Trang chủKinh tếNông nghiệpKinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các đời Vua nhà Lê thiết triều nghị bàn việc nước, nghỉ ngơi khi về bái yết tổ tiên…

Lam Kinh (hay còn gọi là Lam Sơn) ở huyện huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh (1418-1428) và cũng là nơi thờ cúng tổ tiên, an nghỉ vĩnh hằng của các Hoàng đế, Hoàng thái hậu vương triều Hậu Lê.

img

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) có diện tích khoảng hơn 200ha.

Chính điện Lam Kinh là công trình kiến trúc lớn, bề thế, quan trọng nhất nằm giữa khu trung tâm di tích. Trải qua thời gian với nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, năm 2010, Chính điện Lam Kinh được bảo tồn và phỏng dựng dựa trên nền tảng mặt bằng cũ với kết cấu khung gỗ lim xanh 6 hàng chân cột, 138 chân đá tảng, tổng diện tích hơn 1.600 m2, bố cục theo kiến trúc hình chữ Công (工).

img

Chính điện Lam Kinh là công trình kiến trúc lớn, bề thế, quan trọng nhất nằm giữa khu trung tâm di tích

img

Toàn bộ nội thất trong khu Chính điện được dát vàng với khối lượng lớn

Chính điện bao gồm 3 tòa nhà: Ngoài cùng là điện Quang Đức (đức sáng); ở giữa là điện Sùng Hiếu (tôn sùng đạo hiếu); phía sau cùng là điện Diễn Khánh (kéo dài sự tốt lành). 

Trên bề mặt cấu kiện gỗ, các bức tượng, phù điêu… ở Chính điện lam Kinh được trang trí hoa văn hình rồng xen vân mây, hoa lá cách điệu, được làm thủ công bởi những người thợ giỏi trong cả nước, bên ngoài mạ bằng vàng thật.

img

Bàn làm việc, con dấu, bút nghiên cùng nhiều đồ dùng quan trọng của Vua

img

Mâm gỗ, đũa bạc được lưu trữ cẩn trọng

Ở chính giữa điện Quang Đức đặt hương án hội đồng các vị Hoàng đế, phía đông điện Quang Đức trưng bày hố khai quật khảo cổ học rộng 70m2.

Kế tiếp là điện Sùng Hiếu, đặt ngai vàng của Vua với áo “long bào”, “long ngai” và “long hài”. Phía trước ngai vàng đặt hương án để tưởng nhớ Vua. Sau ngai vàng là bức phù điêu “cửu long quần tụ” uốn lượn mềm mại, uyển chuyển, thể hiện uy quyền, uy lực của Vua.

img

Điện Sùng Hiếu, đặt ngai vàng của Vua với áo “long bào”, “long ngai” và “long hài”

img

Nơi an nghỉ của Vua

Phía sau cùng là điện Diễn Khánh, nơi nghỉ ngơi của Vua có để “long sàng”, ngoài ra còn có bàn làm việc, con dấu, bút nghiên cùng nhiều đồ dùng quan trọng của Vua.

img

Sau khi phục dựng, tu bổ đã trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất và phức tạp nhất tại tỉnh Thanh Hóa, với khối lượng gỗ lim hơn 2.000m3

img

Bên trong chính điện, các đồ thờ, vật dụng được phục dựng và sơn son thếp vàng với giá trị hơn 40 tỉ đồng

Đặc biệt, tại điện Diễn Khánh có một “cột cái” được làm từ “cây lim hiến thân” ở núi rừng Lam Kinh khoảng 600 năm tuổi. 

Cây đặc ruột, sau khi bỏ vỏ, thân cây vừa khít với chân tảng đá còn lại trên nền móng ngày xưa. Các phần của “cây lim hiến thân” được dùng trong cả 3 tòa nhà Chính điện với cột cái, cột chốn, cột con, cột quân, đầu trụ, thượng lương.

img

Sau 12 năm phục hồi, tôn tạo, đầu tháng 4/2022 Chính điện Lam Kinh chính thức mở cửa đón khách trước sự choáng ngợp bởi nội thất bên trong được dát vàng với số lượng lớn

Năm 2022, Chính điện Lam Kinh chính thức mở cửa cho du khách tham quan. Hiện nay, Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là một trong những điểm du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt vào các dịp Tết, lễ hội…

Năm 1962, Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) được xếp hạng cấp Quốc gia. Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là Di tích Quốc gia đặc biệt.





Nguồn: https://danviet.vn/kinh-do-co-xua-xay-dung-thoi-nha-hau-le-rong-hon-200ha-co-chinh-dien-dat-vang-lon-nhat-thanh-hoa-20250203131050862.htm

Cùng chủ đề

Ủy ban Dân tộc gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 03/02/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan UBDT nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ.Sáng 3/2/2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và trao Quyết định kết nạp "Lớp đảng viên 95 năm" với...

