Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốKhông thua kém bóng đá, eSports đang bùng nổ thành nền kinh...

Không thua kém bóng đá, eSports đang bùng nổ thành nền kinh tế tỉ đô


Hoàng tráng và chuyên nghiệp

Giải đấu thể thao điện tử (eSports) – Dota 2 (The International – TI) hiện được coi là giải đấu eSports có giá trị nhất hành tinh khi luôn tự phá kỷ lục của chính mình suốt từ năm 2011 đến nay. Đây là giải đấu do công ty phát hành và phát triển Valve Corporation tổ chức, quy tụ 18 đội chơi xuất sắc nhất mùa giải theo hệ thống tính điểm Dota Pro Circuit của Valve. Tiền thưởng của giải đấu được quyên góp theo hình thức Crowfunding trực tiếp từ người chơi.

Năm 2011, TI là giải đấu eSports đầu tiên công chúng có thể mua vé tới xem trực tiếp, với kinh phí và tiền thưởng 1 triệu USD do Valve cung cấp, còn Nvidia tài trợ thiết bị. 10 năm sau, bất chấp đại dịch Covid, 2021 là năm có mức tiền thưởng cao nhất trong lịch sử giải này khi tổng giá trị giải thưởng hơn 40 triệu USD và 18,2 triệu USD riêng cho đội vô địch.

Một giải đấu khác cũng không thua kém Dota 2 về sức hút là Giải vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại) do Riot Games tổ chức thường niên tại Thụy Điển. Trong năm đầu tiên 2011, tổng giải thưởng của giải đấu này mới vẻn vẹn 100.000 USD nhưng sang đến mùa thứ 2, con số này đã tăng gấp 20 lần lên 2 triệu USD. Giải được tổ chức luân phiên địa điểm trên các quốc gia và khu vực khác nhau qua mỗi năm.

Không thua kém bóng đá, eSports đang bùng nổ thành nền kinh tế tỉ đô - Ảnh 1.

Trận chung kết Giải vô địch thế giới LMHT năm 2015 tại Berlin, Đức

Đến năm 2018, trận chung kết LMHT đã thu hút tới 99,6 triệu người theo dõi, với lượng người xem đồng thời đạt mức cao nhất là 44 triệu người. Nhờ lượng theo dõi khổng lồ từ người hâm mộ, LMHT đã được đưa vào thi đấu chính thức cùng 7 bộ môn eSports khác tại Đại hội Thể thao châu Á 2022.

Nền kinh tế tỉ đô

Có nhiều cách để định nghĩa về công nghiệp thể thao điện tử. Theo Newzoo, thể thao điện tử có nghĩa là một trò chơi điện tử mang tính cạnh tranh, được tổ chức bán chuyên hoặc chuyên nghiệp theo một hình thức xác định (tournament hoặc league) với giải thưởng nhất định (danh hiệu hoặc hiện kim) và có sự khác biệt giữa người chơi thông thường và các đội tham gia thi đấu.

Tương tự như bóng đá, eSports xoay quanh 2 yếu tố chính: người chơi và người xem. Khi công nghệ ngày càng đi sâu vào đời sống sinh hoạt, học tập và giải trí của con người, eSports dần trở thành một bộ môn thể thao phổ biến. Không chỉ quan tâm nâng cấp trải nghiệm người hâm mộ tại những giải đấu tổ chức trực tiếp, mà các nhà phát triển game còn quan tâm xây dựng các kênh online như Twitch hay Youtube – cùng các công nghệ đi kèm như AR, VR, tích hợp tính năng livechat,… để phục vụ cộng đồng. Thể thao điện tử được đánh giá là một trong những lĩnh vực hiếm hoi có thể phát triển mạnh trên cả 2 phương diện: sự kiện offline và trải nghiệm trên môi trường số.

Tính đến cuối năm 2022, lượng khán giả theo dõi thể thao điện tử toàn cầu đạt 532 triệu người, trong đó 49% là khán giả theo dõi thường xuyên. Dự kiến con số này sẽ tăng lên 640,8 triệu người đến cuối năm 2025 (Nguồn: Newzoo).

