Trang chủNewsThế giớiKinh tế châu Á giữa sóng gió vì thuế của Mỹ

Kinh tế châu Á giữa sóng gió vì thuế của Mỹ

Việc Mỹ tăng thuế đối với ô tô cũng như nhiều loại hàng hóa khác đang tác động lớn đến kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, nhưng các nền kinh tế khu vực vẫn còn động lực quan trọng để phát triển.

Mới nhất, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu và xe tải nhẹ bắt đầu từ tuần tới. Động thái này dẫn đến thương chiến toàn cầu leo thang thêm bước mới, khiến giới chuyên gia ngành công nghiệp ô tô dự đoán sẽ đẩy giá xe lên cao và gây ảnh hưởng chuỗi cung ứng.

Ô tô Nhật Bản, Hàn Quốc đều gặp khó

Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Công ty phân tích Moody’s đánh giá tác động của diễn biến trên đối với các nền kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Kinh tế châu Á chao đảo trước thuế ô tô Mỹ tăng cao - Ảnh 1.

Mẫu xe Tundra của Toyota (Nhật Bản) được lắp ráp hoàn thiện tại một cơ sở của bang Texas (Mỹ)

Cụ thể, mức thuế trên sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản là ô tô được vận chuyển đến Mỹ. Trong trường hợp của Hàn Quốc, con số này là 4%. Phản ứng sau diễn biến trên, thị trường chứng khoán ở cả hai quốc gia này đều bị ảnh hưởng khi cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô lao dốc. Mức thuế như vậy sẽ làm suy yếu niềm tin, ảnh hưởng đến sản xuất và giảm đơn đặt hàng. Với chuỗi cung ứng phức tạp trong sản xuất ô tô, tác động sẽ ảnh hưởng khắp nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc. Công ty phân tích Moody’s ước tính nguyên nhân vừa nêu có thể khiến tăng trưởng kinh tế của các nước này giảm từ 0,2 – 0,5 điểm phần trăm.

Cũng theo phân tích trên, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ tăng cường đầu tư vào Mỹ nhằm đàm phán các biện pháp miễn trừ hoặc giảm thuế quan. Vừa qua, Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) đã công bố khoản đầu tư 21 tỉ USD vào Mỹ để sản xuất ô tô và phát triển chuỗi cung ứng vật liệu quan trọng.

Không chỉ đối mặt khó khăn do việc bị tăng thuế trực tiếp, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Hàn Quốc còn gặp phải thách thức gián tiếp do đang duy trì các cơ sở sản xuất tại Mexico và Canada. Điển hình, các hãng xe Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan và Mazda, cùng hãng ô tô Hàn Quốc KIA đều đang có các nhà máy ở Mexico và Canada. Chính vì thế, Mỹ và các nước láng giềng leo thang thương chiến sẽ khiến cho các hãng vừa nêu đối mặt nhiều áp lực khác.

Động lực tăng trưởng nội tại

Trong khi đó, Standard & Poor’s (S&P) Ratings, nhà xếp hạng tín nhiệm tín dụng hàng đầu thế giới, vừa có báo cáo mới chỉ ra động lực tăng trưởng cho khu vực APAC vốn đang đối mặt căng thẳng vì thuế quan của Mỹ.

Tuy nhiên, báo cáo của S&P Ratings dẫn nhận định của ông Louis Kuijs, trưởng kinh tế gia APAC của S&P Ratings, cho rằng: “Mặc dù chúng tôi đã điều chỉnh giảm nhiều dự báo về GDP của các nước, nhưng các điều chỉnh đều nhỏ. Cân đối các chính sách phản ứng và áp lực bên ngoài tác động đến APAC, chúng tôi vẫn nhấn mạnh khả năng phục hồi của các nền kinh tế trong khu vực”.

Cụ thể, báo cáo trên vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc là mức 4,1% vào năm 2025 và 3,8% vào năm 2026. Tuy nhiên, báo cáo đã điều chỉnh thành phần tăng trưởng của Trung Quốc năm 2025 theo hướng dự kiến xuất khẩu yếu hơn và nhu cầu trong nước mạnh hơn.

