Trang chủNewsThế giớiKinh tế châu Á - Thái Bình Dương giữa vòng xoáy thương...

Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương giữa vòng xoáy thương chiến

Tuy chưa có nhiều nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trở thành mục tiêu của các biện pháp thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng vẫn hứng chịu tác động không nhỏ.

Xoay quanh vấn đề này, Thanh Niên vừa có cuộc phỏng vấn với ông Danny Kim, chuyên gia kinh tế về khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) của Công ty phân tích Moody’s thuộc Tập đoàn Moody’s chuyên về dịch vụ tài chính.

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2025 giữa thương chiến Mỹ - trung - Ảnh 1.

Kinh tế Trung Quốc đã bị chính quyền Tổng thống Trump áp dụng nhiều biện pháp thuế quan

Vẫn tăng trưởng nhưng nhiều khó khăn

Ông nhận định thế nào về kinh tế thế giới và APAC vào năm 2025? Đâu là những thách thức lớn nhất?

Nền kinh tế toàn cầu sẽ mất đà vào năm 2025 nhưng sẽ không đến nỗi suy sụp dù các biện pháp thuế quan và chiến tranh thương mại đè nặng lên xuất khẩu, chi phí đầu tư. Chúng tôi dự kiến tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại một chút, xuống còn 2,6% trong năm nay.

Những thay đổi trong chính sách của Mỹ khiến lạm phát ở nước này có khả năng sẽ ở mức cao, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn việc cắt giảm lãi suất điều hành, nên lãi suất điều hành tiếp tục ở mức cao. Vì thế, ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế khác có thể cũng nhận thức cần giữ lãi suất điều hành cao hơn so với dự kiến trước đây, nhằm ngăn chặn nội tệ giảm giá sâu. Điều này sẽ khiến chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư ở nhiều khu vực ở APAC chịu áp lực.

Kinh tế APAC vẫn tăng trưởng trong năm 2025 và 2026, nhưng mức tăng trưởng sẽ thấp hơn so với mức được dự kiến trước cuộc bầu cử của Mỹ hồi tháng 11.2024. Ngoài nhu cầu trong nước yếu, một thách thức lớn mà các nền kinh tế APAC phải đối mặt là mối đe dọa từ thương chiến leo thang.

Các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ và những quốc gia nhận được lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc đặc biệt có nguy cơ bị Washington tăng thuế. Nhiều nền kinh tế ở cả Đông Nam Á lẫn Đông Bắc Á đứng trước nguy cơ này. Vì xuất khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế APAC, nên khi hàng hóa bị áp thuế quan cao hơn dự kiến hoặc gặp tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế này.

Rủi ro trực tiếp lẫn gián tiếp, không dễ hưởng lợi

Cụ thể hơn, các nền kinh tế APAC sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường áp dụng biện pháp thuế quan?

Nhiều nền kinh tế APAC phụ thuộc lớn vào thương mại, nên các biện pháp thuế quan sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc và một số nền kinh tế ở Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu khác sẽ bị ảnh hưởng về giá thành hàng hóa.

Đối với APAC, sau khi nhậm chức thì Tổng thống Trump chủ yếu chỉ mới có các động thái về thuế với Trung Quốc, nhưng các nền kinh tế khác trong khu vực chưa hẳn “thoát nạn” vì hầu hết các nền kinh tế APAC đều có thặng dư thương mại với Mỹ, nên đều nằm trong tầm ngắm của chính quyền Mỹ dưới thời ông Trump.

Ngay cả khi không bị Mỹ áp các biện pháp thuế quan, các nền kinh tế APAC vẫn chịu tác động tiêu cực khi xảy ra trục trặc trong quan hệ thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc cùng các đối tác thương mại khác.

Một số nền kinh tế APAC có thể đã hưởng lợi từ thương chiến Mỹ – Trung trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Nhưng lần này thì khác vì các nền kinh tế khó có thể thoát khỏi tổn thất. Thật vậy, các nền kinh tế ở APAC bị lệ thuộc vào xuất khẩu thì có thể đặc biệt dễ bị tổn thương trước các biện pháp thuế quan và quan hệ thương mại quốc tế xấu đi.

Còn nền kinh tế VN năm 2025 thì sao, thưa ông?

Nền kinh tế VN tất nhiên sẽ đối mặt nhiều thách thức dù đã tăng trưởng hơn 7% vào năm ngoái. Thách thức đến từ xuất khẩu. Vì thương chiến Mỹ – Trung sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng và nhu cầu ở cả hai nền kinh tế này. Trong khi đó, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều là các thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ lực của VN. Khi thị trường tiêu dùng bị ảnh hưởng thì sẽ giảm số lượng đặt hàng.

Khuyến nghị cho VN

Như vậy, theo ông, VN nên có những biện pháp, chính sách nào?

Chúng tôi kỳ vọng VN tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế trong nước để bù đắp cho rủi ro từ tăng trưởng xuất khẩu. Tháng 1 vừa qua, Chính phủ VN đã gia hạn mức giảm 2 điểm phần trăm của thuế suất giá trị gia tăng (VAT) đối với một số hàng hóa và dịch vụ cụ thể để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và giảm chi phí kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước VN nên xem xét chính sách nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn chặn tỷ giá hối đoái mất giá. Ngoài hỗ trợ trực tiếp về phía cầu, chính phủ sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, điều này rất quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn.

Chúng tôi cũng kỳ vọng VN thúc đẩy đàm phán với Mỹ để tránh, hoặc hạn chế bị áp dụng các biện pháp thuế quan. Bên cạnh đó, VN cần tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ở châu Âu và các nơi khác để giảm sự phụ thuộc vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc.

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2025 giữa thương chiến Mỹ - trung - Ảnh 2.

