Trang chủNewsThế giớiKiev ra điều kiện cho Mỹ để đàm phán với Nga, Mỹ...

Kiev ra điều kiện cho Mỹ để đàm phán với Nga, Mỹ di chuyển “hàng nóng” tại Philippines, EU nới lỏng lệnh trừng phạt Syria

Trung Quốc phóng nhóm vệ tinh thế hệ mới vào không gian, Mỹ gửi 1.500 quân đến biên giới với Mexico, Philippines sắp kiện Trung Quốc lần hai về Biển Đông, Thủ tướng Slovakia cáo buộc có âm mưu lật đổ chính phủ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mỹ điều 1.500 quân đến biên giới triển khai lệnh của Tổng thống Trump, dọa truy tố hình sự những ai 'cản bước' kiểm soát nhập cư. (Nguồn: X)
Mỹ điều 1.500 quân đến biên giới với Mexico, dọa truy tố hình sự những ai ‘cản bước’ kiểm soát nhập cư. (Nguồn: X)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Thái Lan đóng cửa gần 200 trường học ở Bangkok vì ô nhiễm không khí: Chính quyền địa phương cho biết gần 200 trường học ở Bangkok đã phải đóng cửa ngày 23/1 do ô nhiễm không khí, trong khi các quan chức kêu gọi người dân làm việc tại nhà và hạn chế xe tải hạng nặng trong thành phố.

Theo IQAir, đến sáng thứ Năm, thủ đô Thái Lan trở thành thành phố lớn ô nhiễm thứ 6 trên thế giới. Mức độ ô nhiễm PM2.5 – các hạt vi mô gây ung thư đủ nhỏ để xâm nhập vào máu qua phổi – đạt 122 microgram/mét khối, vượt xa ngưỡng khuyến nghị 15 của Tổ chức Y tế Thế giới.

Đến sáng 23/1, 194 trong số 437 trường học dưới quyền Cơ quan Thành phố Bangkok (BMA) đã đóng cửa, ảnh hưởng tới hàng nghìn học sinh. Con số này là cao nhất kể từ năm 2020. (AFP)

*Philippines sắp kiện Trung Quốc lần hai về Biển Đông: Theo Bộ trưởng Tư pháp Philippines, nước này sẽ sớm quyết định diễn đàn quốc tế để kiện Trung Quốc về cáo buộc phá hoại môi trường biển, trong nỗ lực theo đuổi vụ kiện pháp lý lớn thứ hai chống lại Bắc Kinh về Biển Đông.

Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã ra phán quyết mang tính bước ngoặt, theo đó tuyên bố chủ quyền toàn diện của Trung Quốc ở Biển Đông là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Bộ trưởng Tư pháp Crispin Remulla phát biểu: “Chúng tôi đang thảo luận và quyết định phải đưa ra rất sớm”, đề cập đến việc chọn diễn đàn pháp lý để đệ đơn kiện.

Philippines cáo buộc các hoạt động của Trung Quốc, bao gồm nạo vét, khai thác san hô và xây dựng đảo nhân tạo, đã gây thiệt hại đáng kể và không thể khôi phục cho các rạn san hô và đa dạng sinh học biển. Trung Quốc cáo buộc Philippines gây thiệt hại cho Bãi Cỏ Mây bằng cách cố tình cho tàu chiến mắc cạn tại đó vào năm 1999. (Reuters)

*Trung Quốc phóng nhóm vệ tinh thế hệ mới vào không gian: Trung Quốc ngày 23/1 đã phóng một nhóm gồm vệ tinh thế hệ mới vào không gian từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc nước này. Việc phóng vệ tinh trên sẽ cấu thành “Chòm sao Thiên Phàm (Spacesail)”, được phóng lên lúc 13h15 (Giờ Bắc Kinh) bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-6 cải tiến và đã thành công đi vào vào quỹ đạo định sẵn.

