Trang chủNewsKinh tếCục Điều tiết điện lực thông tin về các dự án điện...

Cục Điều tiết điện lực thông tin về các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

Trao đổi với Tạp chí Công Thương, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết, tính đến 23/5/2023 mới chỉ có 18/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, có đến 12 dự án chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán giá nhưng chưa nộp hồ sơ cấp phép (gồm 11 dự án điện gió, 01 dự án điện mặt trời).

Hiện nay, Bộ Công Thương đã thống nhất giá tạm thời của 19 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, sau khi các dự án điện này đáp ứng đầy đủ quy định, các nhà máy này sẽ được huy động điện lên lưới điện quốc gia

Cơ chế giá bán điện ưu đãi FIT là cơ chế giá điện hỗ trợ, được thiết kế để thúc đẩy đầu tư vào các dự án điện mặt trời, điện gió và được quy định trong khoảng thời gian nhất định.

Sau khi cơ chế giá FIT hết hiệu lực, cơ chế giá điện cho các nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió chuyển tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khung giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Hiện có 8 nhà máy hoặc phần nhà máy điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/1/2021 và 77 nhà máy hoặc phần nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/1/2021 nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá bán điện FIT tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ với tổng công suất của 85 nhà máy điện chuyển tiếp này là 4.736 MW.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT và Quyết định số 21/QĐ-BCT làm cơ sở cho EVN và các dự án chuyển tiếp thỏa thuận giá điện đảm bảo không vượt qua khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành (được xác định căn cứ trên cơ sở các số liệu suất đầu tư dự án có xét đến xu hướng giảm suất đầu tư của các loại hình mặt trời, điện gió trên thế giới).

Cụ thể, suất đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới giai đoạn 2018-2021 giảm từ 1.267 USD/kW xuống còn 857 USD/kW (tương đương 11%/năm), suất đầu tư dự án điện gió trên bờ nối lưới giảm từ 1.636 USD/kW xuống còn 1.325 USD/kW (tương đương 6,3%/năm) dẫn đến kết quả tính toán khung giá có sự thay đổi so với giá FIT đã được ban hành.

Ví dụ, đối với các dự án mặt trời mặt đất, giá FIT 2 (ban hành năm 2020 là 7,09 cent/kWh) đã giảm 8%/năm so với giá FIT1 (ban hành năm 2017); khung giá phát điện (ban hành tháng 01/2023) giảm khoảng 7,3%/năm so với giá FIT2 (ban hành năm 2020).

“Thêm vào đó, việc “chạy đua” để kịp thời gian hưởng ưu đãi giá FIT, vì thời gian giải phóng mặt bằng và thi công quá gấp rút, dẫn tới nhiều dự án có chi phí đầu tư rất đắt đỏ. Vì thế, thời gian vừa qua, một