Không thua kém bóng đá, eSports đang bùng nổ thành nền kinh tế tỉ đô - Ảnh 2.

Lượng người theo dõi eSports qua các năm

Thể thao điện tử đang trở nên rất hấp dẫn trong mắt các nhãn hàng với dư địa phát triển cực kỳ lớn, cũng theo Newzoo, khi 74% khán giả theo dõi eSports thường xuyên là nhân viên toàn thời gian và 44% trong số đó là thuộc nhóm thu nhập cao. Dự kiến đến năm 2025, doanh thu thể thao điện tử toàn cầu sẽ đạt mốc 1,86 tỉ USD.

Không thua kém bóng đá, eSports đang bùng nổ thành nền kinh tế tỉ đô - Ảnh 3.

Cơ cấu doanh thu eSports năm 2022

Để phát triển, các tổ chức thể thao điện tử chủ yếu dựa vào việc hợp tác với các thương hiệu tài trợ, do đó doanh thu từ tài trợ chiếm tới 63% doanh thu của thể thao điện tử toàn cầu. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một nguồn thu duy nhất, các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa nguồn thu thông qua nhiều hoạt động khác nhau, trong đó, kiếm tiền từ người hâm mộ được cho là hiệu quả và bền vững, tương tự như các môn thể thao truyền thống như bóng đá, quần vợt, bóng rổ. Cụ thể, đơn vị tổ chức sẽ bán vé tham dự các giải đấu, bán các vật phẩm (offline hoặc online), các chương trình khách hàng trung thành (Loyalty Program),… nhằm thu hút người xem.

Đơn cử, hãng thời trang thể thao PUMA đang hợp tác với rất nhiều đơn vị thể thao điện tử để ra mắt và bán các sản phẩm thời trang ăn khách. Hay kể từ năm 2019, Louis Vuitton – thương hiệu thời trang xa xỉ nổi tiếng thế giới đã hợp tác cùng Riot Games tạo ra hộp đựng cho chiếc Cúp vô địch của giải vô địch LMHT. Mới đây nhất, Riot Games cũng kết hợp cùng Tiffany & Co thiết kế lại hoàn toàn chiếc cúp, hay chiếc nhẫn vô địch là phần quà từ thương hiệu xe sang Mercedes Benz dành cho các thành viên,…

Thậm chí, một số tổ chức thể thao điện tử còn tiếp cận thị trường tài chính tìm kiếm đầu tư ở mức độ chuyên nghiệp hơn: Guild Esports (Anh) và Astralis (Đan Mạch) đều là các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán lớn thế giới. VSPN – một công ty tổ chức giải đấu eSports Trung Quốc cũng đã IPO thành công trên sàn chứng khoán Hongkong vào tháng 2.2022. ESL và FaceIT cũng trong tháng 2.2022 đã công bố hợp nhất với Savvy Gaming Group với giá trị hợp nhất lên đến 1,5 tỉ USD – khiến công ty hợp nhất mới này trở thành một trong những đế chế thể thao điện tử triển vọng nhất thế giới.

Theo Newzoo, doanh thu eSports khu vực Đông Nam Á sẽ tăng trưởng từ 39,2 triệu USD năm 2021 lên gấp đôi vào năm 2024. Trong đó, Singapore được cho là một điểm đến hấp dẫn của eSports thế giới khi liên tục đăng cai tổ chức các giải đấu thể thao điện tử thế giới như Free Fire World Series, M2 World Championship (tựa game Mobiles Legends Bang Bang), và năm 2022, Singapore cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tổ chức trận chung kết giải vô địch thế giới Dota 2 – The International 11 (giải đấu thể thao điện tử có quy mô tiền thưởng giá trị nhất với hàng chục triệu USD).

Tại Việt Nam, thể thao điện tử cũng đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. Theo Statista, năm 2022 Việt Nam có 54,6 triệu người chơi game, với doanh thu toàn ngành game di động đạt 507 triệu USD. Việt Nam cũng khẳng định năng lực khi vận hành giải đấu thể thao điện tử tại SEA Games 31 rất thành công, thu về kết quả 4 HCV, 3 HCB – xếp nhất toàn đoàn.

Mới đây nhất, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử – Bộ Thông tin truyền thông phối hợp cùng các doanh nghiệp trong ngành đã tổ chức Ngày hội Game Việt Nam – Vietnam Gameverse 2023 nhằm xây dựng và phát triển cộng đồng game Việt lớn mạnh, đón đầu sự tăng trưởng của thị trường thế giới nói chung và thị trường Đông Nam Á nói riêng.

Với sự đầu tư bài bản, nghiêm túc từ các nhà phát triển và phát hành game, cùng với sự cởi mở của chính sách tại nhiều khu vực trên thế giới, thể thao điện tử đã, đang cho thấy tiềm năng tạo ra giá trị kinh tế khổng lồ, giúp các quốc gia đa dạng hóa nguồn thu ngân sách.



Source link

Cùng chủ đề

MSI ra mắt tấm nền QHD 500Hz QD-OLED 27 inch đầu tiên trên thế giới dành cho game thủ

(NADS) - Dòng sản phẩm mới nhất của MSI được thiết kế dành cho game thủ, mang đến trải nghiệm chơi game nhập vai và độ rõ nét hình ảnh vượt trội hơn, thiết lập một tiêu chuẩn mới đối với trải nghiệm chơi game. ...

Thăm ‘trái tim ngành game’ của Thụy Điển

Thụy Điển là cái nôi sản sinh ra những tựa game huyền thoại đã chinh phục trái tim hàng triệu game thủ như Candy Crush, Minecraft hay Battlefield. Học về game từ sớmỞ Thụy Điển, game được xem là một ngành học như bao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

chiêu thức lừa đảo mạo danh hãng chuyển phát

Theo ghi nhận, hiện có tình trạng các đối tượng lừa đảo mạo danh là nhân viên của công ty giao hàng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản người dân. Cụ thể: Ngày 17/8, một người dân ở Nam Từ Liêm nhận được cuộc gọi từ đối tượng xưng là nhân viên giao hàng của Công ty Giao hàng nhanh, thông báo có đơn hàng và cần thanh toán qua tài khoản. Sau khi gửi 300.000 đồng vào số...

Cuộc gọi lừa đảo thông qua video Deepfake hoạt động như thế nào?

Công nghệ giả mạo cuộc gọi video Deepfake để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang khá phổ biến, người dùng cần cảnh giác nếu không muốn trở thành “nạn nhân” tiếp theo của chiêu trò lừa đảo này.

Cách kiểm tra điện thoại có hỗ trợ 5G hay không nhanh chóng

Làm thế nào để biết liệu chiếc điện thoại của bạn có đang được hỗ trợ mạng 5G hay không? Xem ngày bài viết để biết cách kiểm tra nhanh chóng và đơn giản nhất!

Mã độc chiếm quyền điều khiển smartphone, video deepfake ngày càng giống thật

Mã độc mới chiếm quyền điều khiển smartphone Theo chuyên gia bảo mật Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam - NCS, mã độc mới 'SecuriDropper' có khả năng qua mặt tính năng cài đặt hạn chế ‘Restricted Settings’ trong hệ điều hành Android để chiếm quyền điều khiển điện thoại. ‘SecuriDropper’ được công ty nghiên cứu an ninh mạng của Hà Lan ThreadFabric phát hiện mới đây. Chuyên gia...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Nhà nước phải xông pha hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng

DNVN - Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng, ngày 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp Nhà nước phải xông pha hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng. ...

33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh

Theo khảo sát của Chính phủ Hàn Quốc, 33,3% dân số đã sử dụng AI tạo sinh như ChatGPT trong năm 2024.

Phát triển dữ liệu để đưa Việt Nam trở thành quốc gia số

Chuyển đổi số, với dữ liệu là trung tâm đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và phát triển. Việt Nam cần làm gì để tiếp cận cơ hội này?.

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất