Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKinh tế Việt Nam: Cần thời gian để sự phục hồi lan...

Kinh tế Việt Nam: Cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo Vietnam at a glance, trong đó nhận định dù mức tăng trưởng GDP Quý I đạt (tăng 5,7%) là thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường nhưng câu chuyện phục hồi vẫn “vẹn nguyên” và cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa rộng khắp.

Kinh tế Việt Nam: Cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa

Quý I chưa như kỳ vọng, nhưng nhiều chỉ báo tích cực

Mặc dù Việt Nam sẽ chứng kiến triển vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm Giáp Thìn, GDP Quý I/2024 tăng trưởng với tốc độ chậm hơn kỳ vọng, ở mức 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này thấp hơn dự báo của HSBC và thị trường (dự báo 6,4%).

Điều này không có nghĩa là sự phục hồi bị ảnh hưởng, nhưng câu chuyện phục hồi đang diễn ra không đồng đều. “Kết quả này không có nghĩa câu chuyện phục hồi bị “lạc nhịp”. Thực tế, Việt Nam vẫn duy trì vững vàng lộ trình phục hồi với mũi nhọn dẫn đầu là triển vọng thương mại tươi sáng hơn”, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC nhận định.

Chuyên gia kinh tế Yun Liu, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC
Chuyên gia kinh tế Yun Liu, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC

Các chỉ số cao tần (high frequency indicators) tiếp tục cho thấy triển vọng thương mại lạc quan, chủ yếu nhờ chu kỳ hàng điện tử. Cụ thể, xuất khẩu trong tháng 3 tăng trưởng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước, đưa tăng trưởng cả Quý lên 17% so với cùng kỳ năm trước.

Theo chuyên gia HSBC, nguyên nhân chủ yếu là do một đợt đi lên của chu kỳ điện tử, được hưởng lợi nhờ đóng vai trò trung tâm sản xuất quan trọng cho điện thoại thông minh của Samsung. Bên cạnh điện tử, sự phục hồi của xuất khẩu tiếp tục mở rộng sang những ngành hàng khác như dệt may và da giày, mặc dù đóng góp vào tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp.

Thêm nữa, mặc dù tăng trưởng nhập khẩu cũng phục hồi lên mức hai con số trong Quý I/2024, thặng dư thương mại tăng lên hơn 8 tỷ USD, vượt mức bình quân tháng của năm 2023 trên 10%. Không chỉ chu kỳ thương mại ngắn hạn xoay chiều mà triển vọng FDI dài hạn tích cực cũng tiếp tục kéo dài.

Vốn FDI đầu tư mới trong Quý I/2024 tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước, và có tới 65% trong số đó tập trung vào lĩnh vực trụ cột là sản xuất, phần còn lại là vào bất động sản. Khi xem xét nơi xuất phát của vốn đầu tư, điểm thú vị là Singapore đã giành ngôi vương là nước cung cấp FDI lớn nhất vào Việt Nam, với tỷ lệ ấn tượng là 50%.

Kinh tế Việt Nam: Cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa

Sự phục hồi không đồng đều

Lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu đang trên đà lấy lại “phong độ” trước đây. Và đó chính là một trong những điểm sáng từ khu vực dịch vụ. Bên cạnh đó, các dịch vụ liên quan đến du lịch cũng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Lần đầu tiên kể từ COVID-19, số lượng du khách đến Việt Nam hàng tháng gần chạm mốc 1,6 triệu trong tháng 3, vượt 13% so với mức trước đại dịch. Mặc dù hiệu ứng cơ sở cũng là một phần nguyên do, việc du khách Trung Quốc đại lục quay trở lại mạnh cũng mang đến sự hỗ trợ cần thiết.

Kinh tế Việt Nam: Cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa

Nguyên nhân một phần là nhờ nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm khôi phục lại các chuyến bay với Trung Quốc đại lục, hiện đã đạt gần 80% của mức trước đại dịch. Mặc dù lượng du khách Trung Quốc sang ASEAN gần đây đã tăng lên tích cực nhưng vẫn còn dư địa để cải thiện hơn nữa. Điều đáng khích lệ là các cơ quan quản lý đang xem xét mở rộng danh sách miễn thị thực.

Tuy nhiên trở lại câu chuyện phục hồi diễn ra không đồng đều đề cập ở trên, thì sự “không đồng đều” có thể thấy rõ nét nhất trong khu vực dịch vụ. “Sự sụt giảm gây ngạc nhiên nhất đến từ khu vực dịch vụ, khi lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 6,1% trong Quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước”, báo cáo của HSBC nhận định.

Theo đó, quá trình phục hồi trong khu vực dịch vụ tiếp tục diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trong đó, các lĩnh vực trong nước bị tụt lại phía sau so với các lĩnh vực bên ngoài. Cụ thể, dịch vụ “thông tin và truyền thông”, tài chính và dịch vụ chuyên nghiệp đã chậm lại từ Quý IV/2023, còn ngành bất động sản vẫn đóng góp ít ỏi cho tăng trưởng kinh tế, phản ánh sự suy yếu kéo dài trong chu kỳ bất động sản.

Kinh tế Việt Nam: Cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa

Trong khi đó, tăng trưởng kinh doanh bán lẻ cũng chưa trở lại mức xu hướng trước đại dịch, và vẫn còn hụt đáng kể khoảng 10%. Mặc dù chu kỳ xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu nhìn thấy tín hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa đủ để chuyển hóa thành một cú hích đáng kể cho các lĩnh vực trong nước. “Để lấy lại mức tăng trưởng như trước đại dịch, Việt Nam cần lan tỏa tăng trưởng từ lĩnh vực thương mại ra các dịch vụ trong nước”, chuyên gia kinh tế Yun Liu nêu quan điểm.

Giữ nguyên dự báo tăng trưởng, cẩn trọng với áp lực giá

Lạm phát toàn phần tháng 3 chứng kiến mức sụt giảm 0,2% so với tháng trước do điều chỉnh giá giai đoạn Tết, dẫn đến lạm phát tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù thấp so với dự báo của HSBC và thị trường (dự báo tăng 4,2%), tỷ lệ này vẫn duy trì tăng. Chi tiết cho thấy tất cả các nhóm đều giảm, trừ nhóm “nhà ở và vật liệu xây dựng” và nhóm “hàng hóa và dịch vụ khác”.

Kinh tế Việt Nam: Cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa

Lạm phát của Việt Nam chủ yếu vẫn ổn, nằm dưới trần lạm phát 4,5% đặt ra. Mặc dù vậy, các rủi ro tăng lạm phát vẫn còn đó. Một phần là do lạm phát giá gạo vẫn dao động ở mức hai con số. Điều đó cho thấy tác động của giá gạo thế giới lên giá gạo trong nước ngay cả đối với một nước xuất khẩu gạo như Việt Nam. Trong khi đó, mặc dù lạm phát năng lượng đã thuyên giảm nhưng vẫn cần theo dõi chặt chẽ.

“Chúng tôi kỳ vọng lạm phát bình quân sẽ neo quanh mức 3,9%, mặc dù có tăng nhưng vẫn dưới trần lạm phát đặt ra. Do vậy, chúng tôi không kỳ vọng NHNN sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong tương lai gần. Chúng tôi dự báo NHNN sẽ giữ lãi suất chính sách ổn định ở 4,5% trong giai đoạn này và tới năm 2025”, báo cáo nêu.

Kinh tế Việt Nam: Cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa

Theo chuyên gia Yun Liu, nhìn chung Việt Nam đang đi đúng hướng để chứng kiến triển vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2024 dù sẽ cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa rộng khắp. Do GDP Quý I yếu hơn dự báo nhưng kỳ vọng hoạt động kinh tế sẽ gia tăng mạnh hơn trong sáu tháng cuối năm, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 6,0% cho năm nay nhưng có điều chỉnh dự báo cho 3 quý còn lại.





