Trang chủNewsThời sựKhơi thông điểm nghẽn về thể chế để thúc đẩy khoa học...

Khơi thông điểm nghẽn về thể chế để thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển

Kinhtedothi – Sáng 15/2, phát biểu tại thảo luận tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không gỡ được thể chế thì luật không thể đi vào cuộc sống. Các luật đang có hiệu lực không thể thay thế được, vì vậy Quốc hội mới có kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề không bình thường…

Sáng 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà NộiTổng Bí thư Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chủ trì phiên thảo luận tổ, sáng 15/2. Ảnh: Phạm Thắng
Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chủ trì phiên thảo luận tổ, sáng 15/2. Ảnh: Phạm Thắng


Khẩn trương đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ, chúng ta đang thảo luận về một nghị quyết có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghị quyết này bắt nguồn từ Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được ban hành cuối năm 2024. Tuy nhiên, để nghị quyết này thực sự đi vào cuộc sống, chúng ta đang đối diện với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những vướng mắc liên quan đến hệ thống luật pháp hiện hành.

Một số luật quan trọng, trong đó có Luật Khoa học và Công nghệ cần được sửa đổi để tạo điều kiện thực hiện nghị quyết một cách hiệu quả. Theo lộ trình, những sửa đổi này nhanh nhất cũng phải đến cuối năm 2025 mới hoàn thành. Điều này đồng nghĩa với việc trong cả năm 2025, chúng ta không thể triển khai được Nghị quyết 57-NQ/TW một cách trọn vẹn hoặc nếu có triển khai thì cũng không đạt được hiệu quả thực sự.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ, sáng 15/2. Ảnh: Phạm Thắng
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ, sáng 15/2. Ảnh: Phạm Thắng

Vì vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị phải có văn bản khẩn trương đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống. Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được đặt ra.

“Đây là bài học để thấy thể chế là điểm nghẽn. Không gỡ được thể chế thì luật không thể đi vào cuộc sống. Các luật đang có hiệu lực không thể thay thế được, vì vậy Quốc hội mới có kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề không bình thường” – Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta cần khẩn trương đưa những vấn đề này vào cuộc sống; phải rà soát những vấn đề tháo gỡ. Trong phạm vi dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra 3 nhóm tập trung và có định hướng. Nếu đi vào những vấn đề quá chi tiết sẽ không thể quy định được hết; từ đó dẫn đến không ra được Nghị quyết và sẽ thất bại. Cách làm này cũng thể hiện tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”. 

Phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội sáng 15/2. Ảnh: Phạm Thắng
Phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội sáng 15/2. Ảnh: Phạm Thắng

Xác định được những ưu tiên để thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, những vấn đề khoa học và công nghệ, ai cũng thấy được giá trị nhưng chưa phát triển được bởi còn nhiều khó khăn. Nếu nói sửa Luật Khoa học và Công nghệ cũng chưa đủ để thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển; trong khi đó, Luật Đấu thầu cũng đang là vướng mắc…  Hiện nay, cách thức quản lý đầu tư công và hợp tác công tư vẫn mang tính máy móc, chưa thực sự đặt trọng tâm vào tính hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, nếu chỉ quản lý theo quy định cứng nhắc mà không tính đến hiệu quả kinh tế, chúng ta sẽ không thể phát huy tối đa nguồn lực đầu tư.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Thắng
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Thắng

Tổng Bí thư Tô Lâm cho hay, chính sách thuế cũng cần được điều chỉnh theo hướng khuyến khích sản xuất, kinh doanh. Thực tế đã chứng minh, khi Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng 2%, dù có miễn thuế, tổng thu ngân sách vẫn tăng lên 300 tỷ đồng. Điều này cho thấy, chính sách thuế cần linh hoạt, không chỉ tập trung vào việc tăng thu trực tiếp mà còn phải tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.

Đối với Luật Doanh nghiệp, cần có các quy định khuyến khích doanh nghiệp gắn kết với khoa học công nghệ. Trường đại học, viện nghiên cứu phải có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều mô hình hợp tác chưa có trong luật nên không thể triển khai. Đây là một hạn chế lớn cần được tháo gỡ.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Phạm Thắng
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Phạm Thắng

Ví khoa học là “miền đất hoang vu”, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, nếu ai đi đúng sẽ thắng lợi. Vì vậy, cần xác định được những ưu tiên. Đây là một số chính sách, vấn đề, quan điểm đã được đề cập đến Nghị quyết 57-NQ/TW.

“Tôi thấy Nghị quyết 57-NQ/TW ban hành đã được mọi người, được giới khoa học và Nhân dân rất ủng hộ. Trước mắt, trong quá trình tiếp tục sửa Luật Khoa học và Công nghệ, chúng ta cần tập trung những vấn đề cơ bản trên tinh thần tiến bộ, đồng bộ, sát với thực tiễn” – Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tong-bi-thu-to-lam-khoi-thong-diem-nghen-ve-the-che-de-thuc-day-khoa-hoc-cong-nghe-phat-trien.html

Cùng chủ đề

cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Kinhtedothi - Chiều 15/2, tham gia thảo luận tại hội trường về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh các đại biểu Quốc hội cho rằng cần áp dụng ngay chứ không nên thí điểm. Đề xuất bổ sung xe buýt con thoi giữa các tuyến Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Đưa một số chính sách để Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Sáng 15/2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát biểu tại tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết đây sẽ là một số chính sách tháo gỡ để Nghị quyết 57...

