Trang chủChính trịNgoại giaoKhối CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan hiện thực...

Khối CEFTA – ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan hiện thực hóa tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc

Trong khi EU muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khối lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở khu vực Trung Âu.

Khối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của yếu tố Trung Quốc
Thủ tướng Đức phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tây Balkan ở Berlin, Đức, ngày 14/10. (Nguồn: PA/DPA)

Một nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tây Balkan đã chờ đợi để gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trong khi sử dụng khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Trung Âu (CEFTA) để giao thương với nhau. Các nền kinh tế hy vọng hiệp định sẽ giúp họ dễ dàng gia nhập EU hơn, nhưng CEFTA có “cuộc sống” riêng của nó.

CEFTA đôi khi bị coi là “phòng chờ” của EU, hoặc thậm chí là “một bộ bánh xe tập” mà liên minh 27 quốc gia cung cấp cho các thành viên đầy tham vọng để “học nghệ thuật thương mại tự do” trước khi tham gia thị trường tự do khổng lồ của khối.

Và trong phần lớn thời gian qua, CEFTA đã hoạt động như một bước đệm để hướng tới EU. Thỏa thuận thương mại tự do này, có các quy tắc dựa trên luật pháp EU, lần đầu tiên được ký kết bởi các nước Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovakia và Hungary vào năm 1992.

Với sự hậu thuẫn của EU, nhóm đã kết nạp thêm Slovenia, Bulgaria, Romania và Croatia. Tất cả các quốc gia này sau đó đã rời khỏi CEFTA để trở thành thành viên chính thức của EU.

Lần mở rộng lớn gần nhất của CEFTA là vào năm 2006, khi Serbia, Montenegro, Bosnia-Herzegovina, Albania, Bắc Macedonia, Moldova và Kosovo gia nhập. Hiện CEFTA cũng chỉ bao gồm 7 nền kinh tế thành viên ở Tây Balkan này với tổng dân số gần 20 triệu người.

EU – trọng tài của CEFTA

EU vẫn tham gia CEFTA với tư cách là đối tác, bên hòa giải và lực lượng ổn định. Những nỗ lực của liên minh đã được chứng minh là rất quan trọng trong việc xoa dịu các cuộc xung đột liên tục giữa Serbia và Kosovo – mà Serbia coi là một vùng lãnh thổ ly khai.

Gần đây, EU đã thúc đẩy Kosovo dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với hàng hóa của Serbia và gây sức ép buộc Belgrade cho phép chính quyền Kosovo cử đại diện tham gia các cuộc họp CEFTA, thay vì giao tiếp thông qua phái bộ Liên hợp quốc tại Pristina.

EU có ảnh hưởng lớn thông qua hoạt động thương mại với các thành viên CEFTA, cũng như viện trợ và đầu tư. Một yếu tố khác là khối nhỏ hơn này vẫn chưa đàm phán được cơ chế giải quyết tranh chấp của riêng mình và do đó, phải dựa vào EU như một trọng tài.

Ông Ardian Hackaj thuộc Viện Hợp tác và phát triển có trụ sở ở Tirana (Albani) nói: “CEFTA là một thể chế dựa trên hiệp ước khiến việc giải quyết các vấn đề như vậy trở nên khá khó khăn vì chúng ở cấp độ chính trị, nhiều hơn là cấp độ kỹ thuật hoặc thương mại”.

Chuyên gia Hackaj đồng thời là điều phối viên của Hội nghị Tirana về Tiến trình Berlin. Hội nghị này hoạt động với mục đích đưa các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Balkan còn lại vào EU.

Hôm 14/10, người đứng đầu chính quyền 6 trong 7 thành viên CEFTA đã đến Berlin để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tây Bakan với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, thảo luận về kế hoạch hành động cụ thể để biến “giấc mơ lớn” – gia nhập EU – thành hiện thực.

Gia nhập EU hay không?

Về mặt chính thức, EU vẫn để ngỏ cánh cửa cho các quốc gia Tây Balkan còn lại và Moldova gia nhập liên minh sau khi đáp ứng các điều kiện. Hôm 14/10 vừa qua, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh rằng, EU “sẽ chỉ hoàn thiện khi Tây Balkan là một phần của liên minh”.

Trong khi đó, bà Von der Leyen cho biết, những năm gần đây, EU đã đạt được động lực mới trong việc mở rộng. Bà nói: “Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã mang lại sự sáng tỏ”, ngụ ý rằng các bên cần phải lựa chọn đứng về phía nào.

Tuy nhiên, đằng sau những bức ảnh nhóm và các tuyên bố “hào nhoáng” trên báo chí, có cảm giác rằng, các kế hoạch mở rộng EU thực tế không đi đến đâu cả.

Quốc gia mới nhất gia nhập EU là Croatia vào năm 2013 – cựu thành viên CEFTA. Và trong khi khối mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà lãnh đạo châu Âu lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở các thành viên CEFTA còn lại.

Về phần mình, các quốc gia như Serbia và Albania đã trở nên thoải mái khi trở thành “con cá lớn” trong ao CEFTA nhỏ bé, thay vì bị bỏ mặc chìm hoặc tự bơi trong thị trường tự do của EU với 450 triệu người.

Ngoài ra, các chính phủ ở khu vực Balkan không muốn xa lánh Trung Quốc, quốc gia đã mang đến nguồn tiền mới, công khai thách thức EU, đặc biệt là khi liên minh đang phải vật lộn để ứng phó với những biến động toàn cầu và thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ.

Khối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc
Cờ EU tung bay bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: Reuters)

Tiền Trung Quốc thúc đẩy thặng dư của Serbia

Serbia là bên hưởng lợi lớn nhất từ ​​khuôn khổ CEFTA. Mặc dù vùng lãnh thổ Kosovo ngừng nhập khẩu từ Serbia, Belgrade vẫn báo cáo thặng dư thương mại với CEFTA ở mức 2,71 tỷ USD (2,48 tỷ Euro) vào năm 2023. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là phần lớn kim ngạch xuất khẩu lại đến từ các công ty do Trung Quốc sở hữu có trụ sở tại Serbia.

Albania cũng báo cáo thặng dư thương mại với CEFTA khoảng 242 triệu USD vào năm ngoái. Ngược lại, Kosovo ghi nhận thâm hụt 583 triệu Euro.

Mặc dù triển vọng kinh tế có vẻ ảm đạm ở Pristina, nhưng việc Belgrade nhượng bộ khi đồng ý để Kosovo được cử đại diện của riêng mình tại các cuộc họp CEFTA là một bước đi chính trị lớn đối với Kosovo.

“Đây là một bước đi hợp lý… Điều này cũng rất quan trọng vì nó chứng minh rằng những thay đổi tưởng chừng như không thể trong khu vực có thể được thực hiện miễn là có ý chí chính trị và cam kết rõ ràng từ EU và các đối tác Balkan”, ông Hackaj nhận định.

Serbia, hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của CEFTA, vẫn giữ nguyên một quan điểm: trong thông báo chính thức, tên của Kosovo sẽ được đi kèm một dấu sao, để chỉ ra rằng việc sử dụng tên này trong diễn đàn không liên quan đến lập trường của Serbia về nền độc lập của Kosovo.

Chi tiết này có thể được coi là lời cảnh báo cho EU – liên minh lớn mạnh và đến giờ vẫn chưa thể xóa bỏ những thành kiến với Balkan. Để kết nạp các nền kinh tế này, khối 27 quốc gia thành viên cần một tầm nhìn vượt ra ngoài tiền bạc và vượt qua các liên minh Balkan cũ và mới do các đối thủ địa chính trị của mình đưa ra.





Nguồn: https://baoquocte.vn/khoi-cefta-phong-cho-cho-cac-nuoc-tay-balkan-hien-thuc-hoa-tham-vong-gia-nhap-eu-vai-tro-khong-phai-dang-vua-cua-trung-quoc-290313.html

Cùng chủ đề

EU tính đường thúc đẩy kết nạp Ukraine, Moldova

Ngày 30/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo về kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine và Moldova.

Georgia bắt đầu cuộc tổng tuyển cử “căng thẳng”

Ngày 26/10, các cử tri Georgia (hay còn gọi là Gruzia) đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử được đánh giá là mang tính quyết định cho tương lai hội nhập châu Âu của nước này.

Khối thương mại CEFTA – ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của...

Trong khi EU mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khối lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở khu vực Trung Âu.

Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định “đứng ngoài” làn sóng trừng phạt chống Moscow

Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, Belgrade khó gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.

Nga lên tiếng về chiến lược Bắc Cực của Mỹ, tân chính phủ Estonia nhậm chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/7.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 30/7 đến ngày 01/8/2024. Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có đoàn đại biểu cấp cao gồm nhiều Bộ trưởng và lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam. Ngày 01/8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ đón chính...

Ấn Độ – nơi thế giới đang tìm kiếm để thúc đẩy tăng trưởng?

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng nói rằng, ông muốn quốc gia Nam Á trở thành nền kinh tế trị giá 5.000 tỷ USD vào năm 2025. Hiện tại, các chuyên gia tài chính trên khắp thế giới đang chú ý đến sự phát triển của đất nước này.

Năm 2023, xuất khẩu của Thái Lan thấp hơn dự báo, thâm hụt thương mại 5,2 tỷ USD

Tính chung cả năm 2023, nhập khẩu của Thái Lan giảm 3,8% trong khi xuất khẩu giảm 1%.

200 doanh nghiệp tham dự Vietnam AutoExpo 2024

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2024 có qui mô hơn 5.000m2, với gần 250 gian hàng, cùng sự tham gia của 200 doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Quảng Tây đẩy mạnh hợp tác truyền thông “Nam Hướng” với các nước ASEAN

Quảng Tây - địa phương có vai trò quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển mới của Trung Quốc-đang tăng tốc trở thành trung tâm, cửa ngõ kết nối Trung Quốc với 10 nước ASEAN, thực hiện mở cửa toàn diện cho mục tiêu “Nam Hướng"...

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Nền tảng tăng trưởng mới của VNG

"Trước làn sóng AI, chúng tôi không chờ đợi-chúng tôi hành động. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đừng chỉ nói, hãy làm. Bắt đầu từ dự án nhỏ, triển khai nhanh trên nhiều lĩnh vực, liên tục thích ứng nhưng luôn đặt giá trị người dùng làm ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu chứng minh...

Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Số Hóa Bền Vững Cho Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, VNG không ngừng đổi mới vì một tương lai số của Việt Nam. Từ một công ty game trực tuyến khởi nghiệp năm 2004, VNG đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực then chốt như...

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Mới nhất