Trang chủNewsThời sựKhơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất...

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh

TP – Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban. Báo Tiền Phong tổ chức tuyến bài nêu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý về giải pháp tháo gỡ những nút thắt, khơi thông nguồn lực, giúp khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực đưa Việt Nam cất cánh trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kỳ 1: Gỡ nút thắt tài chính

Nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, phát triển KHCN ở Việt Nam rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó cơ chế tài chính chưa phù hợp được coi là nút thắt lớn nhất trói buộc sự phát triển của KHCN trong nhiều năm qua. Theo các chuyên gia, gỡ được nút thắt sẽ giúp KHCN Việt Nam bứt phá.

Thiếu nguồn lực

Nhấn mạnh vai trò KHCN là quốc sách hàng đầu, Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển KHCN. Nâng tổng đầu tư xã hội cho KHCN đạt 1,5% GDP vào năm 2015, trên 2% GDP vào năm 2020 và khoảng 3% GDP vào năm 2030. Tăng đầu tư của Nhà nước cho KHCN bảo đảm tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm.

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh ảnh 1
Các nhà khoa học của Viettel nghiên cứu, phát triển công nghệ 5G. Ảnh: VHT

Tuy nhiên thực tế những năm qua, tổng chi từ ngân sách nhà nước cho KHCN chưa đạt được 2% trong khi các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn vốn từ khối doanh nghiệp chưa được khơi thông khiến nguồn lực phát triển KHCN ở Việt Nam rất khiêm tốn.

Trong giai đoạn 2020-2022, theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước, kinh phí đầu tư ngân sách nhà nước cho KHCN trung bình 17.494 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ lệ 1,01% tổng chi ngân sách, đạt 0,2% GDP, thấp hơn nhiều so với mức bình quân các nước trong khu vực và thế giới.

Theo TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, kinh phí cho đầu tư KHCN ở Việt Nam là rất khiêm tốn, trong đó phần lớn chi cho hoạt động thường xuyên như chi lương, đầu tư.

Nguồn kinh phí trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu rất thấp. TS Nguyễn Quân cho rằng, Nghị quyết 57 đề xuất chi 3% trong tổng chi ngân sách cho KHCN là rất đáng mừng. “Nếu dành được 10-11% trong 3% đó cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng sẽ tạo ra bước phát triển nhảy vọt cho KHCN”, TS Quân nói.

Tại Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel những năm qua, khoảng 10.000 tỷ đồng được trích cho hoạt động nghiên cứu phát triển mỗi năm.

Theo ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn, nguồn kinh phí trên đã giúp Tập đoàn hoàn thành được nhiều dự án quan trọng được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao, tạo ra được kết quả nghiên cứu rất quan trọng, trong đó thiết bị, công nghệ 5G của Viettel được xuất khẩu sang nhiều nước.

Từ kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp, ông Thắng cho rằng, nếu thực hiện được mục tiêu đến năm 2030, kinh phí cho nghiên cứu phát triển R&D đạt 2% GDP, xấp xỉ 9 tỷ USD/năm sẽ là nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu phát triển KHCN của Việt Nam.

Lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng cho rằng, cùng với việc bổ sung nguồn lực, cần có hướng dẫn về việc triển khai, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách này, nên tập trung nguồn lực này cho các dự án nghiên cứu công nghệ đóng vai trò nền tảng, bao trùm như công nghệ bán dẫn, vệ tinh tầm thấp, công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng.

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh ảnh 2
Hoạt động nghiên cứu đào tạo tại Trường Đại học Phenikaa Hà Nội. Ảnh: Trương Anh

PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu KHCN, cần khơi thông nguồn lực từ doanh nghiệp. Ông chia sẻ, Luật KHCN quy định, doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu phát triển.

Tuy nhiên sự thiếu rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn đã cản trở khơi thông nguồn kinh phí lớn và quan trọng này. PGS Tùng kỳ vọng việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ đang diễn ra sẽ góp phần khơi thông nguồn lực này. Ông cũng cho rằng, đất nước còn khó khăn, ngân sách nhà nước còn phải chi cho nhiều nội dung phát triển nên cần tránh đầu tư dàn trải.

“Đầu tư hiện tại phải đi kèm trách nhiệm giải trình với cam kết đầu ra phải đo lường cụ thể. Đơn vị nào hoạt động càng hiệu quả thì càng nhận được sự đầu tư để tiếp tục phát huy hơn nữa, làm đầu tàu cho cả hệ thống vươn lên”, PGS Tùng nói.

Tháo gỡ cơ chế

Theo TS Nguyễn Quân, không chỉ nguồn lực hạn chế, việc cấp ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tồn tại rất nhiều bất cập, trở thành rào cản lớn nhất cho phát triển KHCN.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ví dụ, các nước phát triển dùng cơ chế Quỹ để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng nhưng ở Việt Nam lại dùng phương thức lạc hậu là xây dựng dự toán ngân sách theo năm tài chính.

Vì vậy các nghiên cứu phải chờ đợi cấp kinh phí từ một đến nhiều năm, kể từ khi có đề xuất, đặt hàng của nhà nước. Điều này làm giảm hoạt động KHCN rất nhiều, gây khó khăn lớn cho các nhà khoa học.

TS Nguyễn Quân chia sẻ thêm, Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề cập đến cơ chế sử dụng các Quỹ phát triển KHCN để cấp phép kinh phí cho nghiên cứu và ứng dụng, tuy nhiên trên thực tế chưa làm được. Ông đề xuất Việt Nam cần thành lập và tái thành lập các Quỹ phát triển KHCN của Nhà nước ở tất cả các bộ ngành địa phương, làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tháo gỡ nút thắt về cơ chế tài chính hiện nay.

GS.TS Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu chia sẻ thực tế, khi thực hiện nhiệm vụ KHCN từ nguồn ngân sách Nhà nước, các nhà khoa học gặp “ma trận” khó khăn đến từ cơ chế tài chính. Bà kể, có khi tốn đến 50% năng lượng để làm những công việc không liên quan gì đến khoa học nhưng không làm thì không thể thực hiện nhiệm vụ.

Nữ GS đặt vấn đề: “Tại sao chúng ta không đặt luôn đầu bài nghiên cứu kèm kinh phí để giảm ít nhất 5-7 cuộc họp mà ở đó nhà khoa học và quản lý khoa học luôn cò kè từng đồng”.

Nữ GS cũng cho rằng, một số lĩnh vực KHCN phù hợp cần mạnh dạn thực hiện cơ chế quỹ và khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, giảm bớt mọi thủ tục trung gian trong khi đảm bảo quản lý hiệu quả về tài chính, hướng tới mục tiêu đề ra, giải phóng 100% năng lực và năng lượng của nhà khoa học được dành cho chuyên môn. Nếu làm được như vậy sẽ tạo ra động lực để các nhà khoa học đam mê cống hiến.

Tập trung giải phóng nguồn lực KHCN

Nghị quyết 57 đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP, trong đó kinh phí từ xã hội chiếm hơn 60%, bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển.

Nghị quyết cũng nêu giải pháp quan trọng khơi thông nguồn lực KHCN là khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật về khoa học, công nghệ, đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, ngân sách nhà nước, tài sản công, sở hữu trí tuệ, thuế… để tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng các nguồn lực, khuyến khích, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện cải cách phương thức quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với từng loại hình nghiên cứu; cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính; giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Khoa học và Công nghệ), Bộ đang tiến hành rà soát các điểm nghẽn về thể chế trong hoạt động nghiên cứu phát triển KHCN hiện nay để đề xuất các quy định cụ thể trong Dự thảo Luật KHCN sửa đổi nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nghiên cứu, phát triển KHCN.

Nguồn:https://tienphong.vn/khoi-thong-nguon-luc-khoa-hoc-cong-nghe-dua-viet-nam-cat-canh-post1708987.tpo

Cùng chủ đề

Ưu bà Phạm Thị Trân – bà Tổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu Việt Nam

VHO - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, Hội thảo không chỉ là dịp để nghiên cứu, nhìn lại và tôn vinh một nhân vật lịch sử đặc biệt - người có đóng góp to lớn đối với nền văn hóa, văn học nghệ thuật dân tộc, mà còn là cơ hội để cùng nhau suy ngẫm về trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị...

Hải quân Việt Nam – Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hải quân...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Củng cố vị thế điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được xem là một trong những động lực quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 cũng như giai đoạn sau đó. ...

Đột phát theo Nghị quyết 57: Tăng tốc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng tốc, bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hình hài hầm chui tại nút giao nghìn tỷ lớn nhất TPHCM sắp thông xe

TPO - Theo kế hoạch, nhánh hầm chui HC1-01 thuộc dự án nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức, TPHCM) sẽ hoàn thành vào dịp 30/4 tới. Hiện nay, công nhân và máy móc đang được huy động tối đa, làm việc liên tục "3 ca, 4 kíp" mỗi ngày để đưa hạng mục này "về đích" đúng tiến độ.  TPO - Theo kế hoạch, nhánh hầm chui HC1-01 thuộc dự án nút giao thông An...

Người đàn ông ứa nước mắt thấy cả vườn chanh dây sắp thu hoạch bị chặt đứt gốc

TPO - Kiểm tra vườn, anh Giỏi ứa nước mắt khi thấy phần gốc cây chanh dây đã bị chặt đứt lìa. Hàng loạt quả chanh dây đang tươi tốt chỉ còn nửa tháng thu hoạch dần héo lại, rụng xuống đất. TPO - Kiểm tra vườn, anh Giỏi ứa nước mắt khi thấy phần gốc cây chanh dây đã bị chặt đứt lìa. Hàng loạt quả chanh dây đang tươi tốt chỉ còn nửa tháng thu...

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam rạng ngời trên đường chạy Tiền Phong Marathon ở Quảng Trị

TPO - Các thí sinh của vòng Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 có trải nghiệm đáng nhớ trên đường chạy Tiền Phong Marathon 2025 tại vùng đất giàu truyền thống lịch sử Quảng Trị.  TPO - Các thí sinh của vòng Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 có trải nghiệm đáng nhớ trên đường chạy Tiền Phong Marathon 2025 tại vùng đất giàu truyền thống lịch sử Quảng Trị.  ...

Giáo viên gợi ý cách làm bài môn Ngữ văn đạt điểm cao kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TPO - Thí sinh lưu ý, Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay là năm đầu tiên thi theo chương trình mới và môn Ngữ văn sẽ sử dụng ngữ liệu hoàn toàn ngoài sách giáo khoa. Giáo viên môn Ngữ văn hướng dẫn cách học và cách làm bài để đạt hiệu quả tốt nhất. TPO - Thí sinh lưu ý, Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay là năm đầu tiên...

Trên 120.000 thí sinh dự thi đợt 1

TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do ĐHQG TPHCM tổ chức. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước đến thời điểm hiện tại. TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do...

Bài đọc nhiều

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn,...

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai. ...

Loại hoa có thân như củi khô, giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết

TPO - Hoa mộc lan, đỗ quyên xuất hiện ở thị trường hoa, cây cảnh Tết ở TP Vinh (Nghệ An) khiến nhiều người mê mẩn trước vẻ đẹp độc lạ của các loài hoa này. Video: Hoa mộc lan, đỗ quyên giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết Bên cạnh những cây, hoa Tết truyền thống như đào, quất, mai..., năm nay, anh Hồ Trọng Nghĩa (trú phường Quang Trung, TP Vinh) nhập hơn 200 cành hoa mộc lan từ...

Tân giám đốc Sở Xây dựng Kiên Giang sau hợp nhất là ai?

Ông Lê Việt Bắc, Giám đốc Sở Giao thông vận tải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang sau hợp nhất, sáp nhập. ...

Khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ việc Báo Đại Đoàn Kết từng phản ánh

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến bà Phùng Thị Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Tom Tourism, sau khi tiếp nhận nhiều đơn tố giác bà Hiền có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với lời hứa làm thủ tục đưa người sang Úc và Canada. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Mới nhất