Chọn công nghệ, không chọn rẻ mà phải đi tắt đón đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh quan điểm khi lựa chọn công nghệ, phải đi tắt đón đầu, bởi "nếu chỉ đi theo thì mãi mãi đi sau, trì trệ, lạc hậu". ...

xương sống quan trọng về vận tải hành khách công cộng

Kinhtedothi- Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường, đường sắt đô thị được xác định là xương sống quan trọng về vận tải hành khách công cộng, giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn... Giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường Tham gia thảo luận tại tổ 1 (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) trong nội dung chương trình Kỳ họp...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều 14/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won. Tại buổi tiếp, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won đã báo cáo tình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

thực hiện quyết liệt, hiệu quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công văn số 479/UBND-TH về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, khẩn trương...

Phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa có Công văn gửi tới các Sở VHTT&DL, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch.   Thời gian qua, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là hình thức lừa đảo đặt phòng qua mạng ngày...

cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Kinhtedothi - Chiều 15/2, tham gia thảo luận tại hội trường về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh các đại biểu Quốc hội cho rằng cần áp dụng ngay chứ không nên thí điểm. Đề xuất bổ sung xe buýt con thoi giữa các tuyến Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Thực hiện tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Kinhtedothi - Chiều 15/2, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) bày tỏ đánh giá rất cao Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội -...

hơn 1.800 công dân nhập ngũ

Kinhtedothi - Năm 2025, tỉnh Sơn La có hơn 1.800 công dân nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ Công an nhân dân. Sáng 15/2, tại thành phố Sơn La, thị xã Mộc Châu và các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Năm 2025, tỉnh Sơn La có hơn 1.800 công dân nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ Công an...

Bài đọc nhiều

Liên tiếp các vụ nam sinh tự làm pháo nổ dịp cận Tết Nguyên đán

Hôm nay (8/1), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát và phát hiện nhiều người học trên mạng và tự mua đồ về để làm pháo nổ, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt, đa số những người này có tuổi đời còn rất trẻ và am hiểu mạng xã hội. Đơn cử, ngày 3/1, Công an xã Quảng Long, huyện Hải Hà phát hiện 5 học sinh cấp...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Việt Nam rất quan tâm đến quyết định của Hoa Kỳ đối với USAID

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, nhất là dự án rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người và môi trường tại các khu vực dự án. ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên xin thôi việc

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường cho biết, Tỉnh ủy vừa tiếp nhận đơn xin thôi việc của ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh với lý do để chữa bệnh. Sáng 12/2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên tổ chức kỳ họp thứ 23, cho chủ trương về nội dung Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế theo Nghị quyết 18. Tại cuộc họp, ông Trần Quốc Cường, Ủy viên...

Tranh cãi khi Nhà Trắng cấm AP tác nghiệp tại Phòng Bầu dục

(CLO) Hãng thông tấn Associated Press (AP) đưa tin rằng họ đã bị Nhà Trắng cấm tham dự một sự kiện ký sắc lệnh hành pháp tại Phòng Bầu dục vào thứ Ba. Nguyên nhân là do AP đã sử dụng cụm từ "Vịnh Mexico" thay vì "Vịnh Mỹ" trong các...

Cùng chuyên mục

Văn hóa của 54 dân tộc là tài sản vô giá

Ngày 15-2, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025 ...

Mua tiền ảo, mất tiền thật

Gấp rút gỡ rào cản pháp lý; Mua tiền ảo, mất tiền thật là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 16 -2. ...

Thông tin “có thể tự ý điều chỉnh tín hiệu giao thông’ là tin giả

(CLO) Vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin về một người đàn ông mặc áo đen có thể can thiệp vào hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại khu vực Khuất Duy Tiến – Đại lộ Thăng Long, gây hoang mang dư luận.  ...

Báo Công thương ký kết hợp tác, nâng cao chất lượng tuyên truyền

(CLO) Chiều 15/2, tại Bắc Giang, Báo Công Thương và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thông tin truyền thông. ...

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Mới nhất

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhận nhiệm vụ mới

NDO - Chiều 15/2, tại thành phố Lào Cai, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhiệm kỳ 2020-2025 cho đồng chí Trịnh Xuân Trường. ...

Thông tin “có thể tự ý điều chỉnh tín hiệu giao thông’ là tin giả

(CLO) Vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin về một người đàn ông mặc áo đen có thể can thiệp vào hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại...

Tái hiện lễ Kin Chiêng Boọc Mạy đặc sắc của đồng bào Thái xứ Thanh

(Tổ Quốc) - Chiều 15/2, trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du...

Báo Công thương ký kết hợp tác, nâng cao chất lượng tuyên truyền

(CLO) Chiều 15/2, tại Bắc Giang, Báo Công Thương và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thông tin truyền...

Mới nhất