Trang chủDestinationsBình ThuậnKhông hành động, tới 2050 nhựa sẽ nhiều hơn cá

Không hành động, tới 2050 nhựa sẽ nhiều hơn cá


Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, một trong những giải pháp để phát triển bền vững tài nguyên biển và hải đảo là áp dụng rộng rãi các giải pháp “chống ô nhiễm nhựa.”

406btkhanh.jpg

Phát biểu tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, từ năm 2018, Liên Hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Kể từ đó đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường; tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.

“Một lần nữa “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” với trọng tâm thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution) tiếp tục được lựa chọn là chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2023. Thông điệp này cùng với chủ đề “Hành tinh đại dương: Thủy triều đang thay đổi” của Ngày Đại dương thế giới đã truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; nhấn mạnh vai trò của đại dương, cuộc sống của nhân loại phụ thuộc vào đại dương; nhân loại cần chung tay hành động bảo vệ đại dương cũng như toàn bộ hành tinh xanh của chúng ta”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Phát triển bền vững kinh tế biển là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta với quan điểm phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển.

Nhưng cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề ô nhiễm trắng có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Cùng với khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng. Điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi phải có những giải pháp ứng phó thiết thực và kịp thời.

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực, chủ động tham mưu Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững kinh tế biển. Qua đó, đã từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi nilon sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người; các chính sách, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy. Đồng thời, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống được triển khai đồng bộ trên cả nước; nhiều phong trào phòng, chống rác thải nhựa được phát động thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên biển và hải đảo của Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Môi trường biển có dấu hiệu bị ô nhiễm; nguồn lợi thiên nhiên, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm, khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo còn chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Nhận thức của người dân về khai thác, sử dụng tài nguyên chưa cao, thói quen tiêu dùng sử dụng các sản phẩm nhựa một lần đã và đang đặt ra những sức ép to lớn với công tác quản lý, bảo vệ môi trường”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho hay.

406lephatdong.jpg

Toàn cảnh lễ phát động.

Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể ở Trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và đại dương; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo.

Trong đó, thống nhất trong nhận thức và hành động để ứng xử có trách nhiệm với biển và đại dương theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và luật pháp quốc tế; khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà coi nhẹ việc duy trì, bảo vệ môi trường, thúc đẩy hơn nữa việc phát triển cộng đồng văn minh sinh thái biển; coi đây là tiêu chuẩn về đạo đức, văn hóa của mỗi cơ quan, tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp và người dân.

Cùng với đó, ưu tiên đầu tư, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng biển ven bờ; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; xử lý tốt các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương từ đất liền, giảm thiểu rác thải nhựa…

Tận dụng tối đa lợi thế để phát triển các ngành du lịch và dịch vụ biển để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới; khai thác đồng bộ, hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển.

Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư, sản xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho các bao bì, sản phẩm khó phân hủy. Triển khai chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế sản phẩm, vật liệu thân thiện môi trường thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon khó phân hủy và vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác với các quốc gia, các đối tác và tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Song song với đó, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về biển đảo của Tổ quốc, về ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; biến nhận thức thành ý thức tự giác và hành động cụ thể, thiết thực ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và từng cá nhân; xây dựng xã hội, ý thức, lối sống, hành vi văn hoá gắn bó, thân thiện với biển; phát triển các thiết chế văn hoá cho cộng đồng dân cư biển và ven biển; phát huy bản sắc, giá trị lịch sử và văn hoá dân tộc, tri thức tốt đẹp trong ứng xử với biển, xây dựng văn hoá biển.

Các cơ quan báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cần tích cực tuyên truyền các nội dung liên quan đến việc hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa cho cộng đồng, phát hiện và biểu dương những tấm gương, mô hình, cách làm hiệu quả trong quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, đảo để tạo sức lan tỏa, thắp sáng nỗ lực chung của toàn xã hội.

“Tôi tin rằng, với tinh thần cầu thị trong các mối quan hệ hợp tác quốc tế và sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực trong nội bộ, chúng ta sẽ đạt được những thắng lợi nhất định trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội sẽ là những hạt nhân tích cực và hăng hái, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giảm thiểu ô nhiễm nhựa, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đồng thời phát huy các tiềm năng lợi thế của biển, thực hiện phát triển kinh tế đất nước theo hướng bền vững, tạo tiền đề cho Việt Nam ta tiến gần đến mục tiêu xây dựng một tương lai “sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với biển, 28 tỉnh ven biển là nơi sinh sống của một nửa dân số đóng góp khoảng 60% GDP của quốc gia.

“Tuy nhiên, chúng ta đã và đang lấy đi nhiều hơn là trả lại. Các đại dương và vùng đất trên toàn thế giới đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động kinh tế biển không bền vững, suy thoái đa dạng sinh học, rác thải nhựa đại dương. Đến năm 2050, nếu vẫn chưa có hành động thiết thực, ngoài biển có thể sẽ có nhiều nhựa hơn là cá. Một đại dương khoẻ mạnh và môi trường trong sạch sẽ là những nguồn lực quan trọng cho sự phục hồi kinh tế xanh. Theo báo cáo năm 2022 của UNDP, bằng cách áp dụng kịch bản xanh lam, GDP của các ngành kinh tế biển của Việt Nam có thể tăng hơn 1/3 vào năm 2030”, bà Ramla Khalidi khẳng định.

Đại diện Tổ chức phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam khuyến nghị, Việt Nam cần tăng cường nỗ lực chuyển đổi hướng tới nền kinh tế biển bền vững thông qua đẩy nhanh quy hoạch không gian biển. Quy hoạch không gian biển là cần thiết để khai thác tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn của Việt Nam, khi được hiện thực hoá có thể góp phần đáp ứng các mục tiêu năng lượng đầy tham vọng trong Quy hoạch điện 8 và đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26.

Cùng với đó, Việt Nam cần tiếp tục không ngừng nỗ lực tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương. Đặc biệt, tất cả các bên liên quan từ Chính phủ, cộng đồng, người dân, doanh nghiệp cần cam kết và thực sự hành động.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thông qua Nghị quyết về hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Theo phóng viên TTXVN tại New York, được xây dựng từ năm 2022 và hoàn thiện vào tháng 7/2024, Luật mẫu về hợp đồng tự động do Nhóm công tác về thương mại điện tử UNCITRAL soạn thảo, gồm các quy định khung về định nghĩa, điều kiện hiệu lực, nghĩa vụ thực thi và các vấn đề pháp lý liên quan các hợp đồng được xác lập qua hệ thống tự động. Nghị quyết của Ủy ban...

Phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất các bên cùng nhau chọn thời điểm Tháng 11 Năm 2024 là điểm mốc, đánh dấu cho các hành động chung - các giải pháp phối hợp liên ngành - cam kết cho sự phối hợp và gắn kết giữa các cơ quan Trung ương và Địa phương trong giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí – một vấn đề ô nhiễm môi trường chung đang được dư luận...

Tăng cường hợp tác hiệu quả giữa GIZ và Bộ Tài nguyên và Môi trường

(TN&MT) - Ngày 13/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành tiếp và làm việc với bà Michaela Baur, Giám đốc Quốc gia GIZ Việt Nam. Hai bên trao đổi về các nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước 31/10

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg ngày 22/10/2024 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai. Công điện nêu: Ngày 10/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 105/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàm Thuận Nam: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

BTO-Ngày 29/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hàm Thuận Nam tổ chức họp đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam Nguyễn Văn Phúc chủ trì cuộc họp. UBND huyện Hàm Thuận Nam đã tiến hành đánh giá, phân hạng 5 sản phẩm. Trong đó, có 3 sản phẩm mới là dưa lưới của chủ thể Thanh Tùng Farm ở thôn Phú Sung, xã Hàm Cường;...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Khi...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Thách thức với sản phẩm...

