Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XV'Khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, giờ...

‘Khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, giờ thì đã có’

Theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, cải cách tiền lương đã chuẩn bị hơn 20 năm. Cái khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, nhưng lần này đã có tiền như báo cáo của Chính phủ đã để dành được 680.000 tỉ đồng.

Giải trình cuối phiên thảo luận về luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (BHXH) chiều 27.5, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, BHXH nước ta so với thế giới còn rất non trẻ, mới được 29 năm, có những nước vài trăm năm. 

'Khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, giờ thì đã có'- Ảnh 1.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung giải trình cuối phiên thảo luận 27.5

GIA HÂN

Đa số người lao động chọn được rút hết BHXH một lần

Trước các ý kiến băn khoăn của đại biểu về hưởng BHXH một lần, theo ông Dung, “đây là nội dung nhạy cảm nhất trong luật, là vấn đề phức tạp”. Tuy nhiên, nội dung này đã có cơ sở chính trị vững chắc từ Nghị quyết 28 của T.Ư, bàn qua 2 kỳ Quốc hội.

“Mục tiêu lớn nhất của hưởng BHXH một lần là làm sao vừa thực hiện được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của đất nước. Đảm bảo người già về hưu có lương, nhưng cũng phải quan tâm đến thực tế đời sống hiện tại của người lao động muốn rút BHXH. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, vì lý do này khác nên rút, sau đó lại đóng trở lại”, Bộ trưởng LĐ-TB-XH nêu.

Vì sao dự luật phải thiết kế mục rút BHXH một lần dù không có trong luật của các nước, đặc biệt các nước phát triển? Theo Bộ trưởng Dung, do xuất phát từ chính nhu cầu của người lao động. Nghị quyết 93/2015/QH13 ra đời để giải quyết tình thế, nhưng hiện nay cũng không thể bỏ do các hệ lụy xã hội.

Theo Bộ trưởng Dung, Chính phủ đưa ra 2 phương án rút BHXH một lần, tham vấn các tổ chức quốc tế và hội thảo nghiên cứu trao đổi các giải pháp. Ngày 22.5, Chính phủ họp nghe ý kiến và vẫn chốt 2 phương án này. 

“Sau khi xem xét, các chuyên gia đánh giá nếu nhập 2 phương án vào thì toàn cộng nhược điểm thay vì ưu điểm. Do đó, Chính phủ đề xuất với Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho phép lựa chọn 1 trong 2 phương án trình”, ông Dung nói.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH cũng dẫn chứng cơ quan soạn thảo đã lấy ý kiến rộng rãi người lao động. Báo cáo của 5 địa phương có tỷ lệ rút nhiều nhất tại Đông Nam bộ cho thấy, tuyệt đại ý kiến đều chọn phương án 1, rất ít người chọn phương án 2. 

Quỹ ốm đau, thai sản thu không đủ chi

Ghi nhận ý kiến tăng mức hưởng với chính sách ốm đau, thai sản, Bộ trưởng LĐ-TB-XH cho hay, đây là quỹ ngắn hạn chứ không phải dài hạn, tính chia sẻ cao nhất trong tất cả các quỹ. 

“Nhưng thực tiễn mấy năm vừa rồi âm, thu không đủ chi. Tỷ lệ chi/thu năm 2017 âm 2,13%. Năm 2019 là âm 2,85%, năm 2023 mới cân bằng được thu chi. Dù đây là nguyện vọng chính đáng nhưng nếu tăng chính sách lên lại không đảm bảo thu được ngay. Nếu tăng lên nữa trong thời điểm này là không phù hợp, do chưa cân đối được”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu, và cho biết, phải hài hòa giữa chính sách, quyền lợi với khả năng cân đối, chi – thu của quỹ.

Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, Nghị quyết 43 phấn đấu đến năm 2030 đạt độ bao phủ 60% nên mở rộng BHXH là tất yếu. Tất cả các nước phát triển đều yêu cầu phải nộp thuế, đóng BHXH bắt buộc. 

Theo Bộ trưởng Dung, những đối tượng nào đã rõ, đủ điều kiện thì quy định ngay trong luật. Song, hiện nay thị trường lao động rất linh hoạt, một người có nhiều quan hệ khác nhau, “ban ngày làm cho ông chủ này, tối làm cho ông chủ khác, nếu đưa vào luật cứng không xử lý được”. Do đó, đề nghị ủy quyền giao cho Thường vụ Quốc hội quyết định cho linh hoạt hơn.

'Khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, giờ thì đã có'- Ảnh 2.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại phiên họp

GIA HÂN

Về cải cách tiền lương, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH cho hay đã có hơn 20 năm chuẩn bị. “Cái khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, nhưng lần này có tiền rồi. Chính phủ báo cáo đã dành được 680.000 tỉ đồng để chi cho tăng lương”, ông Dung nêu. 

Tuy nhiên, cải cách tiền lương vẫn là vấn đề mới, phức tạp. Cốt lõi của cải cách tiền lương là trả lương theo vị trí việc làm, phải xác định được vị trí việc làm trên 3 thành tố là: tính ổn định, tính lâu dài và tính thường xuyên. 

Trước những băn khoăn của nhiều đại biểu về “mức tham chiếu”, theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH, bản chất “mức tham chiếu” là khái niệm mới thay thế cho mức lương cơ sở, vì Nghị quyết 27 nêu rõ bãi bỏ lương cơ sở. Theo đó, mức tham chiếu tính trên cơ sở CPI và trên thực tiễn.

“Nếu thời gian tới nghị quyết 27 còn, chưa bãi bỏ ngay thì mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu thì tiếp tục sử dụng. Sau này Nghị quyết 27 tăng lên bao nhiêu thì đó vẫn là mức lương cơ sở và là mức tham chiếu. Việc áp mức tham chiếu sẽ dài hạn hơn, trong trường hợp bỏ lương cơ sở”, ông Dung nêu.

Chính phủ trình 2 phương án rút BHXH 1 lần:

Phương án 1 chỉ cho người tham gia BHXH trước ngày luật có hiệu lực (dự kiến 1.7.2025) được rút BHXH một lần. Người tham gia sau thời điểm này không được rút nữa.

Điều kiện để đối tượng này được rút là 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng BHXH một lần.

Phương án 2 là người lao động được rút BHXH một lần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/kho-nhat-cua-cai-cach-tien-luong-la-khong-co-tien-gio-thi-da-co-185240527161239822.htm

Cùng chủ đề

Diễn biến mới vụ chậm chi tiền thưởng cho hàng vạn giáo viên, công chức

(NLĐO) - Phản hồi bài viết chậm chi tiền thưởng cho hàng vạn người, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho rằng nguyên nhân là do các đơn vị chậm ban hành quy chế. ...

Bảng lương giáo viên 2025 khi không tăng lương cơ sở

Trong thời gian chưa thực hiện cải cách tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành. ...

Hà Nội dành 3,4 nghìn tỷ từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương

Thông qua việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên (năm 2024), TP Hà Nội dành 3,4 nghìn tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương. UBND TP Hà Nội vừa gửi HĐND TP báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo nêu rõ kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, vi phạm. Cụ thể, UBND TP Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo thực hiện...

Duyệt hơn 110.000 tỷ đồng tăng lương cơ sở năm 2025

Quốc hội cho phép sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng từ địa phương còn dư để chuyển sang bố trí dự toán năm 2025, thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Chiều 4/12, Văn phòng Quốc hội cho biết, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025. Cụ thể,...

Thêm 55.000 tỷ đồng chi cho mức lương cơ sở mới

(Dân trí) - Quốc hội đồng ý bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương để thực hiện mức lương cơ sở. Chiều 30/11, với 464/464 đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.Trước đó, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã trình bày dự thảo nghị quyết.Theo đó, Quốc hội đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rắn sợ những loài động vật nào?

Dù là loài săn mồi nổi tiếng, rắn cũng là con mồi của nhiều loài vật đáng gờm khác nhau nên có những loài động vật rắn sợ hơn con người. ...

Bài đọc nhiều

Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Truyền hình Quốc hội Việt Nam Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=NLKw6RDLQzM

Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra cháy nổ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 19/6, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chia sẻ quan điểm về nội dung này bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu nhấn mạnh, cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn trách nhiệm của người đứng đầu...

Xây dựng chính sách để thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Đà Nẵng

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ một số nội dung liên quan đến chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào thành phố Đà Nẵng. Truyền hình Quốc hội Việt Nam Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=sUw_NCkP-cQ

QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 6/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Theo đó, dự án Luật gồm 173 điều được bố cục thành 05 phần, 11 chương, được xây dựng theo việc thực hiện chủ trương của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”. Phát...

Bộ Công an: Dao để nấu ăn, đi rẫy… thì không phải khai báo

Bộ Công an cho biết, trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không phải khai báo. Ngày 3.6, kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV tiếp tục làm việc, thảo luận ở hội trường về dự án luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).  Trước đó, Bộ Công an - cơ quan soạn thảo - đã có báo...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Đàm phán hòa bình Ukraine sẽ được tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ?

Một chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột tại Ukraine có thể sẽ diễn ra vào tháng 4-5 tại Istanbul.

Giảm ngay phiên đầu tuần

Giá vàng chiều nay 27/01/2025: Giá vàng thế giới giảm ngay khi mở cửa phiên đầu tuần, còn 2.766 USD/ounce, kém hơn 4 USD/ounce so với tuần trước. Giá vàng trong nước chiều nay Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 27/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết...

TPHCM tiếp tục thông xe 2 công trình trọng điểm dịp Tết

Cầu Bà Hom quận Bình Tân và dự án nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp được thông xe dịp Tết Ất Tỵ 2025 giúp khơi thông cửa ngõ, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Ngày 27/1 (nhằm 28 Tết), ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công...

Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi “cưa đổ” luôn bà chủ 40 tuổi

Câu chuyện tình yêu "đũa lệch" giữa chàng trai trẻ và nữ chủ nhà lớn hơn 20 tuổi đã thu hút sự chú ý lớn từ cư dân mạng. Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh mối quan hệ...

Người đồng hành tin cậy của các địa phương

Năm 2024, Bộ Ngoại giao và các địa phương đã đồng sức, đồng lòng đẩy mạnh triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế (NGKT), tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đạt những kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh