Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích...

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025


Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp, tăng trưởng thương mại quốc tế, đầu tư công và chính sách kinh tế linh hoạt.

Petrovietnam duy trì sản lượng khai thác dầu thô trung bình đạt 7,5-8,5 triệu tấn/năm, sản lượng khí đạt 6-8 tỷ m³/năm. (Ảnh: Khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.)
Petrovietnam duy trì sản lượng khai thác dầu thô trung bình đạt 7,5-8,5 triệu tấn/năm, sản lượng khí đạt 6-8 tỷ m³/năm. (Ảnh: Khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.)

Sản xuất công nghiệp và thương mại quốc tế là động lực tăng trưởng

Năm 2024, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 46,2% vào tổng GDP, với tốc độ tăng trưởng đạt 8,2%. Trong đó, sản xuất điện tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong khi ngành xây dựng tăng 7,5%. Đây là kết quả của những nỗ lực đẩy mạnh đầu tư công và khích lệ những dự án hạ tầng quốc gia như các dự án cao tốc Bắc-Nam và sân bay Long Thành.

Từ đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng 8,4%, cao hơn rõ rệt so với mức 1% cùng kỳ năm 2023. Ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su (+25,6%), đồ nội thất (+24,7%), và xe có động cơ (+18,3%) đã ghi nhận những bước nhảy vọt. Tuy nhiên, khai khoáng là điểm trừ khi suy giảm 7,3% do giá bán dầu và than thấp.

Nhìn sang thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm nhấn trong năm 2024. Đây không chỉ là minh chứng cho năng lực hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam mà còn thể hiện khả năng thích ứng với các biến động toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 369,9 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Thành tựu này đã góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối, củng cố sự ổn định kinh tế vĩ mô, và tạo thêm dư địa cho các chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh động lực tốt từ các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, máy móc và gỗ, mà còn đánh dấu sự khôi phục mạnh mẽ trong thương mại quốc tế. Điều này góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời cải thiện dự trữ ngoại hối, đảm bảo khả năng linh hoạt trong các chính sách tài khóa và tiền tệ.

“Các lợi ích này tạo ra “bộ đệm” tài chính, giúp Việt Nam đối phó tốt hơn với biến động toàn cầu và thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế. Đây là bước nhảy vọt từ suy giảm 6% trong năm 2023. Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử (+26.3%), máy móc (+21.6%) và gỗ (+21.2%) đã đạt mức tăng trưởng cao”, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội (MBS) nhận định.

Thị trường Mỹ tiếp tục là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 108,9 tỷ USD, tăng 24%. Xuất khẩu sang EU tăng 18,1%, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhẹ 0,9%, cho thấy nhu cầu tại Trung Quốc chưa phục hồi hoàn toàn.

Mặt khác, nhập khẩu đã tăng mạnh 16,4%, đặc biệt là các nguyên vật liệu sản xuất như thiết bị điện tử (+22,4%) và sắt thép (+20,3%). Tính đến cuối năm, Việt Nam đạt thặng dư thương mại 24,3 tỷ USD, phản ánh sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng. Thặng dư này còn cho thấy sự gia tăng năng lực xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giúp giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô. Điều này không chỉ củng cố tính tự chủ kinh tế mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đầu tư công lan toả hỗ trợ lực cầu cho nền kinh tế

Theo MBS, Việt Nam trong năm 2024 đã tăng tốc đầu tư công, nhất là trong những dự án quốc gia. Tổng lượng vốn đầu tư công đạt 572 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024, hoàn thành 73,5% kế hoạch năm. Tuy nhiên, đạt mục tiêu 95% vẫn là thách thức do khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thủ tục hành chính. Đặc biệt, những dự án trọng điểm như cao tốc Bắc-Nam và sân bay Long Thành đã được đẩy nhanh tiến độ nhờ các giải pháp quyết liệt từ chính phủ.

Quá trình vượt cam go hoàn thành Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đã góp phần khẳng định người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm chủ các công nghệ, các dự án lớn
Quá trình vượt cam go hoàn thành Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đã góp phần khẳng định người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm chủ các công nghệ, các dự án lớn.