Hoạt động trên đánh dấu sứ mệnh bay thứ 557 của dòng tên lửa đẩy Trường Chinh, được phát triển bởi Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Thượng Hải, sử dụng nhiên liệu đẩy là oxy lỏng và dầu lửa, không độc hại và không gây ô nhiễm. Dòng tên lửa này có khả năng mang tải trọng 6,5 tấn cho quỹ đạo đồng bộ của mặt trời ở độ cao 500km. Theo nhà sản xuất tên lửa, trong năm 2025, mẫu tên lửa này sẽ có lịch phóng dày đặc, với kế hoạch hơn 10 sứ mệnh.(THX)

*IS thừa nhận sát hại công dân Trung Quốc ở Afganistan: Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thừa nhận thực hiện vụ giết hại một công dân Trung Quốc tại tỉnh Takhar, miền Bắc Afghanistan.

Trong một bài đăng trên kênh Telegram của IS vào cuối ngày 22/1, IS cho biết họ đã nhắm vào một chiếc xe chở công dân Trung Quốc, khiến người này tử vong và làm hỏng xe.

Cảnh sát Afghanistan tại tỉnh này thông báo một công dân Trung Quốc bị sát hại và tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ, nhưng không rõ ai đứng sau vụ tấn công.

Ngày 23/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ “vô cùng sốc” trước vụ tấn công và đã yêu cầu phía Afghanistan điều tra kỹ lưỡng vụ việc và trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây án. (Reuters)

*Mỹ di chuyển tên lửa Typhon tại Philippines: Một nguồn tin cấp cao của Chính phủ Philippines cho biết quân đội Mỹ đã di chuyển các bệ phóng Typhon – có thể phóng tên lửa đa năng lên đến hàng nghìn km – từ sân bay Laoag ở Philippines đến một địa điểm khác trên đảo Luzon.

Tên lửa hành trình Tomahawk trong bệ phóng có thể tấn công các mục tiêu ở cả Trung Quốc và Nga từ Philippines; tên lửa SM-6 mà nó cũng mang theo có thể tấn công các mục tiêu trên không hoặc trên biển cách xa hơn 200 km.

Hệ thống Typhon là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm tích lũy nhiều loại vũ khí chống hạm ở châu Á.

Loại vũ khí này đã bị Trung Quốc chỉ trích gay gắt khi chúng lần đầu tiên được triển khai vào tháng 4/2024 trong một cuộc tập trận. Vào tháng 9/2024, khi Mỹ tuyên bố họ không có kế hoạch ngay lập tức rút Typhon khỏi Philippines, Trung Quốc và Nga đã lên án việc triển khai này là thúc đẩy chạy đua vũ trang. (Reuters)

*Ngoại trưởng Hàn Quốc, Mỹ điện đàm: Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm 23/1, Bộ trưởng Cho Tae Yul đã có cuộc điện đàm đầu tiên với tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio Hai bên nhất trí duy trì hợp tác chặt chẽ về các vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

Thông tin từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết cuộc điện đàm diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 (giờ Mỹ) và Ngoại trưởng của hai nước đã thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng như hợp tác ba bên Hàn – Mỹ – Nhật.

Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Rubio đã mời Ngoại trưởng Cho Tae Yul tới thăm Mỹ và hai Ngoại trưởng có kế hoạch bàn bạc chi tiết để tổ chức các cuộc thảo luận trực tiếp tại Washington (Mỹ) vào thời điểm sớm nhất có thể. (Yonhap)

Châu Âu

*EU cân nhắc nới lỏng lệnh trừng phạt Syria: Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas mới đây bày tỏ hy vọng một thỏa thuận chính trị về việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Syria sẽ được thông qua trong cuộc họp các Bộ trưởng châu Âu vào ngày 27/1 tại Brussels.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, bà Kallas nhấn mạnh : “Chúng tôi sẵn sàng áp dụng cách tiếp cận từng bước và cũng sẽ thảo luận về các phương án dự phòng”. Bà cũng cho biết EU sẵn sàng áp đặt lại các lệnh trừng phạt nếu tình hình tại Syria diễn biến không thuận lợi.

Quyết định này được đưa ra sau khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ bởi lực lượng Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS). HTS hiện vẫn bị Liên hợp quốc coi là tổ chức khủng bố. Sự thay đổi quyền lực tại Damascus khiến các nhà lãnh đạo châu Âu phải cân nhắc lại cách tiếp cận đối với Syria. (AFP)

*Bộ trưởng Quốc phòng Czech kêu gọi “răn đe” Nga: Ngày 22/1, Bộ trưởng Quốc phòng CH Czech Jana Cernochova cho rằng nước này cùng với các nước châu Âu khác phải tăng cường đầu tư quốc phòng và răn đe thông qua phòng thủ mạnh mẽ là cách tốt nhất để ngăn chặn một cuộc tấn công của Nga vào các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bộ trưởng Quốc phòng Czech bày tỏ ủng hộ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng các thành viên NATO ở châu Âu phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc phòng thủ, nhưng tỏ ra dè dặt về đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng lên tới 5% GDP.

Bên cạnh đó, bà Cernochova nhận định những tuyên bố của các quan chức Nga cho thấy hành động tấn công Ukraine không phải là mục tiêu cuối cùng của Moscow. Theo bà, “Nga đang mong muốn tạo ra phạm vi thống trị của riêng mình ở châu Âu”. (AP)

*Nga phản ứng với đề xuất giải quyết xung đột của tân Tổng thống Mỹ: Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky ngày 22/1 cho hay Moscow cần nghiên cứu các điều khoản của “thỏa thuận” chấm dứt xung đột ở Ukraine đang được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất.

Trước đó, Tổng thống Trump nói rằng chính quyền của ông có ý định áp đặt các mức thuế và biện pháp trừng phạt mới đối với hàng xuất khẩu của Nga nếu xung đột ở Ukraine không sớm được giải quyết.

Tổng thống Putin khẳng định Nga tính đến những tuyên bố của ông Trump và nhóm của ông về mong muốn khôi phục liên lạc, cũng như sự cần thiết phải làm mọi cách để ngăn chặn một cuộc Thế chiến thứ 3. (TASS)

*Quốc hội Italy ủng hộ việc gia hạn viện trợ quân sự cho Ukraine: Ngày 22/1, Hạ viện Italy đã bỏ phiếu để gia hạn thẩm quyền của chính phủ trong việc cung cấp viện trợ – bao gồm hỗ trợ quân sự – cho Ukraine cho đến hết năm 2025. Trước đó, ngày 21/1, Thượng viện cũng đã bỏ phiếu ủng hộ việc gia hạn, khẳng định cam kết hỗ trợ Kiev.

Phát biểu tại Thượng viện, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto nhấn mạnh đến những rủi ro hiện hữu đối với Ukraine, tuyên bố rằng nếu không có sự hỗ trợ của quốc tế, “Ukraine sẽ không còn tồn tại ngày hôm nay – sẽ không còn ai sống sót”.

Bộ trưởng Quốc phòng Italy cũng hy vọng rằng gói viện trợ quân sự mới nhất của nước này – gói thứ 10 kể từ khi chiến tranh bắt đầu – có thể là gói cuối cùng vì nó “có nghĩa là chiến tranh đã kết thúc”. (Politico)

*Thủ tướng Slovakia cáo buộc có âm mưu lật đổ chính phủ: Ngày 22/1, Thủ tướng Slovakia Robert Fico nói rằng một nhóm chuyên gia nước ngoài về đảo chính, từng liên quan đến tình hình bất ổn ở Georgia và cuộc biểu tình Maidan ở Ukraine trước đây, hiện đang hoạt động tại Slovakia nhằm lật đổ chính phủ đương nhiệm.

Trả lời họp báo, ông Fico nói: “Các mưu toan xâm nhập hoặc chiếm đóng cơ sở chính phủ nhằm phá hoại hoạt động của các cơ quan nhà nước có thể được thực hiện trong các cuộc biểu tình chống chính phủ thông thường. Ông Fico nhấn mạnh: “Mục tiêu của nhóm này sẽ là lật đổ chính phủ”.

Trước đó 1 ngày, Cơ quan Tình báo Slovakia (SIS) cho biết đã nhận được thông tin về một chiến dịch gây ảnh hưởng có tổ chức dài hạn nhằm gây bất ổn cho Slovakia. (Sputnik)

*Tổng thống Ukraine đặt điều kiện với ông Trump để đàm phán với Nga: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 23/1 tuyên bố ông cần tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cung cấp những bảo đảm an ninh cho Ukraine trước khi các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể bắt đầu.

Nhà lãnh đạo Ukraine ám chỉ rằng các cuộc đàm phán có thể được tổ chức ngay cả khi Ukraine không chiếm lại được những vùng lãnh thổ họ đã nắm giữ trước năm 2022, một điều kiện mà Kiev trước đây vẫn khăng khăng cho là cần thiết. Theo ông Zelensky, có thể có nhiều kịch bản khác nhau xảy ra và việc đàm phán phụ thuộc vào chính quyền mới của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và phần nào đó là Nam bán cầu.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng ngay cả khi Nga có thể tham gia với Ukraine thì bất cứ thỏa thuận nào đạt được sau các cuộc đàm phán cũng phải do một chính phủ hợp pháp của Ukraine ký kết. (Sputniknews)

Trung Đông – châu Phi

*ICC yêu cầu lệnh bắt giữ thủ lĩnh tối cao Taliban và chánh án Afghanistan: Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Karim Khan ngày 23/1 thông báo văn phòng của ông đã đệ trình hai đơn nhằm xin lệnh bắt giữ đối với thủ lĩnh tối cao của phong trào Taliban Haibatullah Akhundzada và chánh án Afghanistan Abdul Hakim Haqqani.

Thông báo nhấn mạnh: “Sau một cuộc điều tra kỹ lưỡng và dựa trên các bằng chứng thu thập được, Văn phòng của tôi khẳng định có cơ sở hợp lý để tin rằng Thủ lĩnh Tối cao Taliban Haibatullah Akhundzada và Chánh án của ‘Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan’ Abdul Hakim Haqqani phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ác chống lại nhân loại thông qua hành vi ngược đãi về giới”. (Al Jazeera)

*Chính quyền Syria mới không muốn Iran can thiệp vào công việc nội bộ: Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời Syria Abu Qasra cho biết Chính phủ này không muốn Iran can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Syria.

Phát biểu với phóng viên tạp chí Al-Majalla ngày 22/1, ông Abu Qasra nói: “Chúng tôi không muốn Iran can thiệp vào các vấn đề của Syria. Chúng tôi không hoạt động trong lãnh thổ Iran. Chúng tôi chỉ hoạt động trong lãnh thổ Syria, và các ông nên ở yên trong đất nước của mình”.

Bình luận về tin đồn Iran bị cáo buộc ủng hộ cuộc nổi dậy của những người ủng hộ chính quyền Syria cũ ở các tỉnh ven biển của Syria, vị Bộ trưởng cho biết chính quyền mới ở Damascus đang kiểm soát được tình hình trong khu vực.

Về thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền mới ở Syria sẵn sàng ký kết một thỏa thuận quân sự, và vấn đề này sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới của đại diện Syria. (Sputniknews)

TIN LIÊN QUAN
Trung Đông: Gaza bước vào giai đoạn tái thiết, ‘thiện chí’ là từ khóa bảo đảm hòa bình, Houthi kiềm chế trên Biển Đỏ

*Tân Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh sự ủng hộ với Israel: Ngày 22/1, Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cam kết ủng hộ vững chắc Israel. Tuyên bố được ông Rubio đưa ra trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết Ngoại trưởng Rubio đã điện đàm với Thủ tướng Netanyahu để “nhấn mạnh rằng duy trì sự ủng hộ vững chắc của Mỹ dành cho Israel là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Trump”.

