Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế Anh rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, "vũ khí" của...

Kinh tế Anh rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, “vũ khí” của London phản tác dụng, lỗi tại Brexit?


Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Anh hiện là một trong những vấn đề có thể lấy đi số lượng lớn phiếu ủng hộ Thủ tướng Rishi Sunak trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Cuộc khảo sát của YouGov từ 10-11/7 cho thấy, 43% cử tri sẽ bỏ phiếu cho đảng Lao động đối lập và chỉ 25% cho Thủ tướng Rishi Sunak.

EU còn nhiều việc phải làm, nhất là giải quyết mâu thuẫn giữa một số nước thành viên về ngân sách phòng chống đại dịch, phục hồi kinh tế, vấn đề “hậu Brexit”. (Nguồn: IFL)
Kinh tế Anh rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, ‘vũ khí’ của London phản tác dụng, lỗi tại Brexit?. (Nguồn: IFL)

Số liệu mới nhất cho thấy, nền kinh tế Anh có khởi đầu mờ nhạt vào năm 2023 khi lạm phát ảnh hưởng đến cả thu nhập khả dụng của các hộ gia đình. Và các nhà kinh tế nhận thấy, nguy cơ suy thoái sắp xảy ra khi lãi suất tăng cao hơn tiếp tục gây tổn hại ngay cả khi lạm phát giảm bớt.

Lạm phạt hạ nhiệt, sao người dân chưa bớt lo lắng?

Lạm phát ở Anh – nơi người dân chịu sức ép tiêu dùng lớn hơn hầu hết nước giàu khác – đã tạm hạ nhiệt. Cụ thể, giá tiêu dùng tháng 6 đã giảm đôi chút xuống 7,9% so với cùng kỳ 2022, theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS). Hồi tháng 5, lạm phát tại nước này đã lên đến 8,7%.

Dữ liệu bất ngờ này khiến cổ phiếu của Anh tăng mạnh với hy vọng rằng Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ không cần tăng lãi suất mạnh như dự đoán trước đây. Tuy nhiên, lạm phát giảm tốc giúp giới đầu tư lạc quan, nhưng người dân Anh còn chịu áp lực lớn khi giá cả hàng hóa và lãi vay vẫn đắt đỏ. Giá tiêu dùng của Anh tiếp tục tăng quá nhanh, tốc độ nhanh hơn so với hầu hết nước giàu khác. Điều này đang dẫn đến mức giảm thu nhập thực tế lớn nhất trong 70 năm của người dân.

Chịu áp lực bởi lạm phát gia tăng, đã lên mức cao nhất trong 41 năm, chi phí sinh hoạt đang tăng nhanh hơn thu nhập. Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra và vẫn giảm chậm kể từ đó.

Cuộc khảo sát do ONS thực hiện từ ngày 28/6 – 9/7 với 2.156 người tham gia cho thấy, gần một phần ba người Anh được hỏi đang sử dụng tiền tiết kiệm để thanh toán các hóa đơn, gần một nửa gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà và nợ ngân hàng.

Trong năm qua, Anh đã trải qua các cuộc đình công trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải và giáo dục khi các công nhân đấu tranh để bảo vệ sức mua của họ.

Tuy nhiên, “vũ khí” chính trong cuộc chiến chống lạm phát vẫn là quyết định về nâng lãi suất do BoE quyết định. Trong khi, các nhà hoạch định chính sách lập luận rằng, phải mất thời gian để việc tăng lãi suất phát huy tác dụng.

Như vậy, việc siết chặt chi tiêu của các hộ gia đình dường như sẽ tiếp tục diễn ra khi BoE đã mạnh tay tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 15 năm lên mức 5% vào tháng 6 và các nhà đầu tư nhận thấy, rất ít dấu hiệu cho thấy ngân hàng này sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Hôm nay (21/9), người dân lại đang ‘nín thở’ chờ đợi quyết định lãi suất của BoE.

64/65 nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters mới đây vẫn nhận định, BoE sẽ nâng lãi suất từ 5,25% lên 5,5%, mức cao nhất kể từ năm 2007.

Chuyên gia Ashley Webb của Công ty tư vấn Capital Economics cho rằng, “Dữ liệu GDP đã xác nhận nền kinh tế Anh đã thoát khỏi suy thoái vào đầu năm 2023. Nhưng với khoảng 60% lực cản từ lãi suất cao hơn vẫn chưa được cảm nhận rõ ràng, chúng tôi vẫn cho rằng, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng khó khăn trong những tháng cuối cùng của năm”.

Brexit chính là ‘thủ phạm’?

Hiện tại đang có nhiều thông tin không tích cực về nền kinh tế Anh, trong khi có không ít ý kiến đổ lỗi cho việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Tuy nhiên, thực tế cho thấy không hẳn như vậy.

Về mặt chính trị, vấn đề về Brexit dường như ngày càng rõ ràng ở nước Anh, nhiều người tin rằng việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) là một thất bại. Khoảng 60% trong số họ cho rằng, quyết định này “là một sai lầm”, chỉ 10% cho rằng, Brexit đang diễn ra tốt đẹp ở thời điểm “hiện tại” và 30% cho rằng nó sẽ tích cực “về lâu dài”.

Trong hoàn cảnh như vậy, tất cả những điều tồi tệ của đất nước cuối cùng đều có thể đổ lỗi cho Brexit, từ lạm phát tăng vọt, trường học xuống cấp, danh sách bệnh nhân xếp hàng dài trong bệnh viện, kinh tế trì trệ… Nhưng thực tế có phải như vậy?

Ngày 1/9, ONS đã công bố một bản sửa đổi thống kê quan trọng, trong đó có những số liệu liên quan đến năm 2020 và 2021 của thời kỳ đại dịch, với kết luận rằng, nền kinh tế Anh mạnh hơn đáng kể so với ước tính ban đầu.

Trong quý IV/2021, GDP của nước này cuối cùng cao hơn 0,6% so với cùng kỳ năm 2019, trước khi đại dịch diễn ra, thay vì thấp hơn 1,2% như tính toán trước đó. Đột nhiên, với gần hai điểm GDP được lấy lại, có thể thấy kinh tế Anh dường như hoạt động không đến nỗi tệ sau khi chia tay EU.

Nếu tính toán mới này là chính xác và nếu bản thân số liệu thống kê năm 2022 và 2023 không thay đổi hoàn toàn, thì điều này có nghĩa là nền kinh tế hiện cao hơn 1,5% so với mức trước đại dịch. Nó tương tự như Pháp, tốt hơn đáng kể so với Đức (0%), nhưng kém hơn Italy (2,1%), Nhật Bản (3,5%), Canada (3,5%) hoặc Mỹ (6,1%).

Rõ ràng, với số liệu tươi sáng này, chính phủ Anh có thể “ăn mừng”. Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt khẳng định: “Những số liệu này cho thấy chúng tôi đã phục hồi tốt hơn nhiều nền kinh tế G7 khác”. Vậy có đúng là Brexit không có tác động xấu gì đối với nền kinh tế Anh?

Tuy nhiên, trở lại ngày 1/1/2021, khi Anh rời khỏi thị trường chung châu Âu và kể từ đó, tất cả các doanh nghiệp xuất hoặc nhập khẩu đều phải đối mặt với hàng rào kiểm tra biên giới. Brexit chắc chắn đã có ảnh hưởng về quan hệ thương mại với châu Âu.

Ngay cả những nhà kinh tế ủng hộ Brexit cũng nhận ra điều này. Julian Jessop, một nhà kinh tế độc lập, viết trên tờ Daily Telegraph: “Bản thân số liệu hiện tại không đủ để chứng minh rằng Anh không bị ảnh hưởng bởi Brexit”.

Phó chủ tịch Tập đoàn tư vấn Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và kinh doanh CBER – Douglas McWilliams, người từng ủng hộ Brexit, đã cảnh báo: “Sự thật là trước Brexit, kinh tế Anh đã hoạt động tốt hơn một chút so với các nước EU đồng hạng, còn bây giờ, nước này hoạt động kém tương tự”.

Vấn đề là trong bối cảnh hậu một đại dịch chưa từng có và một cuộc xung đột quân sự còn đang tiếp diễn ở châu Âu – hai cú sốc lớn, rất khó để phân loại những tác động chỉ đến từ việc rời khỏi EU. Nhằm xác định mức độ thiệt hại, Nhà kinh tế John Springford của Viện nghiên cứu Centre for European Reform đã so sánh nền kinh tế Anh với 22 quốc gia khác có kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đương trước Brexit.

Sử dụng số liệu thống kê mới của Anh, ông tìm được khoảng cách 5 điểm GDP giữa nền kinh tế Anh “không Brexit” và nền kinh tế hiện nay. 5 điểm GDP bị mất trong 7 năm (tính từ thời điểm trưng cầu dân ý năm 2016), “đó là một cú xì hơi từ từ”, ông chỉ rõ.

