, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức 6,7% trong năm 2024, trong đó dự báo đạt 6,2% trong nửa đầu năm và 6,9% trong nửa cuối năm. Mức tăng trưởng này cao hơn khá nhiều so với tăng trưởng ước đạt 5,05% trong năm 2023.

Cuộc khảo sát mới nhất của hãng Bloomberg công bố ngày 08/01 cho thấy, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng 6,3% trong quý I năm 2024 và 6,5% trong quý II năm 2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam được hãng tin kinh tế hàng đầu thế giới này dự báo sẽ đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,4% trong năm 2025.

Về phần mình, Trung tâm tư vấn CEBR của Anh đánh giá, Việt Nam là một trong 2 nền kinh tế Đông Nam Á (cùng với Philippines) có năng lực “nhảy vọt” trong bảng xếp hạng Liên minh kinh tế thế giới trong giai đoạn từ nay đến năm 2038. CEBR cho biết, Việt Nam hiện là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới và sẽ tăng nhanh lên vị trí 24 vào năm 2033, trước khi trở thành nền kinh tế thứ 21 thế giới vào năm 2038. Theo CEBR, Việt Nam đang đứng trước viễn cảnh 15 năm tiếp theo rất khả quan. Với ưu thế dân số có sẵn, nhiều khả năng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Với dân số đông và còn tương đối trẻ, Việt Nam có cơ hội vượt qua gần hết các quốc gia xếp trên hiện nay trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan, Malaysia, để vươn lên đứng thứ hai khu vực vào 2038, chỉ đứng sau Indonesia trong số Top 25 nền kinh tế thế giới.

Mặc dù kinh tế Việt Nam được xem là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu trong năm 2023 và nhiều dự báo lạc quan trong năm nay. Tuy nhiên, dự báo trong năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, từ cả tình hình thế giới, khu vực biến động khó lường và những hạn chế, khó khăn trong nội tại của nền kinh tế. Nhưng với tinh thần quyết tâm vượt khó, với nỗ lực chung của toàn xã hội, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục vượt lên, tạo thế và lực, tạo niềm tin để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch của giai đoạn 2021-2025./.

Cùng chủ đề

Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp phải đủ lớn, đặc biệt giải pháp là hành động chứ không chỉ trong nghị quyết. Chia sẻ với phóng viên mới đây, TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP phải tương xứng với các giải...

Thắng lợi vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng ở khu vực Đông...

Nhà nghiên cứu người Campuchia cho rằng, những thành tựu to lớn đạt được từ công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nền tảng vững chắc để hướng tới hoàn thành mục tiêu phát triển vững mạnh và sự phồn vinh của nhân dân Việt Nam trong tương lai.

Đất nước sẽ chuyển mình trong kỷ nguyên mới

PGS .TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã bày tỏ niềm tin của mình về “kỷ nguyên mới” của dân tộc trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Thời Đại. - Thưa ông, cả nước hiện đang rất quan tâm đến khái niệm "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", cảm nhận của ông về vấn đề này là gì? ...

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Kinh tế Việt Nam sẽ đón nhiều cơ hội sau chính sách của ông Trump

(VTC News) - Theo chuyên gia, các chính sách sắp tới của chính quyền ông Trump có thể sẽ tác động giúp kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Cơ hội phát triển vượt bậc  Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, ông Donald Trump luôn coi Việt Nam là một thành phần quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực. Chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảng CMIT được chọn là cảng chính duy nhất của Liên minh vận tải Gemini – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 1/2, Liên minh vận tải Gemini của 2 hãng tàu container Maersk (Đan mạch) và Hapag Lloyd (Đức) bắt đầu có hiệu lực trên toàn cầu. Trong đó, ở Việt Nam, Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) được chọn làm cảng chính duy nhất.Liên minh vận tải Gemini giữa Maersk và Hapag Lloyd bắt đầu hoạt động toàn cầu, chọn CMIT làm cảng chính tại Việt Nam.Để hình thành Liên minh vận tải Gemini, Maersk đã rút...

ĐSVN tổ chức lễ ra quân đầu năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng

Trong không khí vui tươi của dịp Xuân mới Ất Tỵ - 2025, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt đầu năm và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025).Tham dự lễ ra quân có Lãnh đạo Tổng công ty, cán bộ nhân viên cơ quan Tổng công ty ĐSVN và Lãnh đạo các đơn vị ĐS khu vực Hà Nội. Phát biểu tại buổi lễ,...

Petrolimex khởi động năm 2025 với tinh thần thắng lợi và thành công

Ngày 03.02.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) tổ chức chương trình chúc Tết đầu xuân Ất Tỵ 2025. Chương trình nhằm lan tỏa khí thế phấn khởi và quyết tâm cao tới toàn bộ các đơn vị thành viên trong hệ thống Petrolimex, hướng đến một năm 2025 thắng lợi và thành công. Nguồn: https://www.petrolimex.com.vn/nd/tin-chuyen-nganh/petrolimex-khoi-dong-nam-2025-voi-tinh-than-thang-loi-va-thanh-cong.html

Nhiều mác tàu chạy xuyên Tết phục vụ khách du xuân

Lần đầu tiên trên chuyến tàu cuối cùng khởi hành trước thềm năm mới có toa xe cộng đồng được trang trí mang đậm phong vị Tết cổ truyền phương Nam với mai vàng, các trò chơi dân gian... phục vụ hành khách đón Giao thừa năm Ất Tỵ cũng như suốt hành trình tàu. Thời khắc Giao thừa đến, Trưởng tàu, nhân viên trên tàu cùng các hành khách hân hoan nâng ly đón chào năm mới, chúc...

Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước Nguyễn Ngọc Cảnh thăm và chúc Tết Tổng công ty Hàng hải Việt Nam...

Sáng ngày 03/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng), Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước Nguyễn Ngọc Cảnh đã đến thăm và chúc Tết Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC). Đón tiếp Phó Chủ tịch có Tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh cùng Ban lãnh đạo Tổng công ty.Trong không khí đầu xuân ấm áp, Ban lãnh đạo VIMC đã báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024,...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Món ăn ‘tinh thần’ không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Cùng chuyên mục

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp phải đủ lớn, đặc biệt giải pháp là hành động chứ không chỉ trong nghị quyết. Chia sẻ với phóng viên mới đây, TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP phải tương xứng với các giải...

Những chú ong đeo mã QR tiết lộ những bí ẩn từ tổ ong

(CLO) Những mã QR tí hon, với đường kính dưới 2,6 mm, đang được sử dụng để ghi lại hành vi kiếm ăn của ong mật tại Pennsylvania và New York. ...

Làm rõ thông tin thầy giáo cấp 3 “quan hệ bất chính khiến nữ sinh mang thai”

(NLĐO) - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận vừa có ý kiến phản hồi thông tin 1 thầy giáo Trường THPT Tuy Phong bị tố có quan hệ bất chính với 1 nữ sinh ...

Hà Nội đề xuất hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng

Sở Nội vụ TP Hà Nội vừa đề xuất Ban Cán sự Đảng UBND TP phương án hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng, giữ nguyên Sở Quy hoạch - Kiến trúc. ...

Mới nhất

Mỹ sắp thông qua gói vũ khí trị giá 1 tỉ USD cho Israel

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt việc chuyển giao gói vũ khí mới trị giá...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các...

Sau tết, thầy cô tổ chức ‘chuyến xe tri thức’ về bản, lì xì học sinh

Sau Tết Nguyên đán, thầy cô giáo ở miền núi Quảng Trị đã có nhiều 'chiêu' để kêu gọi học sinh sớm trở...

Mới nhất