Ông Tập Cận Bình gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp tư nhân ngày 17.2

Ông Tập Cận Bình gặp lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân

Trong cuộc gặp gỡ lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân ngày 17.2, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ khu vực tư nhân có triển vọng rộng mở và tiềm năng to lớn trong kỷ nguyên mới. Ông Tập khẳng định đây là “thời điểm vàng” để doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình, Tân Hoa xã đưa tin. Tại cuộc họp, ông Tập bày tỏ mong muốn các bên nỗ lực đạt đồng thuận và củng cố lòng tin, qua đó thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển lành mạnh, có chất lượng cao.

Nhà lãnh đạo cho biết Trung Quốc cam kết kiên trì củng cố và phát triển khu vực công song song khuyến khích, hỗ trợ và định hướng sự phát triển của khu vực tư nhân. Ông Tập Cận Bình nêu ra những khó khăn, thách thức hiện nay mà khu vực tư nhân có thể vượt qua, đồng thời kêu gọi niềm tin vào tương lai. Ông cũng khẳng định Trung Quốc sẽ hết lòng bảo vệ các quyền hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân và doanh nhân theo luật định, tháo gỡ rào cản để doanh nghiệp cạnh tranh công bằng trên thị trường.

Bảo Hoàng




Nguồn: https://thanhnien.vn/kinh-te-chau-a-thai-binh-duong-giua-vong-xoay-thuong-chien-185250218222000536.htm

Cùng chủ đề

Thông tấn xã Việt Nam đoạt giải nhất Giải Báo chí các hãng thông tấn châu Á

(CLO) Các tác phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đạt giải gồm tác phẩm ở hạng mục bài viết có tiêu đề “Báu vật truyền đời từ đàn ong rừng” và tác phẩm ở hạng mục phóng sự ảnh với chủ đề “Độc đáo vật cầu nước...

Địa phương nào có quy mô kinh tế lớn nhất Việt Nam?

Địa phÆ°Æ¡ng này dẫn đầu cả nước với GRDP 2024 đạt 1,17 triệu tá»· đồng, tăng 7,17% trong năm 2024. TP.HCMTP.HCM dẫn đầu cả nước với GRDP năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,17%, tương đương 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.Kinh tế TP.HCM được đánh giá, duy trì đà phục hồi ổn định với tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Khu vực dịch vụ tăng trưởng...

Ông Tập gặp các ông lớn công nghệ Trung Quốc, có Alibaba và DeepSeek

Tham dự buổi tọa đàm thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có các ông lớn trong ngành công nghệ như Alibaba, DeepSeek, Tencent và Unitree Robotics. Bên cạnh kêu gọi xử lý các thách thức mà doanh nghiệp tư nhân phải đối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây ra đột quỵ bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, rung nhĩ, béo phì, bệnh tim, tiểu đường, hút thuốc... ...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ sức khỏe trái tim mình. ...

Bài đọc nhiều

Mỹ và Nga sắp bàn về Ukraine tại Ả Rập Xê Út

Hạ nghị sĩ Mỹ Michael McCaul cho biết mục đích của các cuộc đàm phán sắp tới giữa giới chức Mỹ và Nga tại Ả Rập Xê Út là sắp xếp một cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga...

Bói toán, đoán mệnh bằng AI

Dịp năm mới, không ít người lui tới sảnh triển lãm Ground Seoul thuộc khu Insa-dong, trung tâm Seoul (Hàn Quốc), để thử thời vận với ShamAIn, hệ thống bói toán, đoán mệnh dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI). ...

Bắt đầu đàm phán ngừng bắn Gaza giai đoạn 2

Hôm qua 2.2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khởi hành sang Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump và bàn về các vấn đề quan trọng cho hòa bình Trung Đông. ...

Thủ tướng Campuchia thăm Philippines vào tuần tới

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr sẽ chào đón Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Philippines từ ngày 10-11/2.

Cùng chuyên mục

Mỹ sẽ điều chỉnh lệnh cấm vận Nga tùy theo thỏa thuận Ukraine

Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ rằng Washington có thể tăng cường hoặc nới lỏng lệnh cấm vận lên Nga tùy vào sự sẵn sàng của Moscow trên bàn đàm phán về chiến sự Ukraine. ...

Anh, Pháp muốn lập lực lượng bảo vệ Ukraine sẽ nhiều thách thức

Anh và Pháp được cho là đang lên kế hoạch thành lập một 'lực lượng trấn an' của châu Âu để đảm bảo Nga sẽ không tấn công Ukraine một lần nữa nếu đạt được một lệnh ngừng bắn và thỏa thuận hòa...

Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Lãnh đạo Pháp và Anh lên lịch đến Washington vào tuần tới, tham dự các cuộc đàm phán cấp cao về xung đột Nga-Ukraine khi chính quyền Mỹ thúc đẩy giải pháp ngoại giao.

Củng cố động lực tăng trưởng lành mạnh trong quan hệ Trung Quốc-New Zealand

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 25-27/2, theo lời mời của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Mỹ cắt giảm nhân sự ngoại giao tại Trung Quốc, Nga giành lại lãnh thổ ở tỉnh Kursk, Ai Cập tuyên bố tái thiết...

Tổng thống Trump hối thúc Ukraine tổ chức bầu cử, Mỹ chỉ trích “hành động liều lĩnh” Trung Quốc ở Biển Đông, Nga tiếp tục tấn công hạ tầng trọng yếu của Ukraine, EU cân nhắc bảo đảm an ninh cho Kiev thời hậu chiến…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có...

Một cổ phiếu từng tăng 700% sắp bị đình chỉ giao dịch, thị giá không đủ cốc trà đá

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa có quyết định chuyển cổ phiếu KPF của Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch. ...

Mới nhất