Trang chủChính trịNgoại giaoKhông phải chất bán dẫn, đây mới là cuộc đua toàn cầu...

Không phải chất bán dẫn, đây mới là cuộc đua toàn cầu nóng nhất hiện nay


Thế giới đang chạy đua nhằm thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, quốc gia đi đầu về các khoáng sản quan trọng. Australia đang ở một vị trí khởi đầu thuận lợi nhờ nguồn đất hiếm dồi dào, nhưng liệu Canberra có thể theo kịp Bắc Kinh?

Không phải chất bán dẫn, đây mới là cuộc đua toàn cầu nóng nhất hiện nay
Nhu cầu của thế giới đối với đất hiếm và các khoáng sản quan trọng gia tăng đang tạo nên một cuộc chạy đua giữa các quốc gia về khai thác khoáng sản. (Nguồn: AFP)

Cuộc đua nóng lên từng ngày

Có một điểm chung trong những động thái gần đây của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tỷ phú ngành khai mỏ giàu nhất Australia, Andrew Forrest. Tất cả những bước đi của họ đều nhằm thúc đẩy cuộc đua đang diễn ra gay gắt trên toàn cầu để tiếp cận các loại khoáng sản quan trọng, có vai trò quyết định đến tương lai tiến trình trung hòa carbon và các công nghệ tiên tiến khác.

Tổng thống Widodo muốn tiếp cận nguồn cung lithium của Australia để bổ sung cho nguồn nickel, với kỳ vọng biến Indonesia thành nhà sản xuất pin xe điện lớn mạnh và có tiềm năng để phát triển một ngành công nghiệp ô tô mới.

Trong khi đó, thông báo bất ngờ của chính phủ Trung Quốc trong việc hạn chế xuất khẩu gallium và germanium từ ngày 1/8 tới là một bằng chứng rõ ràng khác cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng khai thác thế mạnh của mình trong cung cấp các khoáng sản quan trọng để phục vụ các mục đích chiến lược.

Với việc công ty của mình tiếp quản thành công Mincor Resources, một lần nữa tỷ phú Forrest cho thấy quyết tâm trong việc nắm bắt một cơ hội mới rất lớn trong lĩnh vực khai khoáng là khai thác nickel thay vì quặng sắt. Ông muốn phát triển các mỏ nickel sunfua của Mincor và dự kiến triển khai các công đoạn tinh chế tiếp theo ở Australia nhằm phục vụ thị trường xe điện vốn đang bùng nổ.

Con đường của Australia ít được định hình rõ hơn dù chính phủ có những lời hoa mỹ và tăng cường đầu tư vào các dự án khai khoáng, chế biến khoáng sản quan trọng (thường có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài).

Australia đang là nhà sản xuất lithium lớn nhất, nhà sản xuất cobalt lớn thứ ba và nhà sản xuất đất hiếm lớn thứ tư thế giới. “Giấc mơ” của Canberra cần lớn hơn và rộng mở hơn rất nhiều.

Trung Quốc – quốc gia “chi phối cuộc chơi”

Cuộc đua giữa các quốc gia về khoáng sản quan trọng đang tăng tốc mạnh mẽ. Mặc dù Australia được thiên nhiên ưu đãi với trữ lượng khoáng sản quan trọng dồi dào, nhưng đây không phải là yếu tố đảm bảo rằng chính phủ Công đảng hoặc chính phủ kế nhiệm có thể phát triển các ngành công nghiệp mới ở quy mô lớn.

Chiến lược khoáng sản quan trọng do Bộ trưởng Tài nguyên Madeleine King công bố hồi tháng trước đã mô tả về tiềm năng nhiều hơn là trình bày một cách chi tiết về các bước đi thực tế.

Ngược lại, ở Trung Quốc, chính phủ nước này tập trung tuyệt đối vào chiến lược trong hơn 3 thập niên qua. Vào những năm 1990, Trung Quốc đã nhận ra rằng họ nên tập trung nỗ lực để giành ưu thế trong tăng trưởng và thúc đẩy nguồn cung phục vụ ngành công nghiệp khoáng sản quan trọng, từ công đoạn khai thác cho đến chế biến và sản xuất, một ngành công nghiệp có giá trị thấp lúc bấy giờ.

Khi thế giới nhận ra một cách muộn màng, cách tiếp cận “theo đuổi một mục đích duy nhất” này của Trung Quốc đã khiến họ trở thành quốc gia nắm giữ chủ yếu các nguồn cung khoáng sản quan trọng, kim loại và các nguyên liệu sản xuất nam châm, những nguyên liệu đóng vai trò nền tảng cho các ngành công nghiệp tương lai.

Không phải chất bán dẫn, đây mới là cuộc đua toàn cầu nóng nhất hiện nay
Lithium được xem là “vàng trắng” của tương lai. (Nguồn: Getty)

Trung Quốc sản xuất hơn 80% lượng đất hiếm (đã tách các nguyên tố) trên toàn cầu. Australia chiếm 53% sản lượng lithium trên toàn cầu vào năm 2022 và đã xuất khẩu 96% số đó sang nền kinh tế số 2 thế giới.

Trong khi đó, quốc gia Đông Bắc Á này cũng chiếm hơn 70% thị phần trong lĩnh vực chế biến và sản xuất các khoáng sản quan trọng khác như antimon, bismuth và vonfram.

Đối với phương Tây, việc sẵn sàng chấp nhận trình độ và sự chi phối ngày càng lớn của Bắc Kinh dường như hợp lý về mặt thương mại.

Các công ty khai thác lithium của Australia chỉ là một số trong những người được hưởng lợi, với giá trị xuất khẩu tăng lên 19 tỷ AUD (12,6 tỷ USD) vào năm 2022, gấp 4 lần so với năm 2021. Tuy nhiên, chiến lược tổng thể của các quốc gia phương Tây hiện đang có vẻ ngày càng rủi ro hơn, xét về mặt kinh tế và địa chiến lược ở phạm vi rộng.

Đó là lý do tại sao các nước phương Tây, trong đó có cả Australia, đang gấp rút phát triển nguồn lực về con người, kỹ năng và công nghệ để thay thế nhưng vẫn còn kém xa Trung Quốc. Các quốc gia này vẫn dễ bị tổn thương trước bất kỳ gián đoạn nào về nguồn cung của Bắc Kinh hoặc các quốc gia khác thay thế, những đối thủ có thể bị Trung Quốc tạm thời gây áp lực lên thị trường nhằm ngăn cản sự cạnh tranh.

Mối lo ngại lớn

Tuyên bố gần đây của Bắc Kinh trong việc bất ngờ hạn chế xuất khẩu 2 loại khoáng sản và kim loại quan trọng (ít người từng nghe tới) đã ngay lập tức làm dấy lên những lo ngại lớn và những lo ngại này đang lan rộng trên toàn cầu.

Cả gallium, germanium và các sản phẩm phụ của chúng đều không được giao dịch với số lượng lớn, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn tốc độ cao, cùng với khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực quốc phòng, thiết bị liên lạc vô tuyến và xe điện.

Động thái của Trung Quốc được nhiều người coi là dấu hiệu cảnh báo tiếp theo nhằm vào Mỹ trong khi Washington nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh tiếp cận các thiết bị sản xuất chip tiên tiến có vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế và an ninh quốc gia.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét áp dụng các biện pháp hạn chế hơn nữa đối với việc cung cấp các vi mạch điện tử cho Trung Quốc và kêu gọi các đồng minh của mình áp dụng cách tiếp cận tương tự.

Động thái trên dường như không có gì là ngẫu nhiên khi thông báo của Bắc Kinh được đưa ra ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

Chính phủ Australia chắc chắn không có ý định cạnh tranh với kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ USD mà chính quyền của ông Biden tung ra để khuyến khích đầu tư trong nước mạnh hơn vào năng lượng tái tạo, bao gồm đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu phục vụ quá trình chế biến khoáng sản quan trọng và tinh chế đất hiếm.