Ngoài ra, mức tăng trưởng vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước đạt 2,4% so với cùng kỳ, cho thấy nỗ lực trong việc tối ưu hóa nguồn vốn. Các dự án như đường dây 500kV mạch 3 và các tuyến cao tốc trọng yếu đã góp phần cải thiện đáng kể năng lực vận tải và thúc đẩy liên kết vùng. Việc tập trung vào đầu tư công không chỉ cải thiện hạ tầng mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích hoạt động của các ngành công nghiệp và xây dựng, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn diện.

Vốn FDI thực hiện đạt mức cao nhất trong 5 năm với 21,68 tỷ USD, tăng 7,1%. Các dự án đăng ký mới như nhà máy Bio-BDO (730 triệu USD) và Foxconn Quảng Ninh (đồng góp 278,2 triệu USD) là minh chứng cho xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Đáng chú ý, các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tiếp tục dẫn đầu, chiếm 64,4% tổng vốn FDI đăng ký mới, cho thấy sức hút mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thu hút các dự án công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn.

Vốn FDI thực hiện đạt mức cao nhất trong 5 năm với 21,68 tỷ USD, tăng 7,1%. Các dự án đăng ký mới như nhà máy Bio-BDO (730 triệu USD) và Foxconn Quảng Ninh (đồng góp 278.2 triệu USD) là minh chứng cho xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam.

Trong khi đó, tiêu dùng nội địa dần ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong năm 2024 tăng 8,8%, nhưng chỉ tăng 5,8% khi loại trừ yếu tố lạm phát. Mặc dù vậy, du lịch là điểm sáng với hơn 15,8 triệu du khách quốc tế, tăng 41% so với năm ngoái.

Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách để khích cầu như giảm thuế VAT xuống 8% đến năm 2025 và tăng lương cơ sở 30%. Những chính sách này đã có tác động tích cực đến tiêu dùng nội địa, đặc biệt vào nửa cuối năm 2024 khi sức mua được cải thiện rõ rệt nhờ thu nhập tăng lên và giá cả ổn định hơn. Các ngành bán lẻ và dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng trưởng khả quan trong giai đoạn này, cho thấy hiệu quả từ các biện pháp khích cầu. Tuy nhiên, người dân vẫn thận trọng trong chi tiêu do những rủi ro về lạm phát.

Kiểm soát tốt lạm phát tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Các số liệu thống kê cho thấy, CPI trong 11 tháng đầu năm tăng 3,7%, dự báo cả năm đạt 3,9%, thấp hơn so với kỳ vọng. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng là tác nhân chính làm tăng CPI (+5,2%), do chi phí vật liệu đầu vào, chi phí thuê nhà tăng cùng với giá điện sinh hoạt (+7,7%) sau khi EVN điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ cuối năm ngoái. Nhóm thực phẩm và dịch vụ ăn uống cũng đóng góp lớn khi nhóm lương thực tăng mạnh 13%. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục tăng 5,98% do việc tăng học phí tại một số địa phương.

Dù CPI cao nhất được ghi nhận vào tháng 5 (4,4%), xu hướng hạ nhiệt từ tháng 6 đến cuối năm cho thấy động lực kiềm soát lạm phát hiệu quả từ chính phủ. Chính sách tiền tệ linh hoạt, kết hợp với các biện pháp giảm chi phí sản xuất đã giúp duy trì mỗi trường kinh tế ổn định và kiềm chế áp lực giá cả. Nhờ đó, Việt Nam đảm bảo được mục CPI bình quân dưới 4%, tạo tiền đề cho những cái cách chính sách khác trong năm 2025. Đây là những dấu hiệu tích cực, tạo điều kiện cho việc duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt trong năm 2025.

Về triển vọng năm 2025, MBS cho biết, Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với GDP dự kiến vượt 7%. Các yếu tố thúc đẩy bao gồm đầu tư công vào các dự án chiến lược như cao tốc Bắc-Nam và sân bay Long Thành, cùng với sự gia tăng dòng vốn FDI vào các ngành công nghiệp trọng điểm như năng lượng tái tạo và công nghệ cao. Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp Việt Nam đa dạng hóa đối tác thương mại và giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc vào một số ít thị trường. Những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ tiếp tục là nền tảng vững chắc để Việt Nam duy trì tăng trưởng ổn định trong trung và dài hạn.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/kinh-te-2024-phuc-hoi-vung-chac-tao-trien-vong-tich-cuc-cho-nam-2025-159218.html

Cùng chủ đề

Đồng bộ các giải pháp, khơi thông để phát triển nhanh và bền vững

Chiều 24/1, tại Thủ đô Hà Nội, sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với Báo cáo tổng...

