Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếKiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa

Kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa

Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm.

Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm.

Theo Cục Quản lý Dược, gần đây, một số tỉnh thành ghi nhận số ca mắc cúm mùa, đặc biệt là cúm A, có xu hướng gia tăng. Để đảm bảo việc cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt là thuốc điều trị cúm A (Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir).

Trước thực tế đó, Cục này yêu cầu các đơn vị, trong đó có Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương triển khai thực hiện các Công văn số 3847/QLD-KD ngày 02/12/2024 và Công văn số 414/QLD-KD ngày 07/02/2025 của Cục về việc bảo đảm cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm.

Cục cũng yêu cầu tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho người dân về việc không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cúm A khi không có chỉ định của bác sỹ.

Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong việc kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm mùa, đặc biệt là các vi phạm về quản lý giá thuốc (khai giá không đúng quy định, không niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết,…), các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn mà không có đơn của bác sỹ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Đối với các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế, cần chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt là thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh tại đơn vị; thực hiện đúng các quy định về mua bán thuốc và quản lý giá thuốc tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám chữa bệnh.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc điều trị cúm mùa, trong đó có thuốc điều trị cúm A, khẩn trương lập kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện các hợp đồng cung ứng thuốc với các cơ sở khám chữa bệnh theo kết quả trúng thầu đã ký kết.

 Các cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân thủ đúng quy định về bán thuốc theo đơn, có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ và hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Các cơ sở bán thuốc không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc lên cao nhằm trục lợi.

Trước đó, một số người dân đã đổ xô đi mua thuốc Tamiflu (chứa hoạt chất oseltamivir) – thuốc kháng virus cúm A – để dự trữ do lo ngại giá thuốc sẽ tăng hoặc tình trạng khan hiếm thuốc khi dịch bùng phát. Trên các trang mạng xã hội, nhiều tài khoản và cửa hàng thuốc còn khuyến cáo người dân nên dự trữ 1-2 vỉ thuốc Tamiflu để phòng tránh khi mắc cúm A.

Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết nguồn cung thuốc chứa hoạt chất oseltamivir vẫn đảm bảo. Theo thông tin từ công ty nhập khẩu, hiện tại tồn kho thuốc Tamiflu là hơn 10.000 hộp, công ty đã xuất bán cho công ty phân phối hơn 30.000 hộp, và sắp tới sẽ nhập thêm khoảng 50.000 hộp. Trong nước cũng sản xuất và cung ứng thuốc chứa oseltamivir, hiện có trên 300.000 viên. Giá bán buôn vẫn giữ nguyên.

Cục Quản lý Dược cảnh báo rằng các hành vi lợi dụng, tăng giá thuốc nhằm trục lợi sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024, với mức phạt từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với cá nhân.

Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt đối với cá nhân. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc phải khắc phục hậu quả, trả lại số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng 80-90% các trường hợp mắc cúm là thể nhẹ và có thể tự khỏi. Chỉ những trường hợp sốt cao kéo dài, tổn thương phổi mới cần nhập viện điều trị. Do đó, không phải bệnh nhân nào bị cúm cũng cần dùng thuốc Tamiflu. Những trường hợp mắc cúm nhẹ không cần thiết phải uống Tamiflu vì bệnh sẽ tự khỏi.

Với tình hình dịch cúm mùa, người dân cần hiểu đúng về thuốc Tamiflu để tránh tâm lý hoang mang và mua thuốc tích trữ không cần thiết.

Cúm mùa mặc dù thường tiến triển lành tính và tự khỏi sau thời gian ngắn, nhưng nếu không được điều trị kịp thời hoặc có yếu tố nguy cơ, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản cấp và viêm cơ tim.

Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong, đặc biệt ở người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu. Cúm mùa cũng có thể dẫn đến suy đa tạng ở những bệnh nhân mắc bệnh lý nền như bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc các vấn đề về thận.

Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống Tiêm chủng Safpo/Potec, khuyến cáo việc tiêm vắc-xin cúm hàng năm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Vắc-xin cúm tứ giá bảo vệ chống lại bốn chủng virus cúm phổ biến. WHO đã thiết lập các trạm quan trắc vi rút cúm mùa trên toàn thế giới, giúp xác định và dự đoán các chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện trong mùa đông xuân khu vực Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Điều này cho phép WHO đưa ra các hướng dẫn về sản xuất vắc-xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất.

Việc tiêm vắc-xin cúm mỗi năm giúp bảo vệ người dân khỏi bệnh cúm, đặc biệt là trong mùa cúm từ mùa thu đến mùa xuân. Cả trẻ nhỏ và người trưởng thành đều cần tiêm vắc-xin cúm mùa để bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân tốt, giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa cúm.





Nguồn: https://baodautu.vn/kiem-soat-gia-thuoc-dieu-tri-cum-mua-d246018.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Viêm mũi họng, viêm thanh quản tăng sau Tết

Thời tiết lạnh khi về quê đón Tết, ăn uống các món lạnh hoặc cay nóng, lịch sinh hoạt thay đổi thất thường, và việc sử dụng giọng nói quá nhiều là những yếu tố khiến nhiều người mắc viêm mũi họng và viêm thanh quản trong dịp Tết. Tin mới y tế ngày 13/2: Viêm mũi họng, viêm thanh quản tăng sau TếtThời tiết lạnh khi về quê đón Tết, ăn uống các món lạnh hoặc cay nóng, lịch...

Bé trai co giật vì mắc cúm A, chuyên gia cảnh báo những điều cha mẹ cần biết

Phòng khám Đa khoa Medlatec số 2 đã cấp cứu cho bệnh nhi N.T.L (6 tuổi, ở Hà Nội) bị co giật vì sốt cao do mắc cúm A. Bé trai co giật vì mắc cúm A, chuyên gia cảnh báo những điều cha mẹ cần biếtPhòng khám Đa khoa Medlatec số 2 đã cấp cứu cho bệnh nhi N.T.L (6 tuổi, ở Hà Nội) bị co giật vì sốt cao do mắc cúm A. ...

Lễ hội Xuân hồng 2025: Hiến máu đầu xuân

Với thông điệp "Hiến máu đầu xuân - Nhân lên hạnh phúc", chương trình hiến máu Lễ hội Xuân hồng năm 2025 dự kiến sẽ thu được 8.000 đơn vị máu. Với thông điệp "Hiến máu đầu xuân - Nhân lên hạnh phúc", chương trình hiến máu Lễ hội Xuân hồng năm 2025 dự kiến sẽ thu được 8.000 đơn vị máu. Chiều 11/2, Viện Huyết học...

Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh sởi năm 2025

UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố. Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh sởi năm 2025UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố. Chiến dịch tiêm chủng...

Mỗi năm có gần 200 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tính đến nay, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng 13,4 lần so với năm 1995, tương ứng với hơn 94,2% dân số. Tin mới y tế ngày 11/2: Mỗi năm có gần 200 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tếTính đến nay, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng 13,4 lần so với năm 1995, tương ứng với hơn 94,2% dân số. ...

Bài đọc nhiều

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất ATTP và xảy ra sự cố...

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Tôi đã chữa khỏi bệnh vảy nến ở Bảo Thanh Đường

Đó là niềm vui sướng của chị Nguyễn Thúy Hằng nhà ở đường Lạc Long Quân, Q.11, TPHCM với nụ cười trên môi khi bước vào cửa phòng khám chị cảm ơn lương y đã điều trị hết bệnh vẩy nến cho chị, chị cho biết: "Nhờ các lương y Bảo Thanh Đường đã đem lại niềm tin và hạnh phúc cho tôi". ...

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ban...

Cùng chuyên mục

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vaccine phòng cúm?

Tiêm vaccine cúm, bệnh nhân tim mạch cần lưu ý điều gì?Trước băn khoăn...

Hàn Quốc chi 4,6 tỉ USD chữa bệnh cho người già

Hàn Quốc chi khoảng 6 nghìn tỉ won (4,6 tỉ USD) để chữa bệnh cho người cao tuổi trong năm 2024, tăng 28% trong vòng 5 năm. Theo tờ Korea Times ngày 13-2, Hàn Quốc đang đối mặt với sự gia tăng đáng kể...

Cúm mùa làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch

NDO - Nếu mắc cúm mùa, người có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp sẽ đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng nặng như viêm phổi, suy tim cấp mất bù ở bệnh nhân suy tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch; viêm cơ tim... Những biến chứng có thể xảy ra với người có bệnh nền tim mạch khi mắc cúm Miền bắc đang chuyển thời tiết...

Viêm mũi họng, viêm thanh quản tăng sau Tết

Thời tiết lạnh khi về quê đón Tết, ăn uống các món lạnh hoặc cay nóng, lịch sinh hoạt thay đổi thất thường, và việc sử dụng giọng nói quá nhiều là những yếu tố khiến nhiều người mắc viêm mũi họng và viêm thanh quản trong dịp Tết. Tin mới y tế ngày 13/2: Viêm mũi họng, viêm thanh quản tăng sau TếtThời tiết lạnh khi về quê đón Tết, ăn uống các món lạnh hoặc cay nóng, lịch...

6 loại thực phẩm gây viêm

Một số loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống trở thành nguồn gây viêm tiềm ẩn. Nếu ăn thường xuyên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như bệnh tim, đái tháo đường… ...

Mới nhất

Hát đơn giản là điều khó nhất tôi từng làm

Không khoe kỹ thuật thanh nhạc nhÆ° mọi khi, Hồ Quỳnh HÆ°Æ¡ng hát kiểu nhẹ nhàng, thủ thỉ trong MV mới; cô nói: "Hát đơn giản là điều khó nhất tôi từng làm". Hồ Quỳnh Hương vừa phát hành MV Thanh âm trái tim mở màn năm 2025. Ca khúc do Nguyễn Phúc Thiện sáng tác, phần sản xuất có...

Va chạm vỏ lãi trên sông, bé trai 5 tuổi ở Cà Mau mất tích

Khi người đàn ông ở Cà Mau đang dùng vỏ lãi chở vợ con đến trụ sở ủy ban xã làm giấy tờ thì bất ngờ tông vào phương tiện khác, khiến bé trai 5 tuổi rơi xuống sông mất tích. Chiều nay (13/2), Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau cho biết lực lượng cứu hộ cùng địa...

Không tổ chức một chiều đường Cộng Hòa, vì sao?

(NLĐO)- Sau khi ghi nhận phương án đề xuất tổ chức giao thông một chiều trên tuyến đường Cộng Hòa (quận Tân Bình), Sở Giao thông vận...

Lộ diện quốc gia đầu tiên mua tiêm kích Su-57 của Nga?

Truyền thông nhà nước Algeria vừa thông báo nước này là khách hàng đầu tiên nhận tiêm kích Su-57 do Nga xuất khẩu. ...

Mới nhất

Cú sốc hay bước ngoặt?