Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo...

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam


Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng Luật Nhà giáo, lần đầu tiên, Hội thảo tham vấn quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về Khung chính sách và pháp lý dành cho nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam đã được tổ chức.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục, cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của Liên hợp quốc và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam.

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam
Hội thảo tham vấn quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại Hà Nội)

Các chuyên gia từ UNESCO Hà Nội, Trụ sở chính của UNESCO, Ban Phát triển nhà giáo của UNESCO và Đại diện Lực lượng đặc nhiệm quốc tế về giáo viên vì giáo dục 2030 do UNESCO chủ trì và đại diện từ Đại học Sư phạm Thượng Hải đã tham gia và đóng góp chuyên môn cho Hội thảo.

Với mục tiêu đảm bảo nền giáo dục chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người để đảm bảo tính cạnh tranh của quốc gia, hạnh phúc và an sinh của người dân cũng như hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho nhà giáo thông qua việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo.

Hiện nay, Luật Nhà giáo đã được Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ XVIII, Quốc hội khóa XV (diễn ra trong tháng 10-11/2024), dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa XV (tháng 6/2025).

Luật Nhà giáo nếu được Quốc hội Việt Nam thông qua kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi để nhà giáo phát huy tối đa tiềm năng của mình và đóng góp hiệu quả vào công cuộc đổi mới giáo dục quốc gia ở đất nước đang thay đổi nhanh chóng này.

Trong quá trình đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tham vấn với UNESCO – cơ quan chuyên môn về giáo dục của Liên hợp quốc và Lực lượng đặc nhiệm giáo viên quốc tế vì giáo dục 2030 do UNESCO chủ trì về bối cảnh toàn cầu và khu vực của công việc chuyển đổi của nhà giáo. Các tài liệu tham vấn chuyên môn gồm hướng dẫn quốc tế liên quan, nghiên cứu và kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách cho nhà giáo từ các quốc gia thành viên và các trung tâm nghiên cứu.

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam
Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp, khuyến nghị liên quan đến nhà giáo để đáp ứng nhu cầu quốc gia, đồng thời phù hợp với xu hướng và tầm nhìn, dự báo ở cấp độ toàn cầu. (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại Hà Nội)

Thông qua các bài thuyết trình của các chuyên gia UNESCO, những người tham dự đã có được cái nhìn tổng quan về vai trò của nhà giáo ngày nay.

Trong một khế ước xã hội mới về giáo dục, người giáo viên phải được đặt ở trung tâm và nghề nghiệp của họ phải được đánh giá lại, hình dung lại như một nỗ lực hợp tác, làm nổi bật tri thức mới, mang lại sự chuyển đổi về giáo dục và xã hội.

Các đại biểu cũng được giới thiệu về Hướng dẫn xây dựng Chính sách nhà giáo, một công cụ hữu ích và thiết thực để định hướng cho việc xây dựng hoặc xem xét các chính sách quốc gia về nhà giáo thông qua việc giải quyết các thành tố khác nhau trong chính sách nhà giáo; cách các thành tố này tác động lẫn nhau, góp phần xây dựng chính sách quốc gia về nhà giáo nói riêng và chiến lược phát triển quốc gia nói chung.

Những vấn đề thực tế hơn mà nhà giáo trên thế giới nói chung và ở một số quốc gia nói riêng đang phải đối mặt cũng được nêu ra và thảo luận trong Báo cáo toàn cầu về nhà giáo do UNESCO và Lực lượng đặc nhiệm quốc tế về nhà giáo vì giáo dục 2030 khởi xướng. Trường hợp cụ thể về Luật Nhà giáo của Trung Quốc cũng được Giáo sư Li Tingzhou, Đại học Sư phạm Thượng Hải chia sẻ.

Mỗi cuộc thảo luận nhóm đều được tổng kết bằng nội dung thảo luận sôi nổi về tính liên quan của các kinh nghiệm quốc tế đối với việc xây dựng khung chính sách và pháp lý nhà giáo tại Việt Nam.

Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp, khuyến nghị liên quan đến nhà giáo để đáp ứng nhu cầu quốc gia, đồng thời phù hợp với xu hướng và tầm nhìn, dự báo ở cấp độ toàn cầu.

Trao đổi về quá trình soạn thảo Luật Nhà giáo và xin ý kiến ​​đóng góp, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ:

“Luật Nhà giáo đã và đang được soạn thảo kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu và tham vấn rộng rãi để đảm bảo tạo động lực và củng cố tất cả nhà giáo trở thành những lực lượng có trình độ, tận tụy, có trách nhiệm và thành thạo trong nghề này, cho dù họ ở đâu. Chúng tôi đánh giá cao những cuộc đối thoại như vậy với những người tham gia trong nước và quốc tế thông qua hội thảo hôm nay”.

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam
Quang cảnh Hội thảo. (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại Hà Nội)

Trao đổi về chương trình Hội thảo, bà Miki Nozawa, Trưởng ban Giáo dục, UNESCO Việt Nam cho biết: “Hội thảo là minh chứng sống động cho cam kết chung của UNESCO và Bộ GD&ĐT trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý tại Việt Nam – một đất nước đang thay đổi nhanh chóng.

Bà Valerie Djioze-Gallet, đại diện Ban Phát triển nhà giáo (Trụ sở chính của UNESCO) khẳng định, UNESCO hoan nghênh chương trình nghị sự hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường các chính sách và luật pháp dành cho nhà giáo; sẵn sàng phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội tiếp tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam nhằm giải quyết các thách thức, như việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và minh chứng liên quan đến nhà giáo, tình trạng thiếu hụt nhà giáo và phát triển chuyên môn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát quy định dạy thêm

Nhận thấy quy định mới về dạy thêm, học thêm còn nhiều ý kiến băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát, nắm bắt các ý kiến để có điều chỉnh phù hợp. Nội dung trên nằm trong văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ GD&ĐT, ngày 22/1. Theo Văn phòng Chính phủ, Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT dù nhận được nhiều sự đồng tình song vẫn còn...
01:31:55

Nơi lưu giữ hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn “độc nhất vô nhị”

(Dân trí) - Hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn quý đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV ở Đà Lạt. Toàn bộ mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (Bộ Nội vụ) đóng tại phường 5, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đang lưu giữ 33.971 tấm mộc bản triều Nguyễn. Mộc bản lưu tại đây...

Khởi động kỳ thi riêng

Năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội đã mở màn cho các kỳ thi riêng do các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức. Khoảng 14.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi đợt 1 trong 2 ngày 18 và 19/1. ...

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Quy định mới về siết dạy thêm - học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được nhiều người ủng hộ và đồng tình. Theo đó, đảm bảo môi trường dạy thêm, học thêm lành mạnh là điều cần thiết nhằm tạo sự công bằng giữa học sinh với học sinh; giữa các thầy cô giáo trong môi trường giáo dục. ...

Đại học đa ngành không có nghĩa phải đào tạo tất cả

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim SÆ¡n, phát triển đại học đa ngành không có nghÄ©a phải đào tạo tất cả nhÆ° những gì người khác làm. Chia sẻ trên được nêu tại lễ trao quyết định của Thủ tướng về việc chuyển trường Đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân và trao quyết định của Bộ GD&ĐT công nhận Hội đồng đại học, Chủ tịch hội đồng, Giám đốc Đại học Kinh tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Tôi không thấy có chiến tranh thương mại với Mỹ

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Mỹ và làm việc với người đồng cấp Donald Trump về một số vấn đề ưu tiên.

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Lộ ảnh thiết kế mặt sau của iPhone 17 Air

Hình ảnh vừa bị rò rỉ cho thấy thiết kế của iPhone 17 Air khác biệt hoàn toàn so với các phiên bản iPhone trước đây với một camera ở mặt lưng.

Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Trung Quốc, thị trường nhập khẩu đường chủ lực của Thái Lan, đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ Baht (tương đương 29,5 triệu USD).

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Nhận tiền thưởng học sinh giỏi, nam sinh lớp 10 tặng các em hiếu học

Trong tuần học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, Đoàn Thành Nhân, học sinh lớp 10 chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã về trường cũ gửi lại tiền thưởng học sinh giỏi TP của mình cho trường để giúp đỡ đàn em nghèo hiếu học. ...

BUV đồng hành nâng cao tinh thần học tập trọn đời cùng ngành giáo dục

(Dân trí) - Tinh thần học tập trọn đời không chỉ là giá trị cốt lõi trong giáo dục, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục nước nhà. Chiến lược giáo dục đáp ứng kỷ nguyên toàn cầu hóaTrong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong cách...

Mới nhất

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn...

Mới nhất