Trang chủChính trịQuân sự'Không thể để kẻ thù tấn công mặt biển'

‘Không thể để kẻ thù tấn công mặt biển’


Tại tọa đàm, TS Trần Công Trục một lần nữa nhấn mạnh rằng những tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học, trên luật pháp quốc tế.

“Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) năm 1982 như một “Hiến chương xanh”, như Hiến pháp của LHQ về luật Biển, để điều chỉnh mọi việc xảy ra trên các đại dương. Căn cứ vào UNCLOS, Việt Nam đã nội luật hóa bằng luật Biển năm 2012 và đã tuyên bố cách xác lập vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS”, theo TS Trần Công Trục.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã vận dụng nhiều lý lẽ khác nhau về thứ gọi là quyền lịch sử để yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với hơn 90% Biển Đông, đi ngược lại luật pháp quốc tế. “Năm 1996, Trung Quốc đã công bố đường cơ sở bằng cách vận dụng thiết lập đường cơ sở quốc gia quần đảo đối với Tây Sa, tức là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Từ đường cơ sở bao quanh Tây Sa đó, Trung Quốc yêu sách vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Nhưng đó là một cách vận dụng sai công ước”, TS Trần Công Trục nêu thực tế. Bởi theo UNCLOS, thứ mà Trung Quốc gọi là Tây Sa không phải quốc gia quần đảo, và “Tây Sa” đó cũng không thuộc chủ quyền Trung Quốc.




Chúng ta giữ nhà mà không giữ cửa thì giặc sẽ vào. Không thể để cho kẻ thù tấn công mặt biển để tiến vào

PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN-MT), cũng nêu các căn cứ về địa chất, địa lý chứng minh các bãi ngầm Tư Chính, Quế Đường, Huyền Trân, Phúc Tần, Phúc Nguyên hoàn toàn nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. “Về mặt địa chất thì bãi Tư Chính – Vũng Mây thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chứ không thuộc về quần đảo Trường Sa như một số người nhầm tưởng. Đó là một sai lầm rất nghiêm trọng. Về mặt địa lý, cũng chưa bao giờ, chưa có một học giả nào quan niệm Trường Sa bao gồm cả vùng Tư Chính – Vũng Mây”, PGS Nguyễn Chu Hồi nói.

Bên cạnh đó, TS Trần Công Trục chỉ ra: “Tòa trọng tài đã bác bỏ hoàn toàn lập luận của Trung Quốc về thứ gọi là “quyền lịch sử” đối với các khu vực trên, bởi khi thảo luận về UNCLOS 1982, một số quốc gia đã đưa ra vấn đề quyền lịch sử đối với tài nguyên trên biển, nhưng đã bị đa số quốc gia bác bỏ”. Qua đó, vị tiến sĩ này khẳng định: “Việt Nam hoàn toàn có quyền chủ quyền, quyền tài phán với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, bao gồm bãi Tư Chính”.

Việt Nam đấu tranh bằng chính nghĩa

“Chúng ta giữ nhà mà không giữ cửa thì giặc sẽ vào. Không thể để cho kẻ thù tấn công mặt biển để tiến vào. Đó là câu Bác Hồ dặn chúng ta. Làm sao để giữ cho được biển với hình tượng là cái cửa. Cửa mà không giữ được thì đất liền cũng không giữ nổi. Chắc chắn dân tộc này, truyền thống của dân tộc này là không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ một sự đe dọa, một sự xâm lược, cho dù kẻ thù mạnh đến đâu”, TS Trần Công Trục lưu ý. Đồng quan điểm đó, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi cũng cho rằng “biển là của để đời, không chỉ của thế hệ này mà còn nhiều thế hệ khác”, “biển mãi mãi là rất quan trọng với dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam phải làm gì để “giữ biển”, TS Trần Công Trục trả lời câu hỏi này: “Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã nói “kiên quyết, kiên trì” đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta trên biển. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: Để “kiên quyết, kiên trì” thì cần một chiến lược lâu dài.

