Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Kiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Đúng như dự báo của các chuyên gia và kỳ vọng của thị trường, đà tăng nhanh của lạm phát trong hai tháng đầu năm nay đã chững lại trong tháng 3 vừa qua sau khi yếu tố “mùa vụ” qua đi.

Qua thời điểm tăng do “mùa vụ”

Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 tăng 3,97% – đã chững lại so với tháng 2 (tăng 3,98%). Trong khi so với tháng 12/2023, CPI tháng 3 tăng 1,12%, ghi nhận tốc độ tăng đã giảm so với tháng 2 (tăng 1,35%). Và nếu so với tháng trước, CPI tháng 3 đã giảm 0,23%, trong khi CPI tháng 2 tăng 1,04%. CPI tháng 2 tăng so với tháng trước khi có tới 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong khi đó diễn biến CPI tháng 3 ngược lại, mức giảm 0,23% so với tháng trước có được nhờ 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, chỉ còn 04 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Đáng chú ý, một số nhóm hàng hóa và dịch vụ chiếm cấu phần lớn và tác động mạnh khiến CPI chung tăng trong tháng 2 như chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (nhất là lương thực và thực phẩm), nhóm giao thông… đã ghi nhận chỉ số giá giảm khá mạnh trong tháng 3. Những diễn biến như vậy phần nào là các chỉ dấu cho thấy, giá cả bắt đầu đi vào xu hướng ổn định tương đối, trở về trạng thái bình thường sau khi yếu tố “mùa vụ” (dịp Tết Nguyên đán) đã ở lại phía sau.

Bên ngoài, kinh tế thế giới đang cho thấy tín hiệu hồi phục tốt hơn, trong khi lạm phát giảm nhanh, lãi suất đã dừng đà tăng và bắt đầu giảm. Kết hợp các yếu tố trong và ngoài nước như vậy, đây là những cơ sở để các chuyên gia tin tưởng khả năng kiểm soát lạm phát năm 2024 như mục tiêu đặt ra là khả thi. Như TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay có thể đạt trong khoảng 6,0% – 6,5% và lạm phát hoàn toàn trong tầm kiểm soát, có thể ở mức dưới 4%.

Kiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Một lưu ý là tăng trưởng GDP quý I/2023 tăng 3,41% trong khi CPI bình quân tăng 4,18%; lạm phát cơ bản tăng 5,01% so với cùng kỳ năm trước. Còn trong quý I/2024, GDP tăng 5,66%, trong khi CPI bình quân chỉ tăng 3,77%; lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81%. Điều này ít nhiều cho thấy, chỉ số lạm phát và tăng trưởng GDP hiện nay đang có sự “đồng nhịp” hơn so với cùng kỳ năm ngoái và báo hiệu xu hướng tích cực cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Theo bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, với nhiều giải pháp được triển khai thời gian qua như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8%; đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào… đã giúp kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những thách thức, khó khăn tác động đến lạm phát trong thời gian tới vẫn còn.

Bên ngoài, lạm phát toàn cầu dù đang theo xu hướng hạ nhiệt nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro có thể tạo nên cú sốc mới. “Việt Nam có độ mở kinh tế lớn nên những thay đổi của lạm phát thế giới sẽ nhanh chóng tác động tới lạm phát của Việt Nam, bà Nguyễn Thu Oanh nhận định.

Ở trong nước, một số yếu tố cũng có khả năng tạo áp lực lạm phát trong thời gian tới. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia dự báo sẽ tiếp tục tăng cao như Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, UAE… điều này mặc dù giúp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục thuận lợi với giá cao nhưng đồng thời cũng sẽ kéo giá gạo trong nước tăng lên.

Điều hành chủ động, linh hoạt các chính sách vĩ mô

Theo các chuyên gia, áp lực lạm phát còn đến từ giá năng lượng. Trong đó, điện là mặt hàng rất quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng nên có tác động khá lớn tới lạm phát, chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm CPI tăng 0,33%. Trong năm 2024, EVN có thể sẽ tiếp tục các đợt tăng giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các chi phí đầu vào của giá điện. Cùng với đó, biến động của giá dầu thế giới tác động đến xăng dầu trong nước. Giá nhiên liệu đang ở mức cao và các chuyên gia quốc tế dự báo từ nay đến cuối năm giá xăng dầu sẽ tiếp tục xu hướng tăng kéo theo giá xăng dầu trong nước tăng lên, tạo áp lực lên lạm phát.

Ngoài ra, nếu điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và học phí giáo dục sẽ tác động làm tăng CPI. Cải cách tiền lương của khu vực nhà nước và tăng lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp dự kiến được thực hiện từ 1/7/2024 có thể làm gia tăng kỳ vọng lạm phát kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công một mặt giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng mặt khác có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá trong thời gian tới.

Kiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Trên cơ sở tình hình thị trường trong nước quý I/2024, đánh giá tình hình thế giới và phân tích các yếu tố tác động tới lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê xây dựng một số kịch bản lạm phát cho năm 2024. Các kịch bản lạm phát được xây dựng thông qua dự báo biến động giá của các nhóm hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, xăng dầu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục… Theo đó, ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%.

Để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt được mục tiêu đề ra, các chuyên gia kiến nghị một số giải pháp. Trong đó, đối với việc tăng giá các hàng hóa và dịch vụ do nhà nước quản lý, các bộ ngành cần sớm lên kế hoạch, xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do mình quản lý, từ đó Ban Chỉ đạo Điều hành giá của Chính phủ quyết định thời điểm, mức độ điều chỉnh một cách đồng bộ, thống nhất sao cho phù hợp với thị trường mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước. Các bộ ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas…) có giải pháp điều hành chủ động, phù hợp để hạn chế tăng giá. Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Cùng với đó là tăng cường công tác truyền thông, đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.





Source link

Cùng chủ đề

Di sản kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng với di sản là nền kinh tế vững mạnh, thị trường việc làm đạt những thành tựu lịch sử, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao. Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Biden, tiêu dùng tại Mỹ sôi động, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và không rơi vào suy thoái như dự báo. Các nhà kinh tế cho biết những thành tựu càng ấn...

Lạm phát Anh giảm xuống 2,5%

Lạm phát tại Vương quốc Anh giảm xuống 2,5% trong tháng 12 năm 2024, thấp hơn dự đoán, với tốc độ tăng giá lõi cũng tiếp tục chậm lại. Lạm phát tại Vương quốc Anh giảm xuống 2,5% trong tháng 12 năm 2024, thấp hơn dự đoán, với tốc độ tăng giá lõi cũng tiếp tục chậm lại, theo số liệu vừa công bố của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh. Chỉ...

Kinh tế Mỹ có thể không cần đến các cải cách lớn

Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có lẽ sẽ thành công nếu duy trì nền kinh tế hiện đang hoạt động rất tốt. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã vận động tranh cử với các lời hứa về áp đặt thuế nhập khẩu cao, hạn chế nghiêm ngặt nhập cư, nới lỏng quy định và thu nhỏ quy mô chính phủ, nhưng nền kinh tế mà ông tiếp quản...

Một thập kỷ lạm phát thấp

CPI năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023. Như vậy, đây là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát trung bình ở mức dưới 4%. Điểm tên 3 nguyên nhân chính Theo số liệu mới nhất được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 đã tăng 0,29% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước,...

Dự báo lạm phát năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức từ 3 – 4,5%

Tại sự kiện do Viện Kinh tế -Tài chính (Học viện Tài chính) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức này, TS. Nguyễn Đức Độ Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), nhận định: Bên cạnh các yếu tố về tiền tệ, tỷ giá, lạm phát trong năm 2025 còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tăng trưởng kinh tế thế giới và giá dầu, giá nguyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Kỷ niệm 10 năm xây dựng cáp treo lên đỉnh Fansipan, 10 năm làm đẹp vùng đất

ANTD.VN - Sáng 19/11, tại Bản Mây thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend (Sa Pa, Lào Cai), tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm xây dựng tuyến cáp treo Fansipan – công trình được xem như biểu tượng cho sức mạnh và trí tuệ Việt Nam. Những dấu ấn tự hào Tham dự lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo tỉnh Lào Cai và thị xã Sa Pa cùng các lãnh...

TP.HCM duyệt bảng giá đất mới, cao nhất hơn 687 triệu đồng/m2

Ngày 16/10, Hội đồng Thẩm định Bảng giá đất TP.HCM đã có báo cáo thẩm định dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP.HCM quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.Trong báo cáo nêu rõ: Hội đồng Thẩm định Bảng giá đất TP thống nhất theo đề xuất của Sở TN&MT tại tờ trình số 10487, ý kiến của tổ giúp việc hội đồng và dự thảo...

Lệ phí cấp mới giấy đăng ký và biển số xe bán tải tăng 40 lần

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 60/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Thông tư 60). Thông tư 60 thay thế cho Thông tư số 229/2016/TT-BTC. Thông tư 60 có hiệu lực từ ngày 22/10/2023 với nhiều thay đổi về mức lệ phí đăng ký, cấp biển đối với xe ô tô, xe máy. Cụ thể, Thông tư 60...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân sự, một công ty quản lý quỹ bị phạt... ...

Chung cư Hà Nội giảm độ nóng, có nên xuống tiền mua?

Theo dữ liệu của Công ty PropertyGuru Việt Nam, lượng người tìm mua chung cư tại Hà Nội tăng mạnh từ quý II/2023, đạt đỉnh vào tháng 8/2023. Sau đó, lực cầu giảm dần. Từ tháng 12/2023, lượt tìm kiếm chung cư tăng trở lại, đến tháng 3/2024 đã tiệm cận đỉnh của tháng 8/2023.Tuy nhiên, sang tháng 4/2024, mức độ quan tâm chung cư Hà Nội bất ngờ giảm 23% so với tháng trước. Mặc dù độ "nóng"...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Mới nhất

Nhan sắc Ivanka Trump