Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKinh nghiệm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của...

Kinh nghiệm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của các nước

(VTE) – Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục đã được nhiều quốc gia triển khai thành công.

Hà Lan, Singapore, Malaysia… là những điển hình trong việc xây dựng chính sách ngôn ngữ hiệu quả. Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những quốc gia này để áp dụng vào thực tiễn.

Hà Lan: Hơn 95% người dân sử dụng tiếng Anh thành thạo 

Năm 2024, Hà Lan một lần nữa đứng số 1 trong Bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh toàn cầu 2024 (English Proficiency Index – EF EPI) do Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First công bố. 

Kinh nghiệm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của các nước - 1
Học sinh Hà Lan học tiếng Anh từ bậc tiểu học. (Ảnh: Expatica).

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), từ những năm 1990, tiếng Anh đã được coi là môn học chính ở Hà Lan cùng với Toán và tiếng Hà Lan. Học sinh Hà Lan học tiếng Anh từ bậc tiểu học. Để tốt nghiệp trung học, học sinh Hà Lan phải vượt qua một kỳ thi quốc gia bằng tiếng Anh.

Tiếng Anh và tiếng Hà Lan đều thuộc nhóm Germanic, có nhiều điểm tương đồng về từ vựng và ngữ pháp, nhờ đó, người Hà Lan học tiếng Anh cũng dễ dàng hơn. 

Các chuyên gia của OECD cho rằng, thành công của việc giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai ở Hà Lan có sự góp phần không nhỏ của việc phát triển các trường song ngữ. Có hơn 150 trường song ngữ đang hoạt động hiệu quả tại Hà Lan, giảng dạy chương trình theo tiếng Hà Lan và tiếng Anh. Khoảng 30 – 50% các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Tại Hà Lan, học sinh được khuyến khích và có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh ngoài trường học. Các chương trình truyền hình và phim nước ngoài đều đặt phụ đề tiếng Hà Lan nhưng không lồng tiếng.

Người Hà Lan tin rằng, việc lồng tiếng sẽ hạn chế khả năng tiếp cận ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng nghe. Nhờ đó, trẻ em Hà Lan làm quen với tiếng Anh từ rất sớm và gần như lớn lên cùng ngôn ngữ này. 

Đặc biệt, trong giáo dục đại học, Hà Lan đã thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế với chương trình đào tạo quốc tế bằng tiếng Anh hoàn toàn.

Hiện nay, 95% dân số Hà Lan sử dụng tiếng Anh thông thạo trong kinh tế, hành chính và đời sống hằng ngày.

Singapore: Chính sách song ngữ linh hoạt

Sau khi giành độc lập vào năm 1965, Singapore phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm sự phân mảnh sắc tộc, tài nguyên thiên nhiên hạn chế và nhu cầu khẳng định vị thế trên trường quốc tế. 

Đất nước Singapore bao gồm người Hoa, Malaysia, Ấn Độ… sinh sống với ngôn ngữ và tập quán văn hóa riêng. Trong bối cảnh này, Thủ tướng Lý Quang Diệu và Chính phủ Singapore đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục và hành chính, đồng thời duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ (Hoa, Mã Lai, Tamil) như ngôn ngữ thứ hai.

Từng là thuộc địa của Anh, Singapore có nền tảng tiếng Anh sẵn, đặc biệt là trong hành chính công và giáo dục. Quan trọng hơn, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ trung lập, không có sự liên kết về sắc tộc nhằm tránh sự chia rẽ trong xã hội. 

Kinh nghiệm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của các nước - 2
Singapore đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục và hành chính (Ảnh: Hiền Anh)

Năm 2024, Singapore đứng thứ 3 thế giới và đứng đầu châu Á về trình độ tiếng Anh, theo xếp hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh của Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First công bố ngày 13/11/2024. 

Singapore thành công trong việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính nhờ việc thiết lập chính sách, chiến lược rõ ràng, dài hạn cho giáo dục tiếng Anh ở các cấp học với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ. Các cấp và các ngành đều tích cực thúc đẩy việc nâng cao trình độ tiếng Anh như một chính sách ưu tiên trong phát triển.

Tại Singapore, tiếng Anh được đưa vào giảng dạy từ bậc mầm non. Đồng thời, quốc gia này duy trì giảng dạy song ngữ (tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh) đảm bảo bản sắc văn hóa được bảo tồn, đồng thời thúc đẩy sự tham gia toàn cầu. 

Singapore tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo viên tiếng Anh thông qua đào tạo và phát triển chuyên môn. Đồng thời, quốc gia này xây dựng chương trình giảng dạy nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế; ứng dụng công nghệ, tạo môi trường hỗ trợ khuyến khích sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học. Singapore đã triển khai chiến dịch “Speak Good English Movement” (Phong trào nói tiếng Anh chuẩn) để khuyến khích người dân sử dụng tiếng Anh chuẩn mực trong giao tiếp hằng ngày, tạo môi trường thuận lợi cho việc học và sử dụng tiếng Anh.

Malaysia: Cải cách giáo dục theo từng giai đoạn

Malaysia hiện nằm trong top 3 các quốc gia châu Á về trình độ tiếng Anh. Tuy nhiên, trước đó, quốc gia này đã từng thất bại trong việc chuyển đổi giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Năm 2003, Chính phủ Malaysia đưa ra chính sách Dạy và học Khoa học và Toán bằng tiếng Anh từ bậc tiểu học nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh và chuẩn bị tốt hơn cho nền kinh tế toàn cầu. 