Cam kết của Canberra đối với khoản cho vay trị giá 500 triệu AUD thông qua Quỹ Cơ sở hạ tầng Bắc Australia hầu như không có tác động đến các dự án mới quy mô lớn của Washington.

Thay vào đó, chính phủ Công đảng Australia hy vọng mối quan hệ chặt chẽ giữa nước này với Mỹ, được củng cố thông qua liên minh ba bên AUKUS, sẽ tạo điều kiện để Canberra được ưu tiên trở thành đối tác cung cấp cho thị trường nội địa của Mỹ như đã cam kết. Điều này cũng sẽ kích hoạt mức độ đầu tư lớn hơn của Washington vào các dự án ở quốc gia châu Đại Dương.

Chính phủ liên bang Australia đang “lập lờ” trong việc thể hiện liệu nước này có áp đặt những hạn chế đầu tư mới của Trung Quốc vào lĩnh vực khoáng sản quan trọng hay không, nhưng Canberra đã áp đặt các biện pháp ngừng cho phép doanh nghiệp từ quốc gia châu Á đầu tư vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, chính phủ bang Tây Australia, một bang phát triển giàu có nhờ tài nguyên thiên nhiên, đang tự tin với một làn sóng chế biến và sản xuất khoáng sản quan trọng mới. Bang này vẫn đang rất hoan nghênh các hoạt động đầu tư từ Trung Quốc và quan hệ hợp tác với nước này để tạo ra sự bùng nổ mới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc tìm được giải pháp giúp khắc phục điểm yếu của pin lithium

Nhóm nghiên cứu tại Viện Vật lý Hóa học Đại Liên (DICP), trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, gần đây đã công bố bước tiến đột phá đáng chú ý trong công nghệ pin lithium. ...

Phát triển trí tuệ nhân tạo và phải thắng trí tuệ nhân tạo

Nhấn mạnh ý nghĩa của việc phát triển trí tuệ nhân tạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời lưu ý cần hạn chế mặt trái, tinh thần là "phát triển trí tuệ nhân tạo và phải thắng trí tuệ nhân tạo". ...

Các ông lớn công nghệ đến Việt Nam thảo luận chiến lược AI và chất bán dẫn

Sự kiện tại Việt Nam sẽ quy tụ đại diện từ những tên tuổi lớn trong ngành công nghệ như Google, DeepMind, IBM, Intel, TSMC, Samsung, MediaTek, Tokyo Electron, Panasonic, Qorvo và Marvell. ...

Dự báo sản lượng chip AI của Mỹ tăng cao

Đến năm 2030, Mỹ được dự báo sẽ chiếm hơn 20% sản lượng chất bán dẫn tiên tiến toàn cầu được sử dụng trong các ứng dụng như trí tuệ nhân tạo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Nối dài đà tăng, tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc, giá xuất khẩu cao nhất gần 10 năm

Giá tiêu hôm nay 19/3/2025 tại thị trường trong nước kéo dài đà tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 - 161.000 đồng/kg.

4 mẫu máy bay có thể “hiện thực hóa” tham vọng hàng không của Trung Quốc

Đây là 4 máy bay phản lực thương mại của Trung Quốc, từ ARJ21 và C919 đến máy bay khổng lồ C929 và C939.

Trung Quốc duy trì vị trí là đối tác thương mại số một của ASEAN

Trong năm 2023, giá trị thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 702 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng giá trị thương mại của ASEAN và đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại số 1 của ASEAN.

Khối thương mại CEFTA – ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của...

Trong khi EU mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khối lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở khu vực Trung Âu.

Phương Tây vẫn đi đường vòng mua dầu mỏ và khí đốt Nga, Kazakhstan lo tác động “tận thế” từ lệnh trừng phạt

Phát biểu trên kênh truyền hình Rossya 1 ngày 28/5, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov cho biết, các nước phương Tây tiếp tục mua dầu mỏ và khí đốt của Moscow, nhưng trong bối cảnh quốc tế, họ không mua trực tiếp mà đi đường vòng.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất