Trang chủChính trịNgoại giaoKhép lại chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ...

Khép lại chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan


Ngày 27/7, tại Vientiane, Lào, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước đối tác đã tham gia các hoạt động cuối cùng trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan.

Khép lại chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan
Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam dự các cuộc họp trong khuôn khổ AMM lần thứ 57.

Các hội nghị bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ, ASEAN+3, các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự họp.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ hoan nghênh những tiến triển tích cực trong quan hệ hai bên thời gian qua, nhất là tiến độ triển khai Kế hoạch hành động 2021-2025 đạt tỷ lệ cao 98.4%, Hoa Kỳ tiếp tục là nhà đầu tư FDI lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với ASEAN, coi đây là trọng tâm trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đồng thời cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các nước nhất trí đẩy mạnh phối hợp ứng phó thách thức chung, thúc đẩy hợp tác vì an ninh, thịnh vượng, tự cường và kết nối, tập trung ưu tiên tăng cường thương mại, đầu tư, năng lượng, an ninh mạng, y tế, môi trường và khí hậu, hợp tác khoa học công nghệ, chuyển đổi số, quản trị trí tuệ nhân tạo…

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) hoan nghênh những tiến triển đáng khích lệ trong hợp tác thời gian qua, trong đó tỷ lệ triển khai Kế hoạch Công tác Hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2023-2027 đạt được gần 50% chỉ sau 18 tháng thực hiện.

Các nước nhất trí tiếp tục phối hợp làm sâu sắc hơn các lĩnh vực hợp tác hiện có, nhất là thương mại, đầu tư, tài chính, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức an ninh phi truyền thống, du lịch, khoa học công nghệ, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời nhấn mạnh cần củng cố các cơ chế ổn định tài chính khu vực, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, xe điện, năng lượng, tăng trưởng xanh.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) ủng hộ chủ đề ASEAN 2024 về Thúc đẩy kết nối và tự cường, nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới và khu vực đang chứng kiến những biến động nhanh chóng, khó lường, EAS cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò là diễn đàn của các Lãnh đạo về các vấn đề chiến lược ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Các nước nhất trí cần phối hợp khai thác hiệu quả tiềm năng hợp tác to lớn của EAS, nhấn mạnh triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động EAS giai đoạn 2024-2028, tập trung vào những lĩnh vực giàu tiềm năng mà ASEAN quan tâm và Đối tác EAS có thế mạnh như thương mại, đầu tư, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), các nước tiếp tục khẳng định ARF là diễn đàn hàng đầu ở khu vực trao đổi và đối thoại về các vấn đề chính trị an ninh, nhất trí cần duy trì đối thoại thiện chí, thúc đẩy xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, nâng cao hiệu quả hoạt động của ARF nhằm ứng phó hiệu quả và kịp thời các thách thức đang nổi lên, gồm cả các thách thức truyền thống và phi truyền thống.

Hội nghị thông qua danh mục các hoạt động năm giữa kỳ 2024-2025, với gần 30 hoạt động trong các lĩnh vực như ứng phó biến đổi khí hậu, cứu trợ thảm họa, an ninh mạng, an ninh biển… Trong đó, Việt Nam sẽ đồng tổ chức một số hoạt động như thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Chương trình Nghị sự phụ nữ, hoà bình và an ninh (WPS).

Với vai trò đồng chủ trì Nhóm giữa kỳ ARF về cứu trợ thảm họa, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka đã đề xuất và được Hội nghị thông qua gia hạn Kế hoạch Công tác ARF về Cứu trợ thiên tai cho giai đoạn 2024-2027. Dịp này, Hội nghị cũng thông qua Tuyên bố ARF tăng cường hợp tác khu vực về an toàn phà do Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, và Singapore đồng bảo trợ.

Tại các Hội nghị, các nước dành nhiều thời gian trao đổi, chia sẻ quan điểm và lập trường về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như Biển Đông, Myanmar, Trung Đông, Bán đảo Triều Tiên, xung đột Nga-Ucraina. Các nước chia sẻ quan ngại về diễn biến phức tạp trên thực địa và ảnh hưởng đối với hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển, bày tỏ ủng hộ cách tiếp cận cân bằng và khách quan của ASEAN, nhấn mạnh các nguyên tắc như tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện tự kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Phát biểu tại các Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt hoan nghênh các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS và ARF tiếp tục phát huy vai trò và thế mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng. Trước các chuyển động phức tạp, khó lường hiện nay, Thứ trưởng đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung, thúc đẩy đối thoại, hợp tác và tin cậy, xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ. Về một số lĩnh vực hợp tác cụ thể, Thứ trưởng đề nghị tạo thuận lợi hơn nữa cho đầu tư, thương mại, tận dụng hiệu quả các FTA và các thỏa thuận thương mại khác ở khu vực, duy trì chuỗi cung ứng tự cường và bền vững, ưu tiên tăng cường kết nối, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển và hợp tác tiểu vùng.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam, đề nghị các đối tác ủng hộ và tôn trọng lập trường của ASEAN về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trước các diễn biến phức tạp hiện nay, cũng như các nỗ lực của ASEAN trong xây dựng Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đồng thời tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

*Kết thúc chuỗi Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã thông qua Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57, gồm 165 đoạn, phản ánh đầy đủ và toàn diện nội dung thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, hợp tác ASEAN trên từng trụ cột Cộng đồng, quan hệ đối ngoại của ASEAN và các vấn đề quốc tế, khu vực. Chủ tịch Lào ra Tuyên bố Chủ tịch của các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, và ARF.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mỹ điều máy bay ném bom tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng

Không quân Philippines và Mỹ hôm nay 4.2 đã tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận, theo Reuters. ...

Trung Quốc phản ứng về cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines ở Biển Đông

(CLO) Ngày 4/2, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành cuộc tuần tra trên không phận bãi cạn Scarborough, trùng với thời gian lực lượng không quân Philippines và Mỹ tổ chức một cuộc tập trận chung tại Biển Đông. ...

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ hướng đến Biển Đông cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, giữa nhiều hoạt động viếng thăm của 2 nhóm tàu này trong khu vực. ...

Bộ Tài chính: Giá hàng hóa cận Tết không có biến động bất thường

Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 để chủ động phương án bảo đảm cân đối hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Panama chính thức rút khỏi sáng kiến Vành đai và Con đường, khẳng định không cắt đứt quan hệ với Trung Quốc

Ngày 6/2, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino đã ra thông báo về việc nước này chính thức rút khỏi sáng kiến về cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Mỹ cần đất hiếm của Ukraine để rời xa Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tiếp cận các mỏ khoáng sản của Ukraine để đổi lấy viện trợ quân sự trong tương lai. Với giới phân tích, điều đó không hoàn toàn bất ngờ. Từ lâu, nền kinh tế lớn nhất thế giới và các nước phương Tây khác đã "để mắt" đến nguồn khoáng sản phong phú của Kiev.

Thời gian công bố môn thứ ba thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Ngày 6/2, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, vào cuối tháng 3/2025 sẽ công bố môn thi thứ ba vào lớp 10.

Thị trường trong nước tăng mạnh, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang nền kinh tế số 1 châu Âu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/2/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh trừng phạt một tổ chức quốc tế

Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp áp đặt trừng phạt đối với Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 7/2/2025: Giá vàng “diễn biến lạ” trong ngày vía Thần Tài; cảnh báo cơn sốt vàng

Giá vàng hôm nay 7/2/2025: Sát ngày vía Thần Tài giá vàng lao dốc mạnh, người dân ùn ùn đi bán, người mua đầu cơ có thể lỗ nặng trong vài giờ. Cơn sốt vàng cũng đang "nóng hầm hập" trên thị trường thế giới, khiến giới phân tích cảnh báo về dấu hiệu về một sự sụp đổ kinh tế có thể sắp xảy ra.

Tỉnh Ninh Bình và thành phố Saiki (Nhật Bản) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giao lưu hữu nghị

Tỉnh Ninh Bình và thành phố Saiki ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giao lưu hữu nghị. Trong thời gian gần 6 tháng, với nỗ lực của các cấp chính quyền hai địa phương, Bộ Ngoại giao Việt Nam và sự hỗ trợ của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản, chiều...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự chương trình Khách mời ASEAN và đồng chủ trì Tham vấn chính trị Việt Nam-New...

Thủ tướng Christopher Luxon nhấn mạnh, Việt Nam và New Zealand có tin cậy chính trị cao, chia sẻ nhiều điểm đồng và còn nhiều tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực mới.

Giá cà phê arabica tăng không dừng, liên tiếp lập kỷ lục; tin “vừa vui, vừa buồn” về hàng xuất khẩu

Các nhà giao dịch cho biết, nhiều nhà đầu tư đầu cơ đang đổ xô vào thị trường cà phê theo hướng mua vào, khiến các nhà rang xay phải mua trong tâm lý hoảng loạn và nông dân trì hoãn việc bán hàng với hy vọng giá có thể còn tăng cao hơn nữa, theo Reuters.

Mexico tự tin đạt thỏa thuận với Mỹ trước thời hạn áp dụng thuế quan

Ngày 4/2, giới chức Mexico tuyên bố sẽ đạt thỏa thuận với Mỹ về việc giải quyết nạn buôn lậu ma túy và di cư trái phép qua đường biên giới chung trước ngày áp dụng chính sách thuế quan.

Cùng chuyên mục

Mỹ cần đất hiếm của Ukraine để rời xa Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tiếp cận các mỏ khoáng sản của Ukraine để đổi lấy viện trợ quân sự trong tương lai. Với giới phân tích, điều đó không hoàn toàn bất ngờ. Từ lâu, nền kinh tế lớn nhất thế giới và các nước phương Tây khác đã "để mắt" đến nguồn khoáng sản phong phú của Kiev.

Thị trường trong nước tăng mạnh, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang nền kinh tế số 1 châu Âu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/2/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 7/2/2025: Giá vàng “diễn biến lạ” trong ngày vía Thần Tài; cảnh báo cơn sốt vàng

Giá vàng hôm nay 7/2/2025: Sát ngày vía Thần Tài giá vàng lao dốc mạnh, người dân ùn ùn đi bán, người mua đầu cơ có thể lỗ nặng trong vài giờ. Cơn sốt vàng cũng đang "nóng hầm hập" trên thị trường thế giới, khiến giới phân tích cảnh báo về dấu hiệu về một sự sụp đổ kinh tế có thể sắp xảy ra.

“Thẳng tay” ra đòn, Mỹ-Trung Quốc đều muốn một cuộc chiến tranh kinh tế ‘hủy diệt’ đối thủ?

Những rủi ro của chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung Quốc là gì? và liệu một cuộc xung đột thương mại “tương tàn” có thể xảy ra hay không?

Brazil nói BRICS có quyền ‘rời xa’ USD, không ngần ngại tăng thuế quan với Mỹ; thêm hai nước ‘bắt tay’ sử dụng đồng...

Tổng thống Brazil Lula da Silva khẳng định Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có quyền tìm kiếm giải pháp thay thế cho đồng USD trong giao thương quốc tế.

Mới nhất

Giá USD tự do và ngân hàng cùng tăng mạnh

(NLĐO) – Các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá USD tăng mạnh so với trước đó. ...

Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm dạy thêm, học thêm

Thủ tướng giao lãnh đạo các địa phÆ°Æ¡ng chỉ đạo cÆ¡ sở giáo dục phổ thông thá»±c hiện quy định về dạy thêm, học thêm; xá»­ lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Yêu cầu trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học...

Mới nhất