Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhốc liệt hạn mặn, vì sao ở Tiền Giang đang chống hạn...

Khốc liệt hạn mặn, vì sao ở Tiền Giang đang chống hạn mặn bằng nước mặn?


Để chống hạn mặn, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang vừa tổ chức vận hành lấy gạn nước tại cống Xuân Hòa, với độ mặn nhỏ hơn 2g/l. Hiện mỗi ngày, cống Xuân Hòa lấy vô 900 đến 1 triệu m3 nước mặn dưới 1,5 gam/lít.

Khốc liệt hạn mặn, vì sao ở Tiền Giang đang chống hạn mặn bằng nước mặn?- Ảnh 1.

Bức bối hạn mặn, anh Lê Tấn Thanh Bình, một nông dân ở xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo), đặt ống lấy nước mặn từ cống Xuân Hòa đổ về để tưới cây. Ảnh: T.Đ

Bức bối hạn mặn, có nên lấy nước từ cống Xuân Hòa để tưới cây

Theo anh Lê Tấn Thanh Bình, một nông dân ở xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo) cho biết, nước mặn sau khi qua cống Xuân Hòa đã đổ về xã Xuân Đông từ ngày 3.4 cho đến nay.

Mấy ngày nay, sáng nào anh Bình cũng ra kênh thử độ mặn của nước rồi lấy vào hồ để xử lý trước khi tưới cây kiểng, vườn bưởi và dừa. Sáng nay 7/4, độ mặn dưới kênh ở khu vực xã Xuân Đông là 1,23 phần 1.000.

“Ở đây, nông dân phải tranh thủ lấy nước từ sáng, chứ để tới chiều là nước đổ về các huyện phía Đông hết”, anh Bình cho biết.

Cũng theo anh Bình, do làm nghề trồng cây kiểng, nên trước khi nước mặn từ cống Xuân Hòa đổ về, anh đã được Hội Sinh vật cảnh tỉnh Tiền Giang khuyến cáo hạn chế lấy nước mặn tưới cho cây kiểng, vì cây mẫn cảm với nước mặn.

Tại huyện Gò Công Tây, ông Mai Đức Tấn, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây cho biết, hiện nước mặn từ cống Xuân Hòa đã đổ về tới địa phương.

Khốc liệt hạn mặn, vì sao ở Tiền Giang đang chống hạn mặn bằng nước mặn?- Ảnh 2.

Người dân vùng hạn mặn Tiền Giang phải kiểm tra độ mặn nước từ cống Xuân Hòa về trước khi sử dụng. Ảnh: T.Đ

Một số kênh chính trong nội đồng, mấy ngày trước cạn kiệt nước, giờ mực nước đã dâng cao 3 – 4cm. Tuy nhiên, đấy là những kênh chính, còn hầu hết những con nhỏ vẫn khô cạn, chưa nhận được nước từ cống Xuân Hòa.

Ông Tấn cho biết, nước mặn thấp độ từ cống Xuân Hòa về sẽ hòa lẫn với nước mặn trong kênh tại khu vực cho ra loại nước có độ mặn trung bình là 1,5g/l.

“Nước mặn từ cống Xuân Hòa đang được bà con người dân tranh thủ tận dụng để tưới cây cối, sinh hoạt với hy vọng vượt qua hạn mặn năm nay”, ông Tấn thổ lộ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Nhựt (huyện Gò Công Tây), mặc dù nước từ cống Xuân Hòa đã về tới địa phương, nhưng ông Tốt khuyến cáo nông dân không đưa nước vào vườn, không dùng nước tưới cây, nhất là bưởi và dừa. Hiện, xã Thạnh Nhựt khoảng 400ha trồng dừa và hơn 30ha trồng bưởi da xanh.

“Nước mặn từ cống Xuân Hòa về chỉ có thể để chống sạt lở bờ kênh, rạch chứ không thể dùng để tưới cây. Tôi cho rằng, với độ mặn của nước hiện nay nếu đem tưới cây bưởi hay dừa nhiều khả năng cây sẽ rụng trái non”, ông Tốt chia sẻ.

Khốc liệt hạn mặn, vì sao ở Tiền Giang đang chống hạn mặn bằng nước mặn?- Ảnh 3.

Các kênh trục chính ở huyện Gò Công Tây từ chỗ khô hạn do hạn mặn đã có nước từ cống Xuân Hòa đổ về. Ảnh: T.Đ

Chống hạn mặn bằng nước mặn

Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang đã tổ chức vận hành lấy gạn nước tại cống Xuân Hòa từ chiều tối ngày 3/4 với độ mặn lấy vào tại cống khống chế nhỏ hơn 2,0g/l; mực nước trên các kênh trục chính, kênh sườn duy trì nhỏ hơn – 0,3m.

Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang lý giải, việc lấy gạn nước ngọt vào nội đồng nhằm nâng cao mực nước trên các kênh trục chính, kênh sườn trong vùng Dự án “Ngọt hóa Gò Công” với mục tiêu hạ nền nhiệt do nắng nóng gây ra.

Đồng thời, hạn chế phèn, mặn nội tại trong đất phát sinh và mặn phía ngoài sông thẩm thấu vào vùng dự án gây ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Mặt khác, điều này còn giúp hạn chế thấp nhất tình trạng sạt lở bờ kênh, rạch có thể xảy ra khi mực nước nội đồng ngày càng hạ thấp.

Khốc liệt hạn mặn, vì sao ở Tiền Giang đang chống hạn mặn bằng nước mặn?- Ảnh 4.

Cống Xuân Hòa đang làm nhiệm vụ cấp nước cho khu vực Dự án “Ngọt hóa Gò Công” để chống hạn mặn năm 2024. Ảnh: T.Đ

Theo ông Đỗ Thành Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang, vùng Dự án “ngọt hóa Gò Công” hiện tại nước mặn nội đồng phát sinh do trong đất phèn chảy ra thẩm thấu bên ngoài vào trên 2g/l và ô nhiễm, các tuyến đê trên 5g/l. Lấy nước vào để cải thiện môi trường, giữ ém mấy tầng phèn, hạn chế sạt lở. Thậm chí, độ mặn nước 2g/l vẫn tưới được cho cây thanh long, cỏ rất tốt.

Ngày 5.4, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh đã ban hành Quyết định 586/QĐ-UBND về việc Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.





Nguồn

Cùng chủ đề

“Rùng mình” xem lấy nọc độc rắn

(NLĐO)-Trại rắn Đồng Tâm là một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại ĐBSCL. ...

Độc nhất miền Tây: Trưng rắn hổ chúa, cạp nong thật cho khách ngắm

(Dân trí) - Góp mặt trong đường hoa Xuân Ất Tỵ, Trại rắn Đồng Tâm trưng bày 7 loài rắn với gần 30 cá thể trong đó có những con kịch độc như hổ chúa, mai gầm, rắn lục đuôi đỏ... Góp mặt trong "cuộc đua" linh vật năm nay, tỉnh Tiền Giang đem hẳn các loài rắn sống, rắn tiêu bản trưng bày tại Đường hoa Xuân Ất Tỵ (ở quảng trường Hùng Vương, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ...

Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa, Kon Tum, Thái Bình…

(NLĐO) - Kết quả xổ số hôm nay, 26-1, được các Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa, Kon Tum, Thừa Thiên - Huế, Thái Bình công bố ...

Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế – xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của KHCN và ĐMST trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, Sở KH&CN tỉnh Tiền Giang đã tích cực thực hiện các hoạt động thúc đẩy ứng dụng KHCN và ĐMST trên địa bàn tỉnh...

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc

Được sự quan tâm, đầu tư từ trung ương, nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ đạt được kết quả phát triển kinh tế rất tích cực trong năm 2024. Với Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Hòa - phó chủ tịch UBND tỉnh - cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Thấy mình bị đối xử bất bình đẳng”

“Khi đọc Nghị quyết 46 có giới hạn đối tượng hưởng, chúng tôi thực sự rất buồn vì thấy mình bị đối xử bất bình đẳng…”, một giáo viên bày tỏ. ...

Một cây mai vàng gần 100 năm tuổi ở Quảng Bình, lên giá tiền tỷ, bà nông dân vẫn lắc đầu là sao?

Cây mai vàng cổ thụ cổ kỳ mỹ này ở sân một nhà dân tại thôn Cừa Phú, xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Cây cổ thụ-lão mai vàng có tuổi đời gần 100 năm tuổi, nhiều người tới trả...

Nhà cổ hơn 200 năm tuổi ở Thanh Hóa dựng bằng gỗ quý gì mà mát lạnh mùa hè, ấm mùa đông?

Hầu hết khung nhà, cột, kèo, cửa...của ngôi nhà cổ ở Thanh Hóa này đều làm bằng những loại gỗ quý mang đặc tính nhẹ và ít mối mọt. ...

Cây ca cao ra quả trên thân, nông dân Đồng Nai lãi ròng tiền tỷ/ha, cây thấp tè ra trái quá trời

Giá ca cao ở Đồng Nai đang dao động ở mức 13.500 - 14.700 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, 1ha trồng cây ca cao có thể giúp nông dân thu lời hơn nửa tỷ đồng. ...

Lượng giảm, xuất khẩu cà phê ngay tháng đầu năm 2025 đã thu về gần 800 triệu USD

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong tháng 1 năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 154.635 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu 799,48 triệu USD. ...

Bài đọc nhiều

Cuốn sách mới của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu phong phú cùng hệ thống luận cứ khoa học chỉ dẫn cho nghiên cứu, phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Lễ hội Chùa Hương 2025 an toàn, văn minh, thân thiện và lành mạnh

Sau những ngày Tết Nguyên đán là thời điểm người dân hân hoan đi trảy hội khắp mọi miền, đây cũng là lúc công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần được tăng cường, siết chặt hơn bao giờ hết. Để đảm bảo thành công cho mùa Lễ hội chùa...

Cùng chuyên mục

Lễ khai bút đầu xuân tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An

(CLO) Lễ khai bút xuân Ất Tỵ năm 2025 tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An nhằm gìn giữ một phong tục đẹp, tôn vinh truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt. ...

Du khách trải nghiệm Lễ hội Xôi Phú Thượng lần thứ 8 năm 2025

(CLO) Ngày 5/2 (tức Mùng 8 Tết Âm lịch), tại đình làng Phú Gia (quận Tây Hồ, TP Hà Nội), Hội làng nghề truyền thống Xôi Phú Thượng phối hợp với Tiểu ban Quản lý di tích làng Phú Gia tổ chức Lễ hội Xôi lần thứ VIII năm 2025. ...

Làm bạn gái mang bầu rồi mới lộ bộ mặt phũ phàng, ki bo

GĐXH - Không ngờ sau đám cưới, người đàn ông lại bội bạc, không chỉ đề nghị chấm dứt hôn ước mà anh ta còn yêu cầu cô trả lại tiền sính lễ. ...

Ban Hiệu suất Chính phủ của tỉ phú Elon Musk trọng dụng nhân tài gen Z

Một nhóm kỹ sư trẻ thuộc thế hệ gen Z đang hỗ trợ tỉ phú Elon Musk tiếp quản vai trò then chốt trong Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông lãnh đạo. Điểm chung của tất cả là gần như không có...

Tổ chức nhiều hoạt động dịp đón nhận di sản văn hóa Nghề làm bún Vân Cù

(Tổ Quốc) - Ngày 5/2, UBND TX Hương Trà (TP Huế) thông tin, đơn vị sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc nhân sự kiện đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm bún Vân Cù. ...

Mới nhất

Nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới

Thông tin với báo chí ngày 5/2/2025, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới khi giá tăng vọt trong năm 2024. Tổng nhu cầu vàng đạt mức cao kỷ lục mới Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng trong quý IV...

Nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam hòa lưới điện quốc gia

(PLVN) - Ngày 5/2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 (tại Khu công nghiệp Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai) là nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam, đã hòa lưới điện quốc gia. (PLVN) - Ngày 5/2, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng...

Mua vàng trên hội nhóm ‘cưa đôi’ chênh lệch, nguy cơ gặp vàng nhái SJC

Trên thực tế, cách này lợi thì ít mà rủi ro thì nhiều, đặc biệt cho phía người mua vì nguy cơ gặp phải vàng nhái SJC. ...

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng. Tối 5/2, nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Nguyện vọng của ông Tùng đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý. Ông Tùng (58 tuổi) còn gần 5 năm...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình...

Mới nhất