Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông còn là 'lò luyện' ?

Không còn là ‘lò luyện’ ?


“Biết ơn là sợi dây kết nối tình thương, chúng ta nên thi ân bất cầu báo”, “Hãy thích và mơ ước được làm điều tốt, vì cửa mở hướng nào gió sẽ lùa hướng đó”, “Thầy muốn “đặt hàng” các bạn một điều, sau này làm nghề nào cũng được, nhưng nhớ gắn từ “tốt” đằng sau”… Đó là những lời giảng trong tiết đạo đức đầu khóa ở một trung tâm dạy thêm ngoài giờ do thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên (GV) giáo dục công dân Trường THCS Colette (TP.HCM), đứng lớp.

Học thêm thời chương trình giáo dục mới: Không còn là 'lò luyện' ?   - Ảnh 1.

Cô Lê Thanh Ngân (hàng đứng, bìa phải) cùng học sinh làm thí nghiệm bài học sóng âm môn khoa học tự nhiên trong một buổi học thêm

BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Theo các học sinh (HS), tiết học của thầy Tuấn Anh để lại ấn tượng lẫn xúc động, bởi lẽ thầy luôn minh họa câu chuyện bằng những hình ảnh, video TikTok ghi lại khoảnh khắc thật trong cuộc sống. Thậm chí, có em không kìm được nước mắt sau khi xem đoạn phim kể về những áp lực cha mẹ phải “gánh” trên lưng. “Sau khi cho các em viết bài thu hoạch cuối giờ, có những trang giấy nhòe đi vì nước mắt”, thầy chia sẻ.

Chỉ dạy một buổi mỗi lớp tại trung tâm, nam GV nói luôn chọn những “từ khóa” phù hợp với từng lứa tuổi, như sự biết ơn, nghề “tốt” ở khối THPT, hay lòng nhân ái, nghĩa tình TP.HCM cho khối THCS. Theo thầy Tuấn Anh, môn đạo đức gắn liền với hơi thở cuộc sống nên GV có thể cập nhật, chọn lọc những nội dung trên mạng xã hội như TikTok để đưa vào bài học, miễn là phù hợp với khung chương trình.

“Ở nhiều lớp chính khóa, các thầy cô còn đang dạy chữ hơn dạy làm người. Thế nên, tôi rất vui vì được trung tâm mời đến để bồi dưỡng đạo đức cho HS”, thầy Tuấn Anh bộc bạch.

Ngoài bồi dưỡng đạo đức, việc định hướng nghề nghiệp cho HS cũng là một yếu tố được các trung tâm chú trọng. Thầy Hồ Văn Nhật Trường, GV sinh học Trường trung học Thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), kể rằng trong quá trình dạy thêm, thầy luôn lồng ghép câu chuyện nghề nghiệp liên quan đến kiến thức bài học, chẳng hạn nội dung, hoạt động được nêu trong bài này là của nghề nào.

Ngoài ra, từ năm lớp 8, HS cũng bắt đầu được định hướng bộ môn yêu thích, từ đó sớm “chốt” được tổ hợp phù hợp ngay khi các em vừa lên lớp 10. “Ngoài bồi dưỡng năng lực khoa học, trung tâm cũng giúp các em phát triển cảm xúc và tâm hồn”, thầy Trường chia sẻ thêm.

Học thêm thời chương trình giáo dục mới: Không còn là 'lò luyện' ?

 - Ảnh 2.

Tiết học đạo đức đầu khóa với thầy Trần Tuấn Anh tại một trung tâm dạy thêm ở TP.HCM

THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM, CHƠI GAME ĐỂ HỌC

Với đa dạng hoạt động bên cạnh việc dạy kiến thức, có thể thấy các trung tâm đang dần có sự “chuyển mình” về hình ảnh.

Thầy Lê Minh Xuân Nhị, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Tri Thức NP, cho biết trong thời gian qua, trung tâm đã không còn phát triển theo hướng “lò luyện”, mà xây dựng nhiều hoạt động trải nghiệm hơn trước cho HS.

“Chúng tôi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm ở môn hóa, cho các em đo lường thể tích, cân nặng ở môn lý hay làm kim chi, sữa chua, trồng cây ở môn sinh để ứng dụng kiến thức vào thực tế. Lớp học thêm hiện nay không chỉ là câu chuyện chép đề lên bảng rồi cả lớp cùng giải, mà phải gây được hào hứng, phát triển kỹ năng. Chúng tôi quan niệm khi học trong vui vẻ, các bạn sẽ nhớ kiến thức lâu hơn”, thầy Nhị lý giải.

Minh họa thực tế, cô Lê Thanh Ngân, GV môn khoa học tự nhiên hiện giảng dạy tại trung tâm, cho biết cô thực hiện thí nghiệm lúc đầu giờ để gây tò mò, hoặc làm cuối giờ nhằm củng cố kiến thức. “Ví dụ, trong bài học a xít, tôi hướng dẫn các bạn làm thuốc chữa đau dạ dày, tức trung hòa được a xít. Và việc học qua thí nghiệm như trên giúp các em vui hơn so với chỉ đọc bài trong sách, cũng như tập tư duy”, nữ GV cho hay.

Ngoài làm thí nghiệm, cô cũng cho HS chơi game, hoặc nhập vai thành GV để dạy học. “Trong tương lai, ở bài đa dạng sinh học, tôi cũng muốn dẫn các em đến Thảo Cầm Viên để xem trực tiếp thay vì chỉ học lý thuyết”, cô Ngân chia sẻ.

Tạo điều kiện thực hành bên cạnh dạy lý thuyết cũng là cách làm giúp HS dễ tiếp thu bài giảng hơn được thầy Đặng Duy Hùng, Giám đốc chuyên môn Lasan Education, áp dụng. Cụ thể, nam GV phối hợp cùng đơn vị chuyên về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) để đưa các mô hình minh họa thực tế vào tiết học. Bên cạnh đó, các GV khoa học tự nhiên tại trung tâm cũng thực hiện thí nghiệm trên lớp và cập nhật những ví dụ mới nhất gắn với thực tế để truyền đạt cho HS.

Chị Lê Bá Anh Thư, sáng lập và điều hành Việt Anh Thư Academy, thì thẳng thắn thừa nhận lúc mới bắt đầu, chị cũng hoạt động theo hình thức “cổ điển” là phát và giải đề liên tục. Nhưng dần dà, chị thấy rằng hình thức này chỉ phù hợp với HS giỏi sẵn, còn những bạn không thích học thì việc này “chỉ khiến mọi thứ trầm trọng hơn”. “Từ đó, tôi nhận ra không thể tiếp tục dạy học kiểu một chiều như cũ là GV viết bảng còn HS chép xuống”, chị Thư bộc bạch.

Theo chị Thư, công nghệ đã tạo điều kiện cho GV thiết kế bài học mang tính chất tương tác hai chiều. Do đó, trong 2 – 3 năm gần đây, chị ứng dụng đa dạng công cụ để HS tham gia vào bài học nhiều hơn. “Ví dụ, thay vì đưa danh sách 100 từ tiếng Anh rồi bắt các bạn học thuộc như trước, thì giờ tôi dùng các phần mềm game như Kahoot, Quizlet… để các bạn vừa chơi vừa học. Về nhà, tôi cũng ít đưa bài tập giấy mà giao game cho các bạn chơi để hoàn thành”, chị Thư chia sẻ.

Học thêm thời chương trình giáo dục mới: Không còn là 'lò luyện' ?

 - Ảnh 3.

Học sinh hào hứng với các buổi học thêm có thực hành, thí nghiệm

MỤC TIÊU HỌC THÊM CÓ KHÁC TRƯỚC ?

Hiện học thêm môn toán và văn, Huỳnh Phạm Như Văn, lớp 10A14 Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), thú nhận các lớp học thêm ở hiện tại “quá khác so với ngày xưa”. “Thầy cô trong trung tâm quan tâm không chỉ vấn đề học tập mà còn là sức khỏe tâm lý của chúng em. Thầy cô cũng rất tôn trọng năng lực HS, hướng dẫn chúng em các kỹ năng sống và thường xuyên hỏi thăm sau giờ học để cho lời khuyên, động viên, thay vì chỉ dạy lý thuyết và giao bài tập là xong như trước đây”, nữ sinh lý giải.

Sụt giảm số HS học thêm ở khối THPT

Theo thầy Đặng Duy Hùng, nhu cầu học thêm hiện nay tuy vẫn cao nhưng chỉ tập trung ở các trung tâm cập nhật tốt xu hướng thi cử mới, đáng chú ý nhất ở khối THCS với môn khoa học tự nhiên và toán tích hợp nhiều bài tập ứng dụng thực tiễn. “Riêng khối THPT, do chương trình mới xác định tổ hợp từ đầu dẫn đến nhu cầu học thêm các môn không bắt buộc bị phân chia, dẫn đến sụt giảm số HS”, thầy Hùng nhận xét.

Tương tự, thầy Lê Minh Xuân Nhị cũng đánh giá tổng số HS THPT có nhu cầu học thêm các môn lý, hóa, sinh giảm khá nhiều, chủ yếu tập trung ở nhóm có sức học trung bình.

Cũng theo Văn, lý do chính em chọn đi học thêm những năm qua vẫn là để hiểu trước bài học, cũng như cải thiện điểm số trên trường phổ thông. Tuy vậy, việc có thể học hỏi nhiều hơn thông qua đa dạng bài tập, đề cương và cơ hội tiếp xúc với HS giỏi từ các trường khác để ngày càng phát triển bản thân cũng là những mục tiêu mà nữ sinh hướng đến khi chọn học thêm trong chương trình mới.

Như vậy, dù mục tiêu của chương trình mới là giúp HS phát triển toàn diện, nhất là năng lực cá nhân nhưng hiện tại, điểm số và thi tuyển vẫn là mối quan tâm hàng đầu của HS và phụ huynh. Thực tế này đến từ việc HS không có đủ giờ làm bài tập ở lớp chính khóa vì khối lượng kiến thức tăng thêm, và các trường vẫn chưa thống nhất cách dạy lẫn kiểm tra, theo thầy Đặng Duy Hùng.

Học thêm thời chương trình giáo dục mới: Không còn là 'lò luyện' ?

 - Ảnh 5.

Một lớp học thêm tiếng Anh tại Q.7, TP.HCM

“Cách đánh giá năng lực của HS ở VN phần lớn vẫn dựa trên thang điểm. Thế nên, HS học thêm để nâng cao điểm số, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển ĐH bằng học bạ, điểm thi cũng là điều dễ hiểu”, thầy Hùng nhận định.

Tuy nhiên, khác với HS, các trung tâm đã và đang thay đổi mục tiêu, không chỉ nhắm đến mỗi ôn luyện như trước. “Quan điểm của chúng tôi là phải dạy các bạn cách tư duy xử lý vấn đề, tức vận dụng dữ kiện đã có để tìm “đường đi” sao cho hiệu quả. Mục đích của việc học, suy cho cùng, không phải để giải bài toán nào đó mà là để sau này các bạn trưởng thành biết cách giải quyết khó khăn”, chị Lê Bá Anh Thư khẳng định. 



Source link

Cùng chủ đề

Một buổi họp phụ huynh hạnh phúc

Không giống các buổi họp phụ huynh thông thường, một giáo viên chủ nhiệm tại TP.HCM sáng tạo trong việc tổ chức họp phụ huynh để gửi tới cha mẹ, người thân của các em học sinh những thông điệp ý nghĩa. ...

Đừng để thí sinh chọn môn vì ‘dễ thi, dễ đỗ’

Mục tiêu cấp THPT nêu trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là theo định hướng nghề nghiệp, nhưng nhiều học sinh lại chọn môn học, môn thi tốt nghiệp THPT với tiêu chí 'dễ thi và dễ đỗ'. ...

Vẫn được đánh giá năng lực khi tuyển sinh lớp 6

Môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kỳ I nhưng không muộn hơn ngày 31-3 hằng năm ...

Giáo viên nêu 4 đề xuất

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm, học thêm. Thông tư mới giải quyết vấn đề tồn tại trong học đường nên có nhiều ý kiến khác biệt khi nhận định về Thông tư 29 là điều dễ...

Chuyên gia “mách nước” cách đăng ký nguyện vọng ĐH sao cho hiệu quả

(NLĐO) – Bên cạnh nỗ lực học tập, học sinh cần tìm hiểu kỹ chương trình đào tạo của trường CĐ, ĐH, từ đó lên kế hoạch đăng ký nguyện vọng thông minh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tết năm nay dự báo lạnh và đây là những kiểu áo khoác bạn cần sắm

Các thiết kế áo khoác phổ biến thường có kiểu dáng dài ngang hông hoặc tới đùi, giúp...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh Việt Nam, Trần Tố Uyên (sinh năm 1997, đồng sáng lập, giám đốc quốc gia của STEAM for Vietnam) cùng...

Mới nhất

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả...

Dọn phòng khách đón Tết bằng cách sửa 6 sai lầm kinh điển về nội thất

(Dân trí) - Dưới đây là 6 sai lầm cơ bản khi bố trí nội thất phòng khách mọi người thường gặp phải và cách khắc phục giúp thay đổi không gian sống trong dịp năm mới. Giữ lại những đồ không phù hợpNhiều người thường giữ lại những món đồ nội thất cũ kỹ không phù hợp với không...

Mới nhất