Có thể đúng như vậy, nhưng liệu cú sốc lớn như vậy có đáng tin không khi nền kinh tế Anh hiện đang hoạt động tốt (hoặc tệ) như nền kinh tế Pháp? Trong khi, một phần hoặc thậm chí phần lớn sự thay đổi hiện nay có thể là do Brexit, hoặc các yếu tố khác xen cài như chính sách tài khóa của Mỹ, hoặc sự tăng tốc phục hồi kinh tế ở Hy Lạp…

Chuyên gia Julian Jessop thì tin rằng, tác động của Brexit gần như không đáng kể. Ông cho rằng, tác động tiêu cực của Brexit với GDP của Anh chỉ khoảng là 2-3% GDP.

Sau cùng, tất nhiên không ai tin có bất kỳ lợi ích kinh tế nào từ việc Anh rời khỏi thị trường chung châu Âu. Và thực tế là cường độ trao đổi thương mại của Anh đã giảm và tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng hơn khi xu hướng tự do di chuyển của người lao động kết thúc.

Cuối cùng, có lẽ không phải là vấn đề chính, theo chuyên gia McWilliams, thành công của Anh phụ thuộc vào “khả năng quản lý của đất nước tốt thế nào”. Chuyên gia này đặc biệt đề cập khả năng quản lý quá trình khử carbon của nền kinh tế và giải quyết tình trạng bất ổn trong khu vực nhà nước. Theo ông, bàn tới tác động từ Brexit hiện giờ chỉ là thứ yếu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm...

“Vũ khí thương mại” của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Tờ The Times nhận định, nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump đặt ra những thách thức đáng kể đối với Vương quốc Anh và mối quan hệ đặc biệt trên nhiều lĩnh vực - trong đó kinh tế, quốc phòng và các mối quan hệ chính trị là những lĩnh vực quan trọng nhất.

Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể xóa sổ gần 1% quy mô nền kinh tế Anh nếu ông ấy "hạ bút" chính thức áp thuế quan đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới, như kế hoạch đã vạch ra trước cuộc bầu cử.

GDP Trung Quốc tăng 4,6% trong quý 3, chậm nhất trong hơn một năm

SCMP đưa tin, ngày 18/10, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này tăng 4,6% trong quý 3, mức tăng trưởng quý thấp nhất kể từ giữa năm ngoái.Trong tuyên bố, NBS cho biết nền kinh tế Trung Quốc “nhìn chung ổn định với tiến triển vững chắc” ngay cả khi phải đối mặt với “môi trường bên ngoài phức tạp và khắc nghiệt”, trong khi diễn biến kinh...

Anh khẳng định về “sự tái thiết” quan hệ với EU, mong muốn Brexit hoạt động vì lợi ích của các bên

Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 2/10 đã gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, trong chuyến thăm đầu tiên tới Brussels trên cương vị mới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài đọc nhiều

Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, cả nước đang giao dịch trong khoảng 58.000-64.000 đồng/kg. Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế bán heo khi chưa đủ tuổi.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá vàng thế giới sẽ bật tăng, vàng “chiến thắng” trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024?

Giá vàng hôm nay 3/7/2024, ghi nhận biến động của giá vàng nhẫn theo đà tăng của thị trường thế giới. Giá vàng thế giới được cho vẫn trong xu hướng tăng mạnh khi mức giá chung vẫn duy trì ở mức hỗ trợ trên 2.300 USD/ounce.

Dự báo sự khó lường của thị trường dầu thế giới nửa cuối năm 2024

Trong nửa cuối năm 2024, thị trường dầu thế giới diễn biến khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố như việc điều chỉnh kế hoạch sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước sản xuất dầu đồng minh (OPEC+), các dự báo trái chiều về nhu cầu dầu hay căng thẳng tại Trung Đông.

Cùng chuyên mục

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 26/1: Tuần giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 26/1, tuần này, giá dầu Brent đã giảm 2,8%, giá dầu WTI giảm 4,1%. Giá dầu chính thức khép lại chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp và xác lập tuần giảm đầu tiên trong vòng 5 tuần qua.

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio. ...

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Mới nhất

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn...

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. ...

Những con người “không thấy ngày nghỉ Tết” ở Hà Nội

Khi khắp nơi đang rộn ràng không khí đón Tết, nhà nhà sum vầy chờ đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thì vẫn có những người lặng lẽ làm việc, mưu sinh. Họ miệt...

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper khiến dân mạng xúc động

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper trong dịp Tết Nguyên Đán đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. ...

Mới nhất