Trang chủKinh tếNông nghiệpKinh tế nông nghiệp, nông thôn Đắk Nông tăng tốc, chỉ số...

Kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đắk Nông tăng tốc, chỉ số nghèo đi xuống, chỉ số hạnh phúc đi lên

Tỉnh Đắk Nông chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ đổi mới trong sản xuất nông nghiệp và tận dụng lợi thế địa phương, nhiều hộ dân vừa nâng cao thu nhập, giảm nghèo nhanh, bền vững gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa, hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên.

Đắk Nông: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Tỉnh Đắk Nông có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp so với các địa phương khác trong cả nước. Nhằm tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, tỉnh đã từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học – công nghệ cao, phát triển các ngành hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su và điều.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 1.

Đắk Nông có tổng diện tích tự nhiên gần 651.000ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 380.000ha (chiếm 58,4% diện tích tự nhiên), có trên130 chủng loại cây trồng, vật nuôi khác nhau.

Đồng thời, tỉnh cũng đẩy mạnh phát triển các ngành hàng tiềm năng như sầu riêng, bơ, mắc ca theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Nhiều hộ dân tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất, từ đó vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thành quả rõ nét là nhiều gia đình có điều kiện sắm ô tô, minh chứng cho sự thay đổi tích cực của địa phương.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 2.

Nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, ông Ka Đum (ở bon Bu N’Doh, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) hiện sở hữu hơn 4ha đất trồng cà phê, hồ tiêu xen canh, và 1ha cao su. Cuộc sống sung túc giúp ông xây dựng nhà cửa khang trang và sở hữu ô tô, đồng thời đang lên kế hoạch nâng cấp lên xe đời mới sau mùa thu hoạch hồ tiêu.

Là xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Đắk Nông, Đắk Wer không ngừng thay đổi diện mạo. Những con đường bê tông trải dài, được điểm tô bởi sắc hoa và cây xanh, tạo nên cảnh quan tươi đẹp. Các khu dân cư được trang bị bể thu gom rác bằng bê tông, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Nhờ đó, không gian sống ngày càng xanh – sạch – đẹp.

Chị Thị Oanh, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc M’Nông tại bon Bu N’doh, tâm sự sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bon làng đã có nhiều đổi thay. Không chỉ phát triển sản xuất, người dân còn chú trọng bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống, tạo việc làm và cải thiện thu nhập.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 3.

Du khách nước ngoài rất thích thú khi được tận tay trải nghiệm dệt thổ cẩm truyền thống của người M’ Nông tại bon Bu N’doh.

“Bà con rất vui khi nghề dệt truyền thống không chỉ phục vụ nhu cầu mặc trong các dịp lễ hội mà còn trở thành sản phẩm thương mại. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình có nguồn thu ổn định, đời sống ngày càng được nâng cao”, chị Oanh phấn khởi nói.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 4.

Chị Bùi Thị Khánh Hòa cùng nhân viên nông trại sạch DNo Farm (tại xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) đang kiểm tra chất lượng của những quả cà chua trái cây. Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có khoảng trên 100.000 ha ứng dụng một phần công nghệ cao với tổng sản lượng hàng năm ước đạt trên 420.000 tấn.

Không chỉ phát triển nghề dệt, nhiều hộ dân trong bon còn thành công với mô hình kinh tế nông nghiệp. Ông Điểu Suynh, Trưởng bon Bu N’doh, là một trong những điển hình với 5ha cà phê cho năng suất từ 2,5 – 4 tấn/ha và 200 cây sầu riêng.

“Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, thu nhập của người dân tăng cao. Chỉ riêng năm ngoái, hơn chục hộ trong bon đã mua ô tô, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng sau vụ thu hoạch cà phê, hồ tiêu năm nay”, ông Điểu Suynh vui mừng cho biết.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 5.

Ông Điểu Suynh, Trưởng bon Bu N’doh, đang kiểm tra tình trạng sâu bệnh của hồ tiêu trước vụ thu hoạch.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 6.

Tổng diện tích hồ tiêu của tỉnh Đắk Nông là 34.000ha (đứng thứ đầu cả nước) tổng sản lượng đạt khoảng 70.000 tấn/năm.

Tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, chương trình xây dựng nông thôn mới cũng giúp vùng biên giới này ngày càng khởi sắc. Theo bà Thị Nớ, Phó Bí thư Đảng ủy xã, thành công có được nhờ sự đồng lòng của cán bộ, đảng viên, già làng và người có uy tín trong cộng đồng. Họ đã tiên phong thực hiện và vận động bà con cùng chung tay xây dựng quê hương.

“Nhờ sự đầu tư của Đảng, Nhà nước và tinh thần đoàn kết của người dân, diện mạo xã Quảng Trực thay đổi rõ rệt. Điển hình là dự án trồng mắc ca đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con, giúp cải thiện đời sống kinh tế và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp”, bà Thị Nớ chia sẻ.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 7.

Bà Thị Nớ đang hái quả mắc ca (một loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, thường được gọi là “nữ hoàng của các loại hạt”).

Đắk Nông chuyển mình rõ nét với thu nhập tăng, đời sống nâng cao

Năm 2024, kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Nông tiếp tục phát triển ổn định, trong đó ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. Nhờ giá nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng tăng cao, GRDP bình quân đầu người đạt gần 82 triệu đồng, vượt kế hoạch đề ra.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Quốc Vương, quản lý HTX Công Bằng Thuận An (huyện Đắk Mil) đang đưa cà phê vào hệ thống máy rửa và sàng lọc để lựa ra những quả cà phê có chất lượng tốt nhất.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 9.

HTX Công Bằng Thuận An hiện có hơn 120 thành viên, liên kết sản xuất trên 400ha cà phê, đạt các tiêu chuẩn quốc tế như RA, hữu cơ FLO-Fair Trade. Sản phẩm cà phê bột Đắk Đam của HTX đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao và được Bộ NNPTNT công nhận là sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Theo thống kê của UBND tỉnh, diện tích cà phê toàn tỉnh ước đạt 143.000 ha, với sản lượng hơn 345.000 tấn. Mặc dù sản lượng giảm so với năm trước do hạn hán kéo dài, nhưng giá trị thu hoạch lại tăng nhờ giá cà phê tăng cao. Sản lượng hồ tiêu đạt 72.000 tấn, điều đạt 15.700 tấn, cao su đạt 29.000 tấn. Tổng giá trị ngành nông nghiệp ước đạt hơn 9.700 tỷ đồng, chiếm 44,68% cơ cấu kinh tế địa phương.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 10.

Những công nhân của Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Nghiệp Xuân (ở tại xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) đang vệ sinh lá chuối để đóng gói xuất khẩu.

Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, khẳng định chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo ra hiệu quả rõ nét, giúp giảm nghèo bền vững và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, tỉnh chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển kinh tế.

“Đắk Nông có 40 dân tộc anh em, vì vậy, trong các chương trình phát triển, chúng tôi luôn lồng ghép yếu tố văn hóa để bà con vừa có cuộc sống sung túc vừa giữ gìn bản sắc dân tộc”, ông Yên nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười, cho biết năm 2024 trải qua nhiều khó khăn nhưng tỉnh vẫn đạt những kết quả rất ấn tượng trong phát triển kinh tế xã hội. Giải ngân vốn đầu tư công của Đắk Nông đứng đầu khu vực Tây Nguyên, với tỷ lệ 90% trong tổng số 3.500 tỷ đồng vốn kế hoạch. Giảm nghèo của tỉnh tiếp tục duy trì ở “top đầu” cả nước, hiện chỉ còn 2,9% hộ nghèo.

Kinh tế Đắk Nông khởi sắc, đời sống người dân nâng cao nhờ phát triển nông nghiệp và bảo tồn văn hóa - Ảnh 11.

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết chỉ số hạnh phúc của người dân tăng rất cao, trên 95% hài lòng với cuộc sống hiện tại, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương.

Cùng với đó, các loại nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng được mùa, được giá giúp thu nhập bình quân đầu người tăng cao nhất từ trước tới nay, đồng thời đứng thứ hai khu vực Tây Nguyên.





Nguồn: https://danviet.vn/kinh-te-nong-nghiep-nong-thon-dak-nong-tang-toc-chi-so-ngheo-di-xuong-chi-so-hanh-phuc-di-len-20250213102303735.htm

Cùng chủ đề

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông tin mới nhất về vụ trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở GDĐT TP.HCM vừa có những thông tin mới nhất liên quan đến việc trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động. ...

Nhà vườn trồng cây cảnh Gia Lai lại chở mai vàng về có cây “khủng” đại gia trả 3 triệu/cây

Sau Tết Ất Tỵ 2025, dịch vụ chăm sóc mai vàng ở Gia Lai lại tất bật vào mùa. Nghề chăm sóc mai sau Tết giúp cho nhiều nhà vườn khoản thu nhập đáng kể, nhưng công sức bỏ ra cũng không ít. ...

Một trường ĐH ở TP.HCM được HĐND Thành phố miễn tiền thuê đất

Dự án Trường Đại học Fulbright (FUV) được miễn tiền thuê đất ở Khu Công nghệ cao trong 50 năm, thay vì phải trả 241 tỷ đồng theo cách tính của Kiểm toán Nhà nước. ...