“Tăng trưởng của Trung Quốc vào cuối năm 2024 tốt hơn chúng tôi dự báo. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng của quốc gia này vào năm 2025. Hơn nữa, mục tiêu tăng trưởng và kích thích tài khóa năm 2025 của Trung Quốc hướng đến tham vọng lớn hơn dự báo của S&P Ratings trước đó”, ông Kuijs lý giải nguyên nhân S&P Ratings vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2025.

Cũng theo đó, một số nền kinh tế APAC có khả năng phải đối mặt với thuế quan trực tiếp của Mỹ khi Washington đang có kế hoạch tăng “thuế quan có đi có lại” đối với các đối tác thương mại và mức thuế đối với dược phẩm và chất bán dẫn sau khi đã tăng thuế đối với ô tô.

Úc, Indonesia, New Zealand và Philippines sẽ ít có nguy cơ bị Washington tăng thuế hơn vì các nước này thường có thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hóa Mỹ. Bên cạnh đó, thặng dư thương mại song phương giữa các nước vừa nêu với Mỹ cũng không lớn, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực cũng không nằm trong danh sách mục tiêu áp thuế ở trên.

“Tuy nhiên, toàn bộ APAC sẽ gánh chịu tác động gián tiếp của tình trạng hỗn loạn thuế quan. Tăng trưởng chậm lại trên thị trường toàn cầu do xung đột thương mại và sự bất ổn chính trị sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu”, ông Kuijs đánh giá và cho rằng: “Ngoài ra, các nhà sản xuất châu Á sẽ cảm thấy áp lực từ các nhà sản xuất Trung Quốc khi các nhà sản xuất Trung Quốc mở rộng thị trường sang các nước khác để thay thế thị trường Mỹ”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/kinh-te-chau-a-giua-song-gio-vi-thue-cua-my-185250328230824733.htm

Cùng chủ đề

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đẩy mạnh thương mại tự do giữa căng thẳng toàn cầu

(CLO) Ba nền kinh tế lớn của châu Á - Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - đã đạt thỏa thuận vào ngày 30/3 về việc tăng cường thương mại tự do, theo tuyên bố chung sau cuộc họp cấp cao tại Seoul. ...

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Hãng AFP ngày 30.3 đưa tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cân nhắc giảm 1/5 chi tiêu, trong bối cảnh nguồn tài trợ bị gián đoạn. ...

Nhà ông Trump dồn sức mạnh nhất vào VN; 4 đại dự án nghìn tỷ vào diện theo dõi

Tập đoàn nhà ông Donald Trump dồn sức mạnh nhất vào Việt Nam; điểm chung của 4 đại dự án nghìn tỷ vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo TƯ; tỷ phú Phạm Nhật Vượng giàu hơn ông Donald Trump... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua. Tập đoàn nhà ông Donald Trump đẩy  mạnh đầu tư vào Việt Nam Trump Organization - tập đoàn nhà Tổng thống Mỹ Donald Trump - có thể thực hiện...

Ukraine nêu trường hợp không ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28.3 tuyên bố sẽ không ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ nếu thỏa thuận đe dọa đến việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), theo trang tin The Kyiv Independent. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Người tị nạn Afghanistan vội vã đi đâu? Thủ tướng Hà Lan thăm Malaysia, Mỹ đang kết nối với lãnh đạo Hamas

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 1/11.

Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump “thoát” một lời tuyên án

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Ông Zelensky cáo buộc Nga tấn công hạ tầng dân sự Ukraine sau cuộc điện đàm Trump-Putin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tố Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự vài giờ sau khi Moscow đồng ý tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. ...

Vàng Nga đi đâu sau các lệnh trừng phạt của phương Tây?

Hồ sơ hải quan của Nga cho thấy, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã trở thành một trung tâm thương mại quan trọng đối với vàng của Nga kể từ khi các lệnh trừng phạt của phương Tây cắt đứt các tuyến đường xuất khẩu truyền thống của Nga.   Trước khi cuộc xung đột Nga – Ukraine diễn ra vào ngày 24/2/2022, vàng của Nga thường được chuyển đến London, một trung tâm...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Mới nhất