Tuy nhiên, việc triển khai chính sách đã gặp phải nhiều thách thức. Các trường học ở nông thôn gặp khó khăn do thiếu giáo viên có trình độ tiếng Anh giỏi. Ngoài ra, nhiều học sinh cảm thấy khó nắm bắt các khái niệm toán học và khoa học phức tạp bằng ngôn ngữ thứ hai, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.

Năm 2009, sau nhiều cuộc tranh luận và phản hồi của công chúng, Chính phủ Malaysia đã công bố thay đổi chính sách. Từ năm 2012 trở đi, Toán và Khoa học sẽ được dạy bằng tiếng Mã Lai. 

Năm 2016, Malaysia giới thiệu Chương trình song ngữ, cho phép các trường lựa chọn dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Mã Lai. Chương trình song ngữ thể hiện cách tiếp cận đa sắc thái hơn, thừa nhận tầm quan trọng của tiếng Anh đồng thời tôn trọng vai trò của ngôn ngữ quốc gia.

Với các trường dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh, Bộ Giáo dục Malaysia đưa ra bộ tiêu chí bắt buộc các trường phải thực hiện như: Trường phải đủ tài nguyên; hiệu trưởng, giáo viên phải sẵn sàng thực hiện chương trình; chương trình phải nhận được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh và trường phải đạt được hiệu suất đào tạo khi thực hiện chương trình thì mới được thực hiện tiếp.

Từ năm 2018, hệ thống giáo dục Malaysia đã căn chỉnh chương trình học tiếng Anh theo khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ (CEFR), vốn là chuẩn mực quốc tế được công nhận về học ngôn ngữ và đánh giá. Việc căn chỉnh này nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh, đồng thời bảo đảm học sinh đạt tiêu chuẩn ngôn ngữ toàn cầu.

Bình Yên

Ấn phẩm Vì trẻ em số 1



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/vi-tre-em/kinh-nghiem-dua-tieng-anh-tro-thanh-ngon-ngu-thu-hai-cua-cac-nuoc-20250115155128193.htm

Cùng chủ đề

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận tải, ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển ngành hàng hải, đặc biệt là trong...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di vật với 4.807 tiêu bản. Trong đó tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu chuẩn Công trình xanh tại Việt Nam.“LOTUS không chỉ là một chứng nhận mà là một lời khẳng định: di...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy hạ tầng giao thông phát triển và là bước tạo đà vững chắc cho du lịch và kinh tế Bình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quý I: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao do thiếu lao động cục bộ

(LĐXH) - Bộ LĐ-TB&XH dự báo sau Tết Nguyên đán, thị trường lao động sẽ gặp các biến động như một số lực lượng lao động có thể không quay lại do chuyển việc hoặc thay đổi chỗ ở. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới trong quý I sẽ tăng cao, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tình trạng ngừng việc tập...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Năm 2024 đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu

(LĐXH) - Đánh giá về những kết quả đạt được trong năm 2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, năm Giáp Thìn đi qua đầy ắp các sự kiện và biến động nhưng chúng ta đã đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu... Phát biểu tại buổi gặp mặt đầu xuân (ngày 3/2) với lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, tới đây, việc hợp nhất, sáp nhập các bộ, ngành...

Nhà máy “đỏ lửa”, công trường tất bật ngay đầu năm

(LĐXH) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kết thúc, không khí ra quân lao động sản xuất diễn ra khắp nơi, từ trên các công trường, nhà máy đến những cánh đồng. Tất cả người lao động đều mang trong mình những ước mong về một năm bội thu, thắng lợi.Doanh nghiệp ra quân sản xuấtNhững ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quân sản...

Nông dân Hải Dương rộn ràng xuống đồng đầu năm mới

Tranh thủ thời tiết ấm những ngày đầu xuân mới, nông dân nhiều nơi trong tỉnh Hải Dương nô nức xuống đồng gieo cấy để bảo đảm thời vụ. Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/nhan-luc/nong-dan-hai-duong-ron-rang-xuong-dong-dau-nam-moi-20250203203152625.htm

Bài đọc nhiều

Các tác phẩm đoạt giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật truyền thống Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 49 năm 2024

(NADS) - Liên hoan Ảnh nghệ thuật truyền thống TP Hồ Chí Minh lần thứ 49 năm 2024 do Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (HOPA) tổ chức có chủ đề là “Tự do” dành cho ảnh màu hoặc ảnh đen trắng, gồm các thể loại như: Chân dung, phong cảnh, sinh hoạt đời thường, tĩnh vật, thiên nhiên, ý tưởng… ...

Đài tưởng niệm 596 liệt sĩ ngành bưu điện được công nhận là di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng, nơi tưởng nhớ 596 anh hùng giao bưu, vừa được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố. UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) vừa tổ chức Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng. Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành...

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng “danh thơm nức tiếng” và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu sự kiện.

Xây dựng chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả

Thành phố Hải Phòng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, Nghị quyết 169 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng là cơ sở để thành phố xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả cao.  Từ đó, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển bứt phá của thành phố cũng như tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp. Chính quyền chủ động, người...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Mới nhất