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang: Tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm...

Mới đây, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tỉnh tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Quảng Bình gặp mặt phóng viên báo chí, văn nghệ sĩ nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

(NADS) - Sáng 21/1, tại TP Đồng Hới, Quảng Bình lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã tổ chức buổi gặp mặt phóng viên báo chí, văn nghệ sĩ nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh gửi lời tri ân, đồng thời lắng nghe những ý kiến đóng góp của đội ngũ những người làm báo và văn nghệ sĩ. ...

EXPO 2025: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với thế giới

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, tại thành phố Himeji, tỉnh Hyogo, đoàn Việt Nam đã tham dự Hội nghị quốc tế các bên tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2025 (IPM EXPO 2025) diễn ra vào ngày 16/1. ...

800 ấn phẩm báo chí được giới thiệu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

(CLO) Hội Nhà báo thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, UBND quận Hải Châu khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Báo chí Đà Nẵng đồng hành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

Giá vàng miếng SJC và 9999 trên thị trường tự do bất ngờ tăng mạnh

Sau khi các ngân hàng và công ty vàng đóng cửa nghỉ Tết, giá vàng trên thị trường tự do đã bất ngờ tăng mạnh. Giá vàng tăng mạnh do nguồn cung giảmGiá vàng thế giới đóng cửa tuần giao dịch ở mức 2.771,6...

Bị chính công ty con yêu cầu mở thủ tục phá sản, Rạng Đông Holding phải kê tài sản

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Rạng Đông Holding, Tòa án nhân dân TP.HCM đã yêu cầu công ty này phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu. Trong đó phải nộp danh sách tài sản, chủ nợ tính đến ngày 2-1-2025. ...

9 năm không chia cổ tức, lợi nhuận giữ lại Sacombank gần 28.500 tỉ sau lãi kỉ lục

Sacombank ghi nhận năm 2024 lãi kỉ lục khi lãi ròng đạt 10.087 tỉ đồng. Lợi nhuận hợp nhất chưa phân phối lũy kế đến cuối năm ngoái đạt 28.426 tỉ đồng, tăng hơn 8.000 tỉ đồng sau 12 tháng. Doanh thu từ lãi...

Nhựa Rạng Đông bất ngờ báo tin xấu ngay cuối năm

(NLĐO)- Trên thị trường, cổ phiếu RDP đã bị đình chỉ giao dịch do đã vi phạm nhiều quy định về công bố thông tin. ...

Mövenpick Cam Ranh 5 sao bị tố có giòi trong bình đựng sữa, resort này nói gì?

Du khách đang ăn tại một nhà hàng trong khu Mövenpick resort Cam Ranh (Khánh Hòa) phát hiện nhiều con giòi đang ngoe nguẩy trong bình đựng sữa. Phía resort nói đang tìm hiểu và kiểm tra kỹ lưỡng. Ngày 25-1, mạng xã hội...

Mới nhất

9 năm không chia cổ tức, lợi nhuận giữ lại Sacombank gần 28.500 tỉ sau lãi kỉ lục

Sacombank ghi nhận năm 2024 lãi kỉ lục khi lãi ròng đạt 10.087 tỉ đồng. Lợi nhuận hợp nhất chưa phân phối lũy kế đến cuối năm ngoái đạt 28.426 tỉ đồng, tăng hơn 8.000 tỉ đồng sau 12 tháng. ...

Ghé làng nghề “tỏa hương” dịp Tết

(NLĐO) - Trải qua bao thăng trầm, người se nhang ở xã Lê Minh Xuân vẫn bám trụ với nghề. Tết cổ truyền là thời điểm làng...

‘Anh Tây’ Kyo York diện áo dài Việt Nam, hát ca khúc mừng Xuân Ất Tỵ

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, ca sĩ người Mỹ Kyo York gây bất ngờ cho người hâm mộ khi cùng lúc tung ra chùm ca khúc mừng Tết Nguyên đán, với giai điệu vui tươi, giọng hát đẹp.

Nhựa Rạng Đông bất ngờ báo tin xấu ngay cuối năm

(NLĐO)- Trên thị trường, cổ phiếu RDP đã bị đình chỉ giao dịch do đã vi phạm nhiều quy định về công bố thông tin. ...

Ông Đỗ Văn Chiến thăm, tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K Tân Triều

NLĐO) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhân ung thư đang điều trị...

Mới nhất