Đàn chim hoang dã trăm con ẩn hiện trên mặt hồ Trúc Bạch dưới làn sương mù huyền ảo

Tại đền Thủy Trung Tiên (hồ Trúc Bạch, Hà Nội) có hàng trăm chú diệc, cò, vạc... chao lượn, làm tổ sinh sống. Chúng đã ở đây gần 10 năm nay. ...

Bayer đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL và Tây Nguyên

Liên kết các sáng kiến của Bayer với chương trình phát triển của chính phủ Việt Nam, đặc biệt đối với các loại cây trồng xuất khẩu chính như gạo, sầu riêng, cà phê..., nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên tiếp tục nhận được những hỗ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

Những mô hình giá trị kinh tế cao Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các địa phương đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ. Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương thông tin, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng thành công nhiều mô hình khuyến...

Ở nơi này của Quảng Ninh nông dân trồng khoai tây giống gì ra loại củ ngon, hễ bán là được giá tốt?

Vụ Đông Xuân 2024-2025 là năm thứ 3 giống khoai tây Atlantic được trồng tại huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) và được bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch. Năm nay, khoai tây Atlantic không chỉ được mùa mà còn được giá, mang lại niềm vui cho nhiều nông dân. ...

Trồng dưa leo kiểu gì mà quả ra quá trời, nông dân một huyện ở Bình Định bán hết veo

Sáng sớm, trên cánh đồng thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhộn nhịp người qua lại. Dưới những khu ruộng được phủ xanh bởi những ruộng dưa leo xanh mướt, từng tốp nông dân vừa lom khom...

Nông thôn mới Quảng Bình, dân nhận tiền tỷ đền bù rồi chi tiêu thế nào mà làng đẹp như phim?

Nhiều vùng nông thôn mới Quảng Bình ven tuyến cao tốc Bắc – Nam đang "thay da đổi thịt, dân đổi đời" với các căn nhà hai tầng, nhà vườn khang trang đẹp như phim nhờ gây dựng từ tiền đền bù giải...

Vịt bầu Phủ Quỳ, con đặc sản thịt thơm ngon, nổi tiếng nhất Nghệ An, nhà nào nuôi bán là trúng lớn

Vịt bầu cổ ngắn hay gọi là vịt bầu Phủ Quỳ nuôi ở xã Châu Thôn, huyện Quế Phong là con đặc sản Nghệ An nổi tiếng. Nay, người dân nuôi vịt đặc sản theo hướng hàng hóa bán với giá cao mà nhà hàng, khách sạn tranh nhau mua, giúp...

Cùng chuyên mục

Nhà vườn trồng cây cảnh Gia Lai lại chở mai vàng về có cây “khủng” đại gia trả 3 triệu/cây

Sau Tết Ất Tỵ 2025, dịch vụ chăm sóc mai vàng ở Gia Lai lại tất bật vào mùa. Nghề chăm sóc mai sau Tết giúp cho nhiều nhà vườn khoản thu nhập đáng kể, nhưng công sức bỏ ra cũng không ít. ...

Nông thôn mới: Không chỉ là đường, trường, trạm…

Chương trình nông thôn mới 2021-2025 tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Hơn 78% số xã đạt chuẩn, thu nhập bình quân tăng gần 1,5 lần so với năm 2020. Quang cảnh hội thảo Ngày 20/2, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp...

Bayer đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL và Tây Nguyên

Liên kết các sáng kiến của Bayer với chương trình phát triển của chính phủ Việt Nam, đặc biệt đối với các loại cây trồng xuất khẩu chính như gạo, sầu riêng, cà phê..., nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên tiếp tục nhận được những hỗ...

xã Thanh Mỹ đủ điều kiện về đích nông thôn kiểu mẫu

Ngày 20/2, Đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội đã kiểm tra thực tế, xem xét hồ sơ đề nghị công nhận xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Báo cáo đoàn thẩm định, Chủ tịch UBND xã Thanh Mỹ Phùng Trọng Dũng cho biết, là xã đồi gò, Thanh Mỹ đang duy trì sản xuất ổn định gần 400ha lúa và các loại hoa màu. Một số diện tích...

Lăng mộ Thiệu Trị, vua thứ 3 nhà Nguyễn cách kinh thành Huế 8km sao lại quay hướng Tây bắc?

Lăng Thiệu Trị (nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị-ông vua thứ 3 vương triều nhà Nguyễn) thuộc làng Cư Chánh, phường Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách kinh thành Huế khoảng 8km. Xương lăng là lăng duy nhất hướng mặt về hướng Tây bắc, hướng không được dùng đến...

Mới nhất

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có...

Một cổ phiếu từng tăng 700% sắp bị đình chỉ giao dịch, thị giá không đủ cốc trà đá

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa có quyết định chuyển cổ phiếu KPF của Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch. ...

Mới nhất