Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Không cần học thêm vẫn vượt qua các kỳ kiểm tra, tuyển...

‘Không cần học thêm vẫn vượt qua các kỳ kiểm tra, tuyển sinh’

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:

Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, Thông tư 29 được xây dựng với các quan điểm và nguyên tắc, trong đó xác định quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm, chứ “không cấm”.

Tránh việc giáo viên “kéo” học sinh ra ngoài để dạy thêm

Đâu là những điểm mới của Thông tư quy định dạy thêm, học thêm, thưa Thứ trưởng?

Thông tư mới quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh (HS) tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với HS đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của HS và chỉ dành cho 3 đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: HS có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; HS được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng HS giỏi; và HS lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Quan điểm của Bộ GD-ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn học theo chương trình, HS có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc…, để thời gian trong trường phổ thông không chỉ học kiến thức mà còn để HS phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, ý thức trách nhiệm và khả năng hòa nhập với xã hội, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:

Học sinh trong một cơ sở dạy thêm tại TP.HCM trước ngày Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực

Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, thông tư mới quy định tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của HS phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan (đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật); giáo viên (GV) đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với HS của mình trên lớp… Quy định mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho HS, tránh việc GV “kéo” HS trên lớp ra ngoài để dạy thêm.

Nếu không thuộc đối tượng cần học thêm trong nhà trường, HS có nguyện vọng học thêm ở ngoài là hoàn toàn tự nguyện. Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng, do đó Bộ GD-ĐT không cấm. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân đã dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và phải công khai địa điểm, môn học, thời lượng học, kinh phí… và phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian làm việc, an toàn, an ninh…

Hướng tới “bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo”

Thông tư quy định dạy thêm, học thêm với các quy định mới “đột phá” nhận được đánh giá tích cực từ xã hội, tuy nhiên trước thời điểm chính thức thực hiện cũng có những lúng túng trong việc triển khai. Thứ trưởng chia sẻ gì về trách nhiệm của các bên trong triển khai thực hiện thông tư này?

Đến thời điểm này, qua theo dõi dư luận, các quy định của thông tư nhận được sự đồng tình từ xã hội. Như vậy, tổng thể để quản lý một vấn đề “lớn, khó” như dạy thêm, học thêm đã được thể hiện thông qua các quy định của Thông tư 29. Bây giờ là quá trình thực hiện, trong đó “hiểu, làm đúng trách nhiệm của các bên” là yếu tố quyết định để Thông tư 29 thực sự đi vào cuộc sống.

Về phía Bộ GD-ĐT, sau khi ban hành Thông tư 29 và sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, Bộ sẽ tiếp tục có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo để các sở GD-ĐT tham mưu và ban hành các hướng dẫn thực hiện tại địa phương.

Về phía UBND các tỉnh, cần chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tổ chức các hội nghị triển khai chuyên đề để phổ biến, hướng dẫn đến các đối tượng liên quan để thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định; triển khai thực hiện hiệu quả trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định; kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì HS. Hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Về phía sở GD-ĐT, đề nghị các sở tiếp tục quan tâm và sớm ban hành hướng dẫn, tham mưu phù hợp với địa phương.

Thay đổi, đổi mới bao giờ cũng khó khăn, khó tiếp nhận. Nhưng những gì thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng

Đối với các nhà trường và thầy cô, trách nhiệm của chúng ta là dạy học để HS hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra; việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của chương trình. Với những HS thực sự còn đang yếu kém, còn đang lúng túng chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT thì trách nhiệm của nhà trường, GV là bổ trợ cho các em. Khi chúng ta xác định được trách nhiệm như vậy thì những vấn đề khác sẽ không còn nặng nề.

Những ngày qua, cũng có những ý kiến cho rằng không dạy thêm làm giảm thu nhập của GV. Chúng ta đều biết có rất nhiều GV mầm non, GV vùng sâu vùng xa, nhiều bộ môn… không dạy thêm nhưng vẫn tâm huyết, say sưa với nghề. Tôi muốn chia sẻ thêm, thời gian qua khi dạy thêm, học thêm xuất hiện một vài yếu tố tiêu cực, không ít thầy cô giáo tốt cũng phải chịu mang tiếng, tổn thương, do đó quy định mới lần này còn là hướng tới “bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo”. Thay đổi, đổi mới bao giờ cũng khó khăn, khó tiếp nhận. Nhưng những gì thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp.

Do vậy, dù bước đầu khó khăn, song tôi mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai thông tư này. Bộ GD-ĐT sẽ sát sao cùng địa phương, nhà trường, thầy cô trong quá trình thực hiện. Sự giám sát của xã hội đối với việc thực hiện thông tư quy định dạy thêm, học thêm cũng rất quan trọng để quy định được thực hiện hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:

Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, thông tư mới quy định tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của HS phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan

Không đánh đố khi ra đề

Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật của cả người dạy và người học, nhưng trên thực tế thời gian qua vẫn còn tồn tại những hiện tượng dạy thêm, học thêm tiêu cực. Thứ trưởng có thể cho biết đâu là giải pháp?

Dạy thêm, học thêm ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Do vậy, cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả. Ở đây tôi đề cập tới một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, giải pháp hành chính: Ban hành thông tư, các quy định cụ thể.

Thứ hai, giải pháp chuyên môn: Nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của GV, trách nhiệm của nhà giáo, phát huy năng lực tự học của HS. Đổi mới kiểm tra đánh giá: kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đánh giá cuối kỳ, thi tuyển sinh phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình Giáo dục phổ thông 2018; không đánh đố, không ra ngoài nội dung chương trình để đảm bảo HS học theo đúng chương trình, không cần học thêm vẫn sẽ vượt qua các kỳ kiểm tra, tuyển sinh. Tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục ĐH; cụ thể: như trong các bài kiểm tra năng lực đầu vào ĐH sử dụng kiến thức phổ thông, không đánh đố…

Thứ ba, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học: Cần có đủ trường học để đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục của HS. Tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày.

Thứ tư, giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra.

Thứ năm, giải pháp về tuyên truyền, vận động, qua đó nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của GV để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định. Ngoài ra, những chính sách để đảm bảo đời sống cho nhà giáo cũng là giải pháp cho vấn đề này.

Các nguyên tắc khi tổ chức dạy thêm, học thêm

Việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường; không ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình môn học của GV; tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của HS, không ép buộc; giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo.

Dạy thêm, học thêm phải phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã thay đổi căn bản từ chương trình định hướng nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực HS. Hình thành phẩm chất, năng lực qua cả quá trình học và hoạt động giáo dục. HS được phát huy tính chủ động, sáng tạo, GV đóng vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng; hình thức tổ chức dạy học được đa dạng hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Phương thức thi, kiểm tra đánh giá chất lượng đã được chuyển dần từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực, phẩm chất của người học; đo lường được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục, bảo đảm độ tin cậy, công bằng, khách quan. Hình thành phương pháp, thói quen, khả năng tự học của học sinh.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:

 




Nguồn: https://thanhnien.vn/thu-truong-bo-gd-dt-khong-can-hoc-them-van-vuot-qua-cac-ky-kiem-tra-tuyen-sinh-185250210222913465.htm

Cùng chủ đề

Quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách

Về những quy định mới của dạy thêm, học thêm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, việc quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách mà là sự thay đổi nhận thức của xã hội. ...

Giáo viên trường công có được dạy thêm tại nhà của mình?

Trước khi Thông tư 29 có hiệu lực vào ngày 14.2, hàng loạt giáo viên các trường công lập đã thắc mắc có được dạy thêm tại nhà của mình hay không? ...

Giáo viên có thể lách luật, hoán đổi học sinh ở các trung tâm

TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm học thêm có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường quản lý hoạt động này nhưng thực tế, giáo viên sẽ nghĩ cách lách luật, kéo học sinh ra trung tâm, đổi giáo viên dạy học. TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm...

Siết dạy thêm, học thêm: Các trường lúng túng

TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở GD&ĐT. TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ đã có ý định mua lại Greenland từ hơn 150 năm trước

Mỹ có một lịch sử lâu dài trong ý định mua lại hòn đảo Greenland và từng đưa ra đề nghị trị giá 100 triệu USD. ...

Giáo viên trường công có được dạy thêm tại nhà của mình?

Trước khi Thông tư 29 có hiệu lực vào ngày 14.2, hàng loạt giáo viên các trường công lập đã thắc mắc có được dạy thêm tại nhà của mình hay không? ...

Chân váy bóng mini, nữ tính và ngọt ngào khi phối cùng các kiểu áo này

Váy bóng mini hay còn gọi chân váy bí ngô, váy bong bóng... là chiếc váy có phần...

Ông Trump có thể thúc giục châu Âu mua vũ khí Mỹ cho Ukraine, Moscow cảnh báo

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch thúc đẩy các đồng minh châu Âu mua thêm vũ khí Mỹ cho Ukraine trước các cuộc đàm phán tiềm năng với Nga. ...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

TP Thanh Hóa xin cho học sinh cấp 2 nghỉ học thứ bảy

Cả nước hiện có 7 địa phương thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ học thứ bảy, chủ nhật. Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đơn vị vừa có văn...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Công bố lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025

Các đợt thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 15-3 đến 18-5, thí sinh bắt đầu đăng ký ca thi từ ngày 23-2. Bài thi HSA được thí sinh thực hiện trên...

Cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT nói gì trước phản hồi trái chiều về quy định dạy thêm?

Còn vài ngày nữa thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực trong khi nhiều thầy, cô và phụ huynh vẫn ngổn ngang tâm tư. Về trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đề nghị...

Quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách

Về những quy định mới của dạy thêm, học thêm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, việc quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách mà là sự thay đổi nhận thức của xã hội. ...

Một thầy giáo bồi dưỡng 10 học sinh đoạt giải quốc gia

(NLĐO) – Một thầy giáo bồi dưỡng cho 10 học sinh ở Đắk Lắk thì tất cả đều đoạt học sinh giỏi quốc gia trong kỳ thi vừa qua ...

Bị tố ép phụ huynh ký đơn tình nguyện học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Bà Lê Thị Hồng Phượng - Hiệu trưởng Trường THCS Mỗ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội), khẳng định không có việc nhà trường ép phụ huynh ký đơn cho con tình nguyện học thêm. Trưa 11/2, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một người tự xưng là phụ huynh có con học tại Trường THCS Mỗ Lao, tố nhà trường ép phụ huynh ký đơn cho con tình nguyện học thêm. “Hôm qua thứ 2, tôi vừa phải...

Giáo viên trường công có được dạy thêm tại nhà của mình?

Trước khi Thông tư 29 có hiệu lực vào ngày 14.2, hàng loạt giáo viên các trường công lập đã thắc mắc có được dạy thêm tại nhà của mình hay không? ...

Mới nhất

Không chỉ vàng, giá USD cũng tăng chóng mặt

(NLĐO) – Ngày 11-2, giá USD ở các ngân hàng thương mại được mua vào 25.310 đồng, bán ra 25.710 đồng, tăng tới 110 đồng/USD so...

Động thái mới vụ việc “hơn 150 học sinh chưa đến trường sau Tết” ở Quảng Bình

(NLĐO) - Chính quyền thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình cam kết giữ nguyên hiện trạng điểm trường lẻ Tân Mỹ và quy hoạch khu vực...

Hình ảnh độc lạ rước 17 “ông lợn”, mỗi ông nặng hàng trăm kg ở Hà Nội

Tối 13 tháng Giêng, những "ông lợn" nặng hàng trăm kg được dân làng La Phù rước tới đình làng tế Thành hoàng làng trong dịp lễ đầu năm. ...

Cơ hội nào xuất khẩu nhôm, thép khi Hoa Kỳ áp thuế 25%?

Nếu Hoa Kỳ áp dụng bổ sung thuế 25% với toàn bộ sản phẩm nhôm, thép nhập khẩu từ các nước, nhôm, thép Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tiếp tục xuất khẩu. Tác động mạnh đến thương mại toàn cầu Theo số liệu thống kê, năm 2024, tổng kim ngạch xuất...

Mới nhất