Source link

Cùng chủ đề

Đau vai gáy, đến phòng khám tư tiêm rồi bị liệt cả người

Người phụ nữ 54 tuổi ở Hải Phòng bị đau vai gáy, được người nhà đưa đến phòng khám tư và được tiêm trực tiếp vào vùng vai gáy. Sau một ngày, bà bắt đầu liệt hai chân, hai tay rồi liệt cả người. ...

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son có thể phục hồi được 100% phong độ hay không, khi nào thi đấu lại?

Nhóm bác sĩ của Trung tâm Y học thể thao đã có cuộc trả lời báo chí ngắn trưa nay 7-1. Theo GS.TS Trần Trung Dũng - giám đốc trung tâm, phẫu thuật thành công cho Xuân Son mới là 1/10 quá trình phục hồi của cầu thủ này. GS.TS Trần Văn Thuấn, thứ trưởng Bộ Y tế (áo blouse trắng) và đoàn Bộ Y tế đã tới thăm cầu thủ Xuân Son trưa nay 7-1 - Ảnh: TRẦN MINH Ông...

Chấn thương của cầu thủ Xuân Son liệu có thể hồi phục?

Việc cầu thủ Xuân Son (Đội tuyển Quốc gia) bị chấn thương trong trận...

TP. Hồ Chí Minh kinh tế năm 2024 phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước

Ngày 26/12, tại hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, quán triệt, triển khai nhiệm vụ năm 2025, ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết năm 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.Theo đó, thành phố có mức độ tăng trưởng GRDP quý 1 là 6,79%, quý...

Dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP Việt Nam

HSBC nhận định tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam sẽ đạt 7% - mức cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. HSBC dự báo GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ duy trì mức cao nhất khu vực. Ảnh: Hải Nguyễn Theo đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô 2024 của HSBC Việt Nam, sau quý I khởi đầu khó khăn, bức tranh kinh tế đa phần tích cực hơn qua các tháng....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng: Du lịch Tết Ất Tỵ 2025, lượng khách tăng mạnh

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đánh dấu một mùa du lịch sôi động tại Đà Nẵng khi thành phố đón hơn 469.000 lượt khách, tăng 16,7% so với kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt hơn 228.000 lượt, tăng mạnh 29%, còn khách nội địa đạt hơn 241.000 lượt. Doanh thu từ du lịch cũng đạt 1.887 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm trước.Chăm lo tết cho người dânTheo UBND TP....

Tín dụng chính sách đưa đường cho “Đảng viên đi trước”

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã...

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2025

Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy văn; kinh doanh bảo hiểm; sửa quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng... Ảnh minh họa Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các...

CHÀO ẤT TỴ 2025: NĂM CỦA TRÍ TUỆ VÀ ĐỔI MỚI!

Năm Ất Tỵ 2025 vừa đến, mang theo hy vọng và niềm tin vào một tương lai tươi sáng cho mọi người dân đất Việt. Đông tàn, Xuân đến. Theo vòng quay của vũ trụ, năm con rắn lại trở về. Trong văn hóa của Đông Á và của người Việt, rắn là hình tượng biểu trưng cho trí tuệ, sự mềm dẻo và sự tái sinh. Đó cũng chính là một phần của những gì năm Ất...

Hướng đến tương lai Net Zero

Một năm mới đã đến, Việt Nam vẫn đang từng bước tiến lên trong hành trình xanh hóa nền kinh tế, hướng tới đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Đây không chỉ là cam kết với cộng đồng quốc tế mà vì chính Việt Nam, vì các thế hệ mai sau với một tương lai bền vững. Chặng đường ấy sẽ không hề bằng phẳng nhưng chiến lược đúng đắn,...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tạm đình chỉ quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát ngày mùng 1 Tết

Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Hoàng Thị Tuyết Lan cho biết đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày mùng 1 Tết. Tối 31-1 (tức mùng 3...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết

(NLĐO) - Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ. ...

Dấu ấn đặc biệt của phát triển kinh tế 2024

(PLVN) - Năm 2024 được coi là năm đặc biệt của kinh tế Việt Nam bởi trong bối cảnh toàn cầu khó khăn nhưng các tổ chức quốc tế, định chế tài chính lớn của thế giới liên tục thay đổi dự báo tăng trưởng của Việt Nam theo xu hướng ngày càng tích cực về cuối năm. Kết quả, kinh tế Việt Nam đã về đích ngoạn mục, vượt cả mục tiêu đề ra lẫn các dự báo của...

Thị trường mùng 3 Tết: giá hoa ổn định, đắt hàng đồ lễ chùa, hóa vàng

Thông tin từ Bộ Công Thương về tình hình thị trường, ngày mùng 3 Tết: Sức mua cũng như nguồn hàng đã dồi dào hơn khi có nhiều chợ dân sinh, siêu thị mở cửa trở lại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đầu năm. ...

Năm biến động tài sản đại gia Việt, xuất hiện ‘vua’ tiền mặt mới sàn chứng khoán

Nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán nắm lượng lớn tiền mặt nhưng có xu hướng giảm dần năm vừa qua. Ngược lại, nhiều công ty lại gia tăng nhanh chóng lượng tiền dôi dư, vươn lên top cao hơn trong danh sách 'đại gia' nhiều tiền. ...

Cùng chuyên mục

Công nhân đi làm lại sau Tết ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc đạt 95-99%

Nhiều địa phương ghi nhận tỉ lệ lao động quay lại làm việc sau Tết khoảng 95%. Dự kiến sau vài ngày, đa phần công nhân sẽ trở lại guồng máy sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn Đình Thắng - chủ tịch Công đoàn...

Tối 3-2, giá vàng miếng SJC nhảy vọt tiếp sát 90 triệu đồng

(NLĐO) - Giá vàng trong nước chưa ngừng đà tăng vào cuối ngày, vàng miếng SJC lên mức cao nhất trong 3 tháng qua. ...

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ...

Giá vàng trong nước tăng mạnh, đã tiến sát 90 triệu đồng/lượng

Chiều nay 3-2, sau khi giá vàng thế giới hồi phục về ngưỡng 2.800 USD/ounce, giá vàng miếng SJC được đẩy lên mức 89,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng phi mã. Giá vàng miếng SJC tăng 1 triệu đồng/lượng sau một ngày...

Dòng tiền có thể dồn vào cổ phiếu riêng lẻ

(NLĐ) - Trong phiên 3-2 nhiều cổ lớn giảm điểm rất mạnh. Thị trường kỳ vọng dòng tiền sẽ dồn vào các mã chứng khoán riêng lẻ ...

Mới nhất

Bộ Công Thương góp ý về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa có ý kiến góp ý về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Thể chế hoá các chủ trương về phát triển khoa học, công nghệ Trả lời đề nghị của Bộ Khoa...

Dự báo giá vàng ngày mai 04/02/2025: Tăng chóng mặt

Dự báo giá vàng ngày mai 04/02/2025: Giá vàng đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Giá bán vàng miếng SJC chiều nay tăng 500.000 đồng, tiến gần hơn mốc 90 triệu. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 -...

Thái Nguyên công bố quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều ngày 3/2, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chủ trì Hội nghị công bố quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. ...

Chợ thưa vắng, nhiều sạp hàng ở TPHCM vẫn còn… nghỉ Tết

TPO - Mùng 6 Tết, đa số các chợ, siêu thị tại TPHCM đã kinh doanh trở lại, hàng hóa dồi dào, nhiều mặt hàng khuyến mãi, giảm giá tới 50%. Tuy nhiên, sức mua khá chậm. 03/02/2025 | 14:36 ...

Quảng Ngãi hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột

(CLO) Hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 3/2 lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động Báo...

Mới nhất