PGS-TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng Việt Nam là nước nhỏ, nên nguyên tắc đầu tiên phải chú ý là phải bảo đảm tiếng nói chính nghĩa; và phải giữ được thanh danh. “Chúng ta có chỗ dựa ở sự thật, ở chính nghĩa và do đó sẽ tăng cường được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế”, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi nêu quan điểm. V.H




Kinh tế biển luôn đóng góp trên 60% GDP của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia biển, với diện tích biển rộng gấp 3 lần lãnh thổ đất liền, bao gồm các vùng biển trong phạm vi 200 hải lý cũng như 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong lịch sử, kẻ thù xâm lược đa số từ phía biển. Nói đến Việt Nam là nói đến Biển Đông, Biển Đông gắn liền với Việt Nam chúng ta. Là tuyến hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lớn thứ hai thế giới; Biển Đông cũng là nơi phát triển kinh tế biển của nước ta. Kể từ khi Việt Nam thực hiện chiến lược biển từ 2007 đến nay, kinh tế biển và các vùng ven biển luôn đóng góp trên 60% tổng GDP của Việt Nam.

TS Tạ Đình Thi (Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo)



Nguồn: https://thanhnien.vn/phai-giu-bien-nhu-giu-cua-nha-185891938.htm

Cùng chủ đề

Trung Quốc tuần tra tác chiến ở Biển Đông, Mỹ triển khai tàu sân bay

Quân đội Trung Quốc đã tiến hành cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu kéo dài 2 ngày ở Biển Đông, theo South China Morning Post hôm nay 19.1. ...

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN mang lại sự ổn định quý giá cho khu vực và thế giới

Trung Quốc và Hàn Quốc đều đánh giá cao hợp tác với ASEAN, ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.

Giá heo hơi ngày 16/1/2025: Miền Bắc và miền Trung giảm nhẹ, miền Nam tiếp tục tăng

DNVN - Ngày 16/1/2025, giá heo hơi tại miền Bắc và miền Trung ghi nhận mức giảm nhẹ, trong khi khu vực miền Nam tiếp tục xu hướng tăng giá. ...

Philippines tố Trung Quốc đưa tàu ‘quái vật’ đến Biển Đông

Giới chức Philippines hôm nay 14.1 nói rằng một tàu hải cảnh 'quái vật' của Trung Quốc đã tuần tra xung quanh bãi cạn tranh chấp Scarborough ở Biển Đông trong những ngày gần đây, theo AP. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tết năm nay dự báo lạnh và đây là những kiểu áo khoác bạn cần sắm

Các thiết kế áo khoác phổ biến thường có kiểu dáng dài ngang hông hoặc tới đùi, giúp...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Bài đọc nhiều

Tách khỏi “cái ta” cộng đồng, “cái tôi” sáng tạo dễ bị lạc lối – Bài 3: Sống cùng dân và tựa vào văn...

“Chúng ta rất cần tôn trọng quyền tự do sáng tạo nhưng phải luôn quan tâm bồi dưỡng tư tưởng chính trị, quan điểm, lập trường đúng đắn cho văn nghệ sĩ. Lịch sử văn chương nghệ thuật cho thấy, các văn nghệ sĩ lớn luôn tự do sáng tạo theo một xu hướng, trường phái nhất định. Xu hướng, tình cảm...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Australia

Chiều 4-6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 4-6. Chủ tịch nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại

Thủ tướng đánh giá cao vai trò và nỗ lực của bà Tổng giám đốc trong việc điều hành, thúc đẩy các hoạt động của WTO; chúc mừng bà vì những kết quả rất đáng ghi nhận đã đạt được từ khi nhậm chức Tổng giám đốc WTO, tháng 3-2021. Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng một...

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội

Chiều 25-7, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2023) Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác đã tới thắp hương tưởng niệm, tri ân các đồng...

Tuổi trẻ Quân đội, Công an đẩy mạnh học tập, làm theo Bác

Dự chương trình có các đồng chí: Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an; Thượng tá Đồng Đức Vũ, Trưởng Ban Thanh niên Công an nhân dân; Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó Trưởng Ban Thanh niên Quân đội. Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong giai đoạn 2022 - 2024, tuổi trẻ hai lực lượng đã phối hợp...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả...

Mới nhất