Trong diễn biến liên quan, tờ Times of Israel ngày 22/1 đưa tin, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ca ngợi những nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đạt được thỏa thuận thả con tin và ngừng bắn giữa Israel và Hamas sau 15 tháng chiến tranh tại Gaza.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ, ông Antonio Guterres tuyên bố: “Có sự đóng góp to lớn từ chính sách ngoại giao mạnh mẽ của vị Tổng thống đắc cử của Mỹ vào thời điểm đó”. (AFP)

Châu Mỹ – Mỹ Latinh

*Hãng CNN của Mỹ sa thải hàng trăm nhân viên: CNBC dẫn nguồn thạo tin cho biết CNN, một đơn vị của Warner Bros Discovery, dự kiến sa thải hàng trăm nhân viên trong này 23/1, trong bối cảnh tập đoàn tái cơ cấu tập trung vào khán giả kỹ thuật số toàn cầu.

Đợt cắt giảm việc làm diễn ra khi CNN đang sắp xếp lại chương trình truyền hình tuyến tính và phát triển các sản phẩm đăng ký kỹ thuật số. Theo CNBC, động thái này sẽ giúp CNN giảm chi phí sản xuất và củng cố các nhóm làm việc.

Hồi đầu tháng, tờ Washington Post do ông chủ Amazon.com Jeff Bezos sở hữu thông báo sa thải khoảng 4% lực lượng lao động, tương đương dưới 100 nhân viên, nhằm cắt giảm chi phí khi tờ báo lâu đời này đang phải đối mặt với thua lỗ ngày càng tăng.

Hồi tháng 11/2023, hãng AP cho biết sẽ cắt giảm khoảng 8% lực lượng lao động trong nỗ lực hiện đại hóa hoạt động và sản phẩm. (Reuters)

*Mỹ xem ông Gonzalez Urrutia là “Tổng thống hợp pháp” của Venezuela: Mỹ ngày 23/1 đã xem chính trị gia đối lập Venezuela Edmundo Gonzalez Urrutia là “Tổng thống hợp pháp” của Venezuela, một lần nữa thể hiện việc Washington từ chối công nhận nhiệm kỳ thứ 3 của nhà lãnh đạo Nicolas Maduro.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce thông báo, ông Gonzalez Urrutia, lãnh đạo phe đối lập Maria Corina Machado và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc điện đàm, trong đó ông Rubio “tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với việc khôi phục dân chủ ở Venezuela cũng như việc trả tự do lập tức cho tất cả tù nhân chính trị”.

Mỹ, Liên minh châu Âu và một số nước dân chủ láng giềng của Venezuela đã không công nhận tuyên bố của ông Maduro về việc tái đắc cử nhiệm kỳ 6 năm lần thứ 3 trong cuộc bầu cử năm ngoái. (AFP)

*Mỹ gửi 1.500 quân đến biên giới với Mexico: Nhà Trắng ngày 22/1 cho biết quân đội Mỹ sẽ điều động thêm 1.500 quân đang phục vụ đến biên giới với Mexico, chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp về nhập cư.

Lực lượng bổ sung bao gồm 500 lính thủy đánh bộ, cũng như các phi hành đoàn trực thăng của Lục quân và các chuyên gia phân tích tình báo, bổ sung cho 2.200 quân đang tại ngũ và hàng nghìn Vệ binh Quốc gia đã có mặt ở biên giới trước lễ nhậm chức của ông Trump vào tuần này.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa đã ra lệnh điều 5.200 quân để giúp bảo vệ biên giới với Mexico. Cựu Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cũng đã triển khai quân đội đang tại ngũ đến biên giới. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow không hài lòng với đề xuất của nhóm ông Trump, Mỹ chuẩn bị ra quyết định quan trọng với Kiev

*Mỹ đưa Houthi trở lại danh sách khủng bố: Ngày 22/1, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh tái chỉ định phong trào Hồi giáo Houthi ở Yemen được Iran hậu thuẫn là “tổ chức khủng bố nước ngoài”.

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa Houthi ra khỏi danh sách này này khi tiếp quản Nhà Trắng từ ông Trump năm 2021. Tuy nhiên, sau đó chính quyền Biden lại liệt phong trào này là “thực thể khủng bố toàn cầu được chỉ định đặc biệt”, một sự phân loại ít nghiêm trọng hơn cho phép viện trợ nhân đạo đến được Yemen. (AFP)

*Mexico khẳng định ủng hộ Panama trước đe dọa của Mỹ: Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 22/1 đã bày tỏ sự ủng hộ của nước này đối với người dân và Chính phủ Panama trước ý định của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm “lấy lại” kênh đào Panama, thậm chí cân nhắc đến việc sử dụng vũ lực quân sự cho mục đích đó.

Nữ Tổng thống đề cập đến sự đoàn kết của Mỹ Latinh trước sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump, đồng thời cho biết đã và sẽ lên lịch điện đàm với một số lãnh đạo các quốc gia trong khu vực, trong đó bao gồm Tổng thống Guatemala Bernardo Arévalo và người đồng nhiệm Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.

Trong bài phát biểu nhậm chức Tổng thống hôm 20/1, ông Donald Trump cáo buộc Trung Quốc đang “điều hành” kênh đào Panama được Mỹ trao trả vào cuối năm 1999 và các tàu của Mỹ hiện phải trả phí cao và không được đối xử “công bằng” khi sử dụng tuyến đường thủy quan trọng này. (AFP)





Nguồn: https://baoquocte.vn/tin-the-gioi-231-kiev-ra-dieu-kien-cho-my-de-dam-phan-voi-nga-my-di-chuyen-hang-nong-tai-philippines-eu-noi-long-lenh-trung-phat-syria-302068.html

Cùng chủ đề

Tổng thống Mỹ thông báo áp thuế quan 10% với hàng hóa, Trung Quốc ngay lập tức kêu gọi làm điều này để hỗ...

Ngày 23/1, Trung Quốc thông báo kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ nhân dân tệ (NDT) từ các công ty bảo hiểm nhà nước vào thị trường cổ phiếu, nhằm hỗ trợ thị trường đang gặp khó khăn.

Những hình ảnh độc đáo trên “chuyến tàu Xuân” chạy xuyên giao thừa

(Dân trí) - Lần đầu tiên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức 2 toa tàu cộng đồng với chủ đề "chuyến tàu Xuân" chạy xuyên giao thừa. Trên 2 toa tàu này được trang trí những bức tranh về ngày Tết. Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại ga Hà Nội những ngày này được trang trí những cành đào, mai, cúc vàng để đón năm mới. Ghi nhận của phóng...

VietinBank mang “Xuân yêu thương – Tết nghĩa tình” đến với các hoàn cảnh khó khăn

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, được sự ủy quyền của Ban Lãnh đạo VietinBank, Văn phòng Đại diện (VPĐD) VietinBank tại Đà Nẵng đã tổ chức chuỗi các hoạt động thiện nguyện “Xuân yêu thương - Tết nghĩa tình” (Chương trình) tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tổng trị giá Chương trình lên đến 1 tỷ đồng.Tham gia chuỗi hoạt động có: Bà Đinh Thị Kim Ngân - Trưởng Văn phòng Đại diện VietinBank tại Đà Nẵng...

Lộ diện Thủ tướng mới của Ireland

Ngày 23/1, Quốc hội Ireland đã bỏ phiếu thông qua việc bổ nhiệm ông Micheal Martin, lãnh đạo đảng Fianna Fail, làm Thủ tướng mới của nước này.

Hai nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư

(Dân trí) - Trung ương thống nhất bầu bổ sung Chánh Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị. Ông Trần Lưu Quang được bầu vào Ban Bí thư khóa XIII. Theo thông cáo phát ra của Văn phòng Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chiều 23/1 đã họp, bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII. Theo đó, nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Mỹ thông báo áp thuế quan 10% với hàng hóa, Trung Quốc ngay lập tức kêu gọi làm điều này để hỗ...

Ngày 23/1, Trung Quốc thông báo kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ nhân dân tệ (NDT) từ các công ty bảo hiểm nhà nước vào thị trường cổ phiếu, nhằm hỗ trợ thị trường đang gặp khó khăn.

Lộ diện Thủ tướng mới của Ireland

Ngày 23/1, Quốc hội Ireland đã bỏ phiếu thông qua việc bổ nhiệm ông Micheal Martin, lãnh đạo đảng Fianna Fail, làm Thủ tướng mới của nước này.

Động lực mới cho quan hệ Ấn Độ-Indonesia

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ hôm nay 24/1, được kỳ vọng ​​sẽ tạo động lực mới cho quan hệ song phương.

Tìm cách thiết lập sự cân bằng với Trung Quốc, Bí thư Đối ngoại Ấn Độ thăm Bắc Kinh

Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Vikram Misri sẽ đến Bắc Kinh trong chuyến công du từ ngày 26-27/1, tham dự cuộc họp theo cơ chế Thứ trưởng Ngoại giao giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Nối dài đà tăng, công nghệ chế biến hồ tiêu tại Việt Nam không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới

Giá tiêu hôm nay 24/1/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 24/1/2025: Nối dài đà tăng, công nghệ chế biến hồ tiêu tại Việt Nam không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới. (Nguồn: Times of India) ...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Lộ diện Thủ tướng mới của Ireland

Ngày 23/1, Quốc hội Ireland đã bỏ phiếu thông qua việc bổ nhiệm ông Micheal Martin, lãnh đạo đảng Fianna Fail, làm Thủ tướng mới của nước này.

Châu Âu tính toán viện trợ Kyiv, Nga phản ứng ông Trump

Tổng thư ký NATO Mark Rutte kêu gọi Mỹ tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine và châu Âu sẽ chịu chi phí, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần hỗ trợ...

Động lực mới cho quan hệ Ấn Độ-Indonesia

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ hôm nay 24/1, được kỳ vọng ​​sẽ tạo động lực mới cho quan hệ song phương.

Tìm cách thiết lập sự cân bằng với Trung Quốc, Bí thư Đối ngoại Ấn Độ thăm Bắc Kinh

Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Vikram Misri sẽ đến Bắc Kinh trong chuyến công du từ ngày 26-27/1, tham dự cuộc họp theo cơ chế Thứ trưởng Ngoại giao giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Mới nhất

Cuối năm đi chợ Hạnh Thương, người bán 0 đồng, người mua có quà Tết đủ đầy

35 người lặn lội từ miền Nam ra tận Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) mang quà Tết cho người nghèo biên giới. Phiên chợ đông đúc, người bán kẻ mua cười nói rôm rả. ...

Sai phạm hóa đơn, một công ty bị phạt và khắc phục hậu quả tới 15,9 tỷ

Liên quan đến hóa đơn mua hàng của doanh nghiệp rời bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh và hóa đơn không phục vụ sản xuất kinh doanh, một công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và khắc phục hậu quả với tổng số tiền 15,9 tỷ đồng. Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội vừa ký quyết...

Một xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Lâm Đồng sau 10 năm đạt tiêu chí nông thôn mới, đó là xã nào?

Xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về môi trường. ...

Giá cao, khó bắt Grab ngày cận Tết: Tài xế than kẹt xe, vừa tới nơi ‘thượng đế’ hủy chuyến

Tình trạng kẹt xe, bị khách hủy chuyến bất ngờ, app cắt phần trăm cao... là những nguyên nhân khiến tài xế ngán ngẩm, tắt app thời gian. ...

Mới nhất