Trang chủNewsThời sựKhúc hát đêm xuân | Báo Dân trí

Khúc hát đêm xuân | Báo Dân trí

(Dân trí) – Mặt trời đã lên nhưng trời vẫn lạnh buốt. Một ít gió cũng lạnh buốt.

Giờ đang là mùa xuân. Người Mông sắp ăn tết tháng Hai, một cái tết đặc biệt quan trọng – quan trọng hơn cả tết Nguyên Đán. Thực chất đó là tết cúng rừng.

Trong mỗi dòng họ, ông trưởng họ sẽ xem chân gà và quyết định xem cả đại gia đình sẽ phải kiêng cữ mấy ngày. Nếu cái chân gà không mang đến may mắn thì thời gian kiêng cữ sẽ dài hơn và ngược lại. Nhưng ít nhất thì cũng vài ba ngày.

Những ngày đó người ta không làm gì hết, đặc biệt không động đến nông cụ, không động vào rừng cũng không động vào đất đai. Người lớn trẻ con đều chỉ chơi không, nấu ăn, uống rượu. Người Mông coi trọng rừng nên mỗi năm phải làm một cái lễ to để tạ ơn. Dù thực tế thì ở đây rừng nguyên sinh hầu như chẳng còn.

Khúc hát đêm xuân - 1

Điệu khèn Mông lay động núi rừng (Ảnh: Nguyễn Duy).

Mấy bà Mông ngồi túm tụm trên một khoảnh đất bằng phẳng ngay ven đường, ai ai cũng váy áo xúng xính. Tết mà. Phải mặc những bộ trang phục đẹp nhất. Mấy đứa trẻ con chạy nhảy bên cạnh. Mỗi bà một cái giỏ đựng đồ thêu. Đã bao lần về miền núi, hiếm khi tôi thấy các bà Mông thảnh thơi như thế, ngồi thêu thổ cẩm lên những miếng vải dài để rồi lại may một cách vô cùng khéo léo vào những váy những áo rực rỡ.

Phụ nữ Mông lúc còn trẻ thì mảnh dẻ, về già hầu như ai cũng phốp pháp. Nhiều người hút thuốc lào, uống rượu như đàn ông. Họ khỏe mạnh và bao bọc gia đình của mình như một cái tán cây to cứ xòe mãi xòe mãi ra. Bà hàng xóm của gia đình thời tôi còn bé thơ, bà ấy tên May, cũng phốp pháp như thế, nụ cười hồn hậu, giọng nói lanh lảnh đặc trưng, một chiếc răng vàng ở hàm trên.

Mỗi khi bà cười chiếc răng lại bắt sáng lấp lánh. Các bà đã phốp pháp lại mặc những bộ váy áo dày. Bộ trang phục của phụ nữ Mông nói chung rất nhiều tầng lớp. Bên trong có váy lót xếp ly, bên ngoài có váy trùm, lại còn có tạp dề. Trên thì mặc áo cánh, bên ngoài có áo khoác lửng. Chân quấn xà cạp, đi giày vải. Mỗi khi các bà bước đi tấm váy nặng nề lại lắc lư đu đưa.

Bà May hàng xóm thỉnh thoảng mang rá sang nhà tôi vay gạo. Nhà bà đông con, 5-6 đứa lít nhít. Lúc nào bà cũng quần quật làm việc, đứa địu sau lưng, đứa bế bên sườn, đứa nữa ôm chân khóc nhì nhằng. Thỉnh thoảng trên quê có đám cưới hay hội hè gì đó bà lại diện bộ váy áo mới tinh, rực rỡ như một cô gái, bắt xe khách ngược lên vùng cao.

Mỗi lần bà diện như thế, cả xóm lại xôn xao lên. Đến giờ tôi vẫn chẳng hiểu tại sao cả ngôi làng toàn người Tày, lẫn một ít người Kinh dưới xuôi lên khai hoang, lại lọt vào đúng một gia đình người Mông là gia đình bà May.

Giờ thì bà May đã mất. Nhưng đi khắp các vùng Mông, nhìn đâu tôi cũng thấy những bà Mông lớn tuổi rất giống bà. Những nụ cười lấp lánh răng vàng, những bàn tay xù xì thô nhám đầy vết sẹo và nhựa cây lại vô cùng khéo léo dệt vải, thêu thùa may vá. Thanh xuân của họ đã để lại đâu đó trên suốt chặng đường dài mấy chục năm trời, san sẻ sang cho những đứa con và đàn cháu. Thực ra, mọi bà mẹ trên đất nước của chúng ta đều như thế, chẳng riêng gì các bà mẹ Mông.

Khúc hát đêm xuân - 2

Những cô gái Mông trong trang phục rực rõ đón xuân sớm (Ảnh: Nguyễn Duy).

Bọn tôi được bí thư thôn mời cơm tối. Đấy là một thôn nằm cách thị trấn hơn 20 cây số. Trong đó có một điểm trường có hai lớp ghép. Buổi chiều vào muộn, lũ trẻ con vẫn chưa chịu về nhà, nhất định ở lớp chờ nhận quà. Phát quà xong thì tôi đi một vòng.

Ngay đầu hồi lớp học có một cây gạo to tới nỗi phải ngửa hẳn cổ lên mới cảm giác được cái tán khổng lồ của nó. Ở những nơi vừa cao vừa xa vừa heo hút như thế này, cứ thỉnh thoảng lại mọc lên một thứ gì đó như cách thiên nhiên đánh dấu cho người đi xa biết đường mà tìm về. Như là cây gạo này, lúc rẽ từ ngã ba từ trung tâm xã vào, cách đây chừng bảy – tám cây số tôi đã nhìn thấy nó. Thấy cái ngọn cao ngất, vượt lên trên tất cả những rìa núi răng cưa lô nhô, chĩa lên nền trời màu cam chín lúc hoàng hôn sắp tắt. Mai kia, chẳng mấy chốc nữa đến mùa hoa nở, cây gạo sẽ đỏ rực như một ngọn đuốc trên nền núi đá màu ghi xám.

Thôn này chỉ có vài chục hộ gia đình, thuần Mông. Nhưng như nhiều thôn xóm khác, những người trẻ khỏe đều bỏ quê đi làm xa. Ở thôn chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Để giữ chân những người trẻ tuổi, xã, huyện phải dùng một cách khác biệt: Là mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ. Bí thư thôn này còn chưa đến ba mươi tuổi. Cũng chẳng được bao nhiêu nhưng dù sao cũng còn hơn là cả thôn chẳng tìm ra một thanh niên nào. Đến mức có đám tang mà toàn người già đi khiêng nhau.

Nhưng người trẻ đi làm ăn xa thì kinh tế lại khấm khá lên. Đi cả năm, tết mới về, dành dụm được tiền sửa cho bố mẹ cái nhà, mua được cái tivi, xe máy. Trẻ con cũng có quần áo ấm để mặc. Trong cái mất có cái được và ngược lại. Các ông bố bà mẹ trẻ đi làm thuê mà không biết chữ cũng nhận ra việc học quan trọng thế nào, thế là tự dưng các cô giáo cũng đỡ hẳn một việc là cứ trước giờ học thì đi từng nhà cõng trẻ con đến lớp.

Bữa cơm ở nhà bí thư thôn có đủ món địa phương. Gà đen luộc chấm muối ớt, cá nướng, canh đậu tương xay, măng xào và một chõ mèn mén còn đang bốc khói. Dù đời sống còn khó khăn hay đã khấm khá hơn, người Mông vẫn không bỏ ăn mèn mén. Không quen thì đó là một món rất khó ăn, khô, khó nuốt, lúc nào cũng phải có canh mới nuốt được. Nhưng mèn mén chắc bụng. Ăn một bát mèn mén vào buổi sáng, yên tâm lên nương làm đến trưa.

Tôi đã trở đi trở lại vùng đất này không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần lại thấy thôn xóm đổi thay một chút. Những con đường rộng ra, những nhà cửa mọc lên, những đêm tối đã lấp ló ánh điện. Dù bà con tiết kiệm lắm, cả nhà chỉ có một bóng điện nhỏ treo trên trần, nhưng thế cũng tốt lắm rồi. So với thời thắp đèn dầu thì bây giờ như đang ở trong một giấc mơ.

Xưa tôi đi vào đây, đường ô tô chưa có. Sáng tinh mơ, tôi đi bộ dọc theo đường mòn về phía biên giới. Là đường biên giữa hai quốc gia. Con đường ấy chỉ rộng chừng năm mươi centimet. Bên trái là đất ta, bên phải là đất họ. Tức là tôi chỉ nhấc chân một cái là đã có thể ở trên lãnh thổ của nước láng giềng. Những bông hoa gì giống như thủy tiên, tím thẫm, nở rộ trong ánh sáng mờ ảo đầu ngày, khi những hạt mưa li ti vẫn lất phất rơi không ngừng từ đêm. Từ trạm biên phòng cửa khẩu, một anh lính đang dùng ống nhòm để dõi theo tôi. Phía trước tôi có một cặp vợ chồng gùi đầy nông sản. Đó là ngày chợ phiên bên kia. Chỉ đi qua một cái cửa khẩu y như cửa hàng rào hàng xóm là có thể đi chợ, bán nông sản, mua đồ dùng sinh hoạt, quá trưa thì quay về. Tôi đứng giữa hai dải hoa tím miên man ấy, một điều gì đó thật là ấm áp dễ chịu, một niềm thương mến đất đai, núi đồi, sương gió dâng lên thật đầy.

Đôi khi nhìn bản đồ Tổ quốc tôi nghĩ, thật kì lạ, khi trên dải đất này lại có những vùng không gian quá khác biệt với nhau. Khác biệt nhưng không xa lạ, dù mấy bà Mông gắp thức ăn vào bát cho tôi không nói được một câu tiếng Kinh nào, vẫn dấy lên một nỗi gì thật là ấm áp.

Đêm đang xuống, thôn làng như bị dìm trong cái lạnh sâu hơn. Những cánh cửa đóng kín, thảng hoặc một thiếu nữ từ nhà nào đó lại khẽ cất lên một khúc hát trong đêm xuân yên tĩnh, nghe như tiếng những mầm cây cựa mình.

Đỗ Bích Thúy



Nguồn: https://dantri.com.vn/ban-doc/khuc-hat-dem-xuan-20250131201948187.htm

Cùng chủ đề

Chàng trai người Mông cho thuê đào chơi Tết kiếm tiền tỷ

Những ngày cận Tết, Thào A Sáng đưa hàng nghìn gốc đào từ Sơn La đến Hà Nội và các tỉnh, thành phố để cho thuê đào chơi Tết, nhờ đó, kiếm tiền tỷ. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, khắp các phố phường Hà Nội đang trang hoàng đón Tết; cây cảnh, hoa đào, quất, bưởi... tràn ngập mang lại không khí Tết rộn ràng trên các nẻo đường. ...

Bàn giao Nhà văn hóa cộng đồng cho đồng bào dân tộc Mông ở bản Huồi Xái (Nghệ An)

Ngày 30/12, tại bản Huồi Xái (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An phối hợp với huyện Quế Phong tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao Nhà văn hóa cộng đồng cho đồng bào dân tộc Mông với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng. Bản Huồi Xái là một trong những bản đặc biệt khó khăn của xã vùng biên giới Tri Lễ (huyện Quế...

Tranh giấy độc đáo của người H’Mông ở Sơn La hút du khách

(Tổ Quốc) - Đến với bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La), người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào những nét văn hóa, nếp sống sinh hoạt đời thường của người dân tộc H'Mông mà còn được tận tay trải nghiệm nghề làm giấy thủ công truyền thống của họ. ...

Mù Cang Chải vào vụ mới

Khi những cơn mưa đầu hạ đổ xuống cũng là lúc những người Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, bắt đầu mùa vụ mới trên những triền ruộng bậc thang. Từ đầu tháng 5, người dân địa phương tiến hành dẫn nước từ những con suối thượng nguồn chảy tràn xuống từng thửa ruộng. Nước len lỏi xăm xắp mặt ruộng họa vào núi rừng những “tấm gương” khổng lồ, lấp lánh dưới ánh mặt trời, vẽ nên...

Lễ đặt tên cho trẻ em của người Mông ở Cao Bằng

Người Mông quan niệm, khi đứa trẻ mới sinh ra, hồn vía còn đi lang thang nên phải làm lễ gọi hồn và đặt tên để đứa trẻ được tổ tiên công nhận, che chở, phù hộ không bị ốm đau. Theo chị Hoàng Thị Phương (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) thì nghi lễ này được người Mông tổ chức trang trọng như lễ đầy tháng của người Tày, người Nùng; có mời anh em, họ hàng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thu nhập bao nhiêu mới đủ mua chung cư tại Hà Nội?

(Dân trí) - Theo nghiên cứu của VARS, để có thể mua một căn hộ tại Hà Nội, người mua cần có mức thu nhập tối thiểu dao động từ 45 triệu đến 210 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực. Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), mức thu nhập tối thiểu được khuyến nghị để mua một ngôi nhà có giá trung bình tại Hà Nội cao hơn khoảng 2,3-10...

Bé trai liếm kẹp gắp gia vị khi ăn ở nhà hàng, gia đình gặp rắc rối pháp lý

(Dân trí) - Chuỗi sushi nổi tiếng Sushiro Hong Kong (Trung Quốc) cho biết sẽ có hành động pháp lý sau đoạn video bé trai liếm và làm rơi kẹp gắp gia vị xuống sàn nhà hàng. Đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội vào ngày 4/2 cho thấy một bé trai liếm chiếc kẹp gắp gia vị tại một nhà hàng thuộc chuỗi sushi nổi tiếng Sushiro Hong Kong (Trung Quốc). Đứa trẻ quỳ trên ghế, vẫn đi...

Chủ nhà cho xe điện sạc nhờ và hành động vái lạy cảm ơn 3h sáng của tài xế

(Dân trí) - Chủ nhà ở Hà Nội nhận thấy một số tài xế công nghệ thường tìm đến trước cửa nhà mình để sạc nhờ xe hoặc điện thoại vào rạng sáng. Sạc xong, một tài xế đã chắp tay vái lạy 3 cái cảm ơn chủ nhà. Mấy tháng gần đây, anh D. (ở Hà Nội) nhận thấy tiền điện nhà mình tăng lên vài trăm nghìn đồng. Sau khi kiểm tra camera trước hiên nhà, anh phát...

Thi đấu bằng xe mượn, tay đua Việt Nam vẫn giành huy chương vàng châu Á

(Dân trí) - Ở ngày thi đấu thứ hai của giải xe đạp đường trường vô địch châu Á 2025, đoàn Việt Nam bất ngờ giành Huy chương vàng (HCV), thuộc về lão tướng Hoàng Hải Nam. Trong buổi chiều nay (8/2), tay đua Hoàng Hải Nam thi đấu ở nội dung cá nhân tính giờ trên 60 tuổi của nam. Cự ly thi đấu là 10,7 km.Kết quả, Hoàng Hải Nam giành HCV với thời gian thi đấu 15...

Mỹ trục xuất gần 11.000 người di cư đến Mexico từ khi ông Trump nhậm chức

(Dân trí) - Mexico đã tiếp nhận gần 11.000 người di cư bị trục xuất từ Mỹ kể từ ngày 20/1, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết hôm 7/2. Tổng thống Sheinbaum cho hay, con số trên bao gồm khoảng 2.500 người không phải công dân Mexico.Đầu tuần này, bà Sheinbaum đã đạt được thỏa thuận với ông Trump nhằm tạm dừng việc áp thuế đối với hàng hóa Mexico. Đổi...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

TPHCM đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm, Du lịch và Giao thông vận tải

UBND TPHCM đã trình đề án tinh gọn bộ máy, trong đó đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm và Du lịch. Sở Giao thông vận tải được đề xuất giữ lại nhưng đổi tên thành Sở Giao thông Công chính. Chiều nay (6/2), Ban Tuyên giáo và Dân vận phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào ngày 9/2, khi lực lượng an ninh tăng cường chiến dịch trấn áp cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Mới nhất

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự...

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào...

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người. ...

Mới nhất