Nhặt được ví có hơn 400 triệu, người phụ nữ nộp công an trả lại cho chủ nhân

Người phụ nữ đang đi trên đường tình cờ nhặt được chiếc ví bên trong có tiền và vàng trị giá hơn 400 triệu đồng. Tài sản sau đó được trả lại cho chủ nhân ở Ninh Thuận. Thông qua hệ thống thông tin...

Nhiều trường đại học cho sinh viên học online tuần đầu tiên sau Tết

Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều trường đại học cho sinh viên học online nhằm giảm áp lực tàu xe, đi lại. Tương tự, TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - cho biết...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. Ngày 3-2, bác sĩ Hồ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Thầy giáo chiết tách tinh dầu và viên thanh nén từ vỏ cam bưởi, ấp ủ doanh nghiệp khởi nghiệp

Tiến sĩ Hóa học Nguyễn Minh Việt luôn trăn trở làm sao nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống như vật liệu đốt giảm khí phát thải, nhiên liệu sạch, tinh dầu tự nhiên ứng dụng trong đời...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 95 năm ngày thành lập Đảng

Sáng 3/2, Đoàn đại biểu các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại diện bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. ...

Đường phố Hà Nội nơi thông thoáng, nơi ùn tắc dài trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Ngày đầu tiên người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến phố ở Hà Nội xảy ra tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên cũng có nhiều tuyến phố khá thông thoáng, phương tiện lưu thông dễ dàng. ...

Bài đọc nhiều

Xuyên rừng lim xanh trăm tuổi là “báu vật” cả làng ở Phú Thọ

Ẩn mình trong rừng già Ba Hố (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), quần thể hơn 300 cây cổ thụ là loài cây lim xanh hàng trăm năm tuổi vài người ôm không xuể, luôn xanh tốt, là báu vật của dân làng. ...

Vô vườn trồng dừa đẹp như phim ở Bình Thuận, đụng trúng “ông Tarzan” trèo dừa, cả làng phục lăn

Chúng tôi đến khu vực vườn dừa xanh mát đẹp như phim ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) hỏi Tarzan leo cây dừa hái trái dừa thì ai cũng biết. Đó là anh Hai Nở, nông dân trèo dừa thiện xạ ở làng Thiện Nghiệp, TP Phan...

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Cùng chuyên mục

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Dưới chân “nóc nhà Nam Bộ” có những vườn mãng cầu ta, vườn đẹp nhất là của ông nông dân tên là Hà Nam...

Trái mãng cầu ta (na) được trồng quanh khu vực núi Bà Đen từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Tây Ninh. Để loại trái cây đứng đầu mâm ngũ quả này vươn xa là cả một quá trình dày công của người nông dân xứ nắng. ...

Thuỷ quái, động vật nuôi trên sông Đà ở Hòa Bình, sức hút từ cá trắm đen, cá tầm to như cột nhà

Dạo trên "Vịnh Hạ Long trên núi”-hồ thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), chúng tôi không chỉ "đã mắt” với cảnh sắc non sông hùng vỹ, mà còn được khám phá, trải nghiệm cuộc sống của các hộ làm nghề nuôi cá lồng (nuôi cá trắm đen, nuôi cá tầm)...

Thịt gác bếp Nghĩa Lộ

NgườiThái ở Mường Lò (Nghĩa Lộ - Yên Bái) nổi tiếng với rất nhiều món ăn độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa và đặc tính sinh hoạt vùng miền. Có thể phải kể tới món thịt gác bếp được nhiều người...

Mới nhất

1,2 triệu lượt khách tham quan, hơn 1.500 bài báo đưa tin

(NLĐO)- Điểm nhấn của Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay là linh vật, đã mang lại nhiều cung bậc cảm nhận và nhận được vô vàn lời...

Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án

Tòa phúc thẩm Hàn Quốc đã tuyên bố Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong trắng án trong vụ sáp nhập hai công ty con...

Ông Nguyễn Thanh Nghị nhận thêm nhiệm vụ mới tại Đảng bộ các cơ quan Đảng TPHCM

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã được phân công thêm nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy các Cơ quan Đảng TPHCM nhiệm kỳ 2020 – 2025. ...

Những món quà ấm lòng người dân quay lại TPHCM mưu sinh

TPO - Mùng 5 Tết, khi dòng người ùn ùn trở về TPHCM sau kỳ nghỉ Tết, một số nhóm thiện nguyện cũng chuẩn bị nước, bánh mì phát miễn phí cho người đi đường. 03/02/2025 | 12:18 ...

Mới nhất