Phan Thiết: Công nhận thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

UBND TP. Phan Thiết vừa tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao trên địa bàn thành phố. Theo đó, lãnh đạo Phòng Kinh tế đã công bố quyết định công nhận của UBND thành phố về 7 sản phẩm (OCOP) đạt 3 sao của 3 chủ thể, gồm: Nước mắm lú Bà Hai MS40A và COOP SELECT nước mắm lú - Công ty TNHH...

Đức Linh:Có thêm 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

BTO-Huyện Đức Linh vừa công nhận thêm 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện đợt 1 năm 2024. Căn cứ kết quả Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đức Linh vừa tổ chức, có thêm 10 sản phẩm được UBND huyện công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024 (đợt 1) gồm có: Gốm sứ gia dụng Tuhu của Công ty TNHH Tuhu; Bánh tráng Đỗ Gia...

Bài đọc nhiều

Đưa vào khai thác tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết

Theo Bộ Giao thông vận tải, trong thời gian qua, các Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công và các đơn vị tư vấn cùng hàng ngàn cán bộ, công nhân viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm cao nhất, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, huy động đủ mọi nguồn lực, làm việc “3 ca, 4 kíp” không kể ngày đêm, ngày nghỉ, ngày lễ với quyết tâm đưa dự án vào khai...

Tuyên dương 20 tập thể, cá nhân trong học tập và làm theo Bác

BTO-Sáng 19/5, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Tham dự có lãnh đạo các sở, ban ngành, cán bộ đoàn viên công đoàn và 20 tập thể, cá nhân tiêu biểu. ...

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh tư liệu

Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và 112 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2023), Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận đã tổ chức trưng bày ảnh tư liệu về Bác tại khuôn viên Trường Dục Thanh - nơi Người dừng chân dạy học trước khi ra đi tìm đường cứu nước. ...

Sôi động mùa du lịch hè

Từ đầu năm 2023 đến nay, du lịch Bình Thuận đã có những tín hiệu phục hồi tốt, nhất là sau các kỳ nghỉ lớn... Những ngày cuối tuần trong kỳ nghỉ hè, từ đầu tháng 6 đến nay ghi nhận lượng du khách đến Phan Thiết, Bình Thuận tăng đột biến, những đoàn xe khách nối đuôi nhau chở khách đến khu du lịch quốc gia biển Hàm Tiến - Mũi Né. ...

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng các cơ quan báo chí nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đến thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí nhân dịp này còn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thuận Bích – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông. Tại những nơi đến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thông tin một số kết quả nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội của...

Cùng chuyên mục

Bắt Nguyễn Thị Chuyền để điều tra hành vi lừa đảo

Ngày 16/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tánh Linh đã thi hành lệnh bắt bị can đối với Nguyễn Thị Chuyền (SN 1990, ngụ thôn 2 xã Đồng Kho, Tánh Linh) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Công an huyện...

Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, tinh gọn, sắp xếp giảm đầu mối bên trong của từng tổ chức, giảm tối đa cấp trung gian bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. ...

Tắm biển, một người bị đuối nước thương tâm

Khoảng 5 giờ 15 phút sáng nay (17/8), ông N.Đ.Đ.N ( SN 1966, trú thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc) trong lúc tắm biển tại khu vực bãi đá Ông địa, thuộc phường Phú Hài, TP. Phan Thiết thì bị đuối nước. Phát hiện sự việc, người dân đang tắm biển ở đây đã lao ra  cứu đưa nạn nhân lên bờ thực hiện các biện pháp sơ cứu. Tuy nhiên nạn nhân đã tử vong...

Khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

Tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại Bình Thuận hiện nay đang gia tăng. Trong đó, số ca tử vong nghi do bệnh này tại La Gi cao nhất tỉnh. Bởi cộng đồng đang tồn tại nhiều trường hợp người lành mang vi rút gây bệnh TCM. Bệnh tay...

Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận bàn giao công trình văn hóa, thể thao

BTO-Sáng 15/8, Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận phối hợp Chi hội Tin Lành Mũi Né khánh thành và bàn giao công trình văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời trong khuôn viên Nhà thờ Tin Lành Mũi Né. Công trình gồm các hạng mục, công cụ, thiết bị hỗ trợ...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất