Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhi học sinh 'bội thực' việc học

Khi học sinh ‘bội thực’ việc học


Trong bức tâm thư về việc học trên Báo Thanh Niên ngày 21.5, Phạm Thanh Thư, học sinh lớp 11 Trường THPT Bảo Lộc (TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), viết: “Em ước gì các buổi học trên lớp, số lần kiểm tra sẽ được giảm, hạn chế đánh giá học sinh bằng điểm số, thay vào đó, tổ chức các buổi trải nghiệm ngoài thực tế như học cách sinh tồn khi gặp hiểm nguy…”.

Rõ ràng những hoạt động đọc sách, học bơi, xem phim, rèn kỹ năng sống, chuẩn bị khởi nghiệp… là mong ước chính đáng của hàng triệu học sinh, nhưng các em đang bị ‘bội thực’ việc học.

Gần đây, nhiều phụ huynh thắc mắc vì sao chương trình giảm tải mà sao con em chúng tôi vẫn phải học ngày học đêm. Câu hỏi đầy trăn trở và day dứt ấy là nỗi lòng chung của chúng ta khi tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cả 3 cấp học.

Chương trình mới này được nhận định là giảm tải số môn học, giảm số tiết thực học, tăng cường thực hành và tính ứng dụng, chú trọng tư duy phản biện và tính sáng tạo của người học.

Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, chúng tôi nhận ra nhiều vướng mắc với nhiều suy tư và lắm lúc thở dài thườn thượt bởi một số lý do sau đây.

Khi học sinh 'bội thực' việc học - Ảnh 1.

Học sinh cần được cởi trói bớt áp lực việc học

Đặt ra mục tiêu quá cao cho học sinh

Nghe một người bạn kể về hành trình giúp con gái của mình ôn bài thi cuối kỳ lớp 2, tôi tự hỏi vì sao kiến thức vỡ lòng cho trẻ tiểu học lại khó đến thế.

Cụ thể, bé loay hoay phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ sự vật. Mẹ và con tranh cãi, phân vân xếp loại các từ vào nhóm từ loại. Rồi con phải “đánh vật” với các kiểu câu “ai thế nào, ai làm gì”… Câu chuyện này rõ ràng cho thấy “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” giờ dồn ép vào đầu những đứa trẻ mới 7 tuổi.

Nếu không cho con học thêm từ bậc tiểu học, tôi tự hỏi liệu rằng bố mẹ có thể kham nổi khâu ôn bài, luyện đề cho con theo mức độ cần đạt ngày càng tăng dần hay không?

Cảnh anh chị lớn kèm cặp bài vở cho em út trong nhà hầu như không còn, bởi mỗi cháu cách nhau 2-3 lớp đã khác biệt chương trình. Chưa kể, các trường lại dùng các bộ sách giáo khoa khác nhau. 

Vì thế, nhiều gia đình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gửi con đến nhà cô sau buổi học chính khóa. Và cảnh “bội thực” việc học khiến trẻ mệt mỏi ngày càng nhan nhản.

Chương trình mới “tăng tải” bởi sự dồn ép kiến thức, kỹ năng

Xin tạm bỏ qua sự rối rắm khi “3 thầy 1 sách”, “2 thầy 1 sách” trong những môn tích hợp, tôi chỉ muốn nhấn mạnh về áp lực kiến thức và kỹ năng trong môn ngữ văn bậc THCS. 

Đây là năm thứ hai, chúng tôi theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở lớp 6. Tôi chứng kiến cảnh nhiều lần giáo viên lẫn học sinh “cùng đuối” vì phải chạy đua với bài vở. Nhiều văn bản mới tinh lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy. Hàng loạt tác phẩm lớn trong chương trình trước (như tác phẩm Mây và sóng ở lớp 9, Cô bé bán diêm ở lớp 8) bị đẩy xuống dạy ở lớp 6. 

Ngay đến văn bản Cô Tô cực kỳ tinh tế, điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ, tác giả viết sách còn cố đưa thêm một đoạn ngữ liệu khá dài ở phần đầu vào khiến bài đọc hiểu thêm  khó khăn đối với học sinh đầu cấp.

Phần tiếng Việt thì dồn dập kiến thức cần tìm hiểu, kỹ năng cần vun bồi. Bên cạnh đó là hàng loạt bài tập về nhiều đơn vị kiến thức khác nhau. Người soạn sách lý giải rằng học sinh đã được làm quen những kiến thức đó từ tiểu học, giờ chỉ thực hành ứng dụng nâng cao. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng tươi sáng và mượt mà như thế.

Trong cùng một bài học, phần viết yêu cầu học sinh phải luyện 3 dạng đề liên tiếp: tập làm thơ lục bát, viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một đoạn thơ lục bát, rồi chuẩn bị một bài văn trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương. Giáo viên dạy trong hoang mang, học sinh mải mướt rượt đuổi theo yêu cầu của chương trình.

Khi học sinh 'bội thực' việc học - Ảnh 2.

Học sinh phải đối mặt một lượng lớn kiến thức từ bậc tiểu học

“Khó xử” với đổi mới kiểm tra và đánh giá 

Ngay từ đầu năm học này, Bộ GD-ĐT đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách yêu cầu các đề kiểm tra văn phải sử dụng ngữ liệu ngoài chương trình. Riêng phần viết chiếm phần lớn điểm kiểm tra cũng phải làm văn trên ngữ liệu mới. Đây là yêu cầu cần thiết để tránh việc dạy và học theo văn mẫu. Tuy nhiên, khi vận dụng vào thực tế bao câu chuyện bi hài bắt đầu manh nha. 

Thầy mải mướt tìm ngữ liệu xây dựng đề. Trò loay hoay ôn tập và chẳng biết bắt đầu từ đâu, định hướng thế nào. Những đề văn dài dằng dặc 2-3 trang A4 bắt đầu xuất hiện. Học sinh lớp 6, 7 và 10 phải tập trung đọc hiểu một ngữ liệu mới, trả lời hàng chục câu hỏi trắc nghiệm và hoàn thành một bài văn chưa từng được luyện tập trong khoảng thời gian 90 phút.

Chẳng hạn, trong đợt kiểm tra giữa kỳ môn ngữ văn lớp 7 vừa qua, học sinh phải viết cảm nhận về một nhân vật ngoài chương trình. Thầy và trò hớt hải ôn luyện, bởi tác phẩm cùng thể loại ngoài sách giáo khoa thì bạt ngàn. 

Giáo viên lâm vào tình trạng khó xử: “mớm” trước cho học sinh vài “địa chỉ”, “khoanh vùng” cho các em vài tác phẩm thì trái quy định; nhưng để cho học trò “tự bơi” giữa kho tàng văn học ngút ngàn thì điểm số thấp.

Áp lực việc học, ôn luyện, thi cử ngày càng đè nặng đôi vai học sinh như thế đó!



Source link

Cùng chủ đề

Thí sinh ôn kiến thức tiểu học, THCS để thi đánh giá năng lực vào ĐH

Một số thí sinh cho rằng đề thi đánh giá năng lực năm nay của ĐH Quốc gia TP.HCM có cả kiến thức lớp dưới, buộc các em phải ôn tập lại song song với kiến thức THPT để đạt kết quả tốt...

“Giảm áp lực học tập” từ giải bóng rổ có 1.000 học sinh tiểu học tham gia

(NLĐO)- Hơn 1.000 học sinh tiểu học từ khắp các quận, huyện ở TP HCM đã tham gia giải bóng rổ cấp TP, đồng thời truyền thông đi thông điệp "Giảm áp lực học tập" ...

Quận 1 kiểm tra đột xuất hàng loạt trường học, trung tâm về dạy thêm, học thêm

(NLĐO)- Đối tượng kiểm tra là các cơ sở giáo dục công lập, trung tâm dạy thêm, học thêm; hộ kinh doanh dạy thêm, học thêm; các trung tâm kỹ năng sống ...

Cảnh giác với thông tin sai lệch về nội dung sách giáo khoa

Đại diện Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cảnh báo các bậc phụ huynh, học sinh và người dân luôn cảnh giác trước mọi thông tin không được kiểm chứng, xuyên tạc về nội dung sách giáo khoa trên các trang mạng xã hội. ...

Bộ đội tên tửa, truyền lửa cho học sinh

(NLĐO) - Ấn tượng nhất là khi nhạc nổi lên, chiến sĩ trẻ - hạ sĩ Nguyễn Thanh Tú với "vũ điệu lính trẻ", làm hàng trăm học sinh làm theo trong tiếng reo hò ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Phản ứng trên mạng của phụ huynh và những hiệu trưởng không chọn cách tránh né

Tại nhiều trường học ở TPHCM, thay vì tránh né các phản ứng tiêu cực trên mạng của phụ huynh, hiệu trưởng tìm hướng giải quyết tích cực. Điều này thể hiện một phần văn hoá ứng xử của lãnh đạo trường. Cách đây chưa lâu, trên diễn đàn học sinh TPHCM lan truyền 2 đoạn tin nhắn trong nhóm Zalo giữa giáo viên có tên L. - Trường THPT Nguyễn Văn Linh và học sinh của lớp cô dạy.  Theo...

Vì sao đa số cán bộ y tế trường học ở Thanh Hóa không có chuyên môn y?

TPO - Theo kết quả kiểm tra, giám sát công tác y tế trường học ở Thanh Hóa cho thấy, cán bộ thực hiện công tác y tế trường học đa số là cán bộ kiêm nhiệm, không có chuyên môn y. TPO - Theo kết quả kiểm tra, giám sát công tác y tế trường học ở Thanh Hóa cho thấy, cán bộ thực hiện công tác y tế trường học đa số là cán bộ...

Điểm chuẩn Trường Đại học Nông Lâm TPHCM 2 năm qua, cao nhất 25 điểm

Năm 2023, điểm chuẩn trúng tuyển Trường Đại học Nông lâm TPHCM dao động từ 15 - 25 điểm.Theo đó, ngành Thú y (chương trình tiên tiến) có điểm chuẩn cao nhất 25 điểm.Điểm chuẩn như sau:Năm 2022, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM có điểm chuẩn dao động từ 16 - 23,5 điểm.Điểm chuẩn từng ngành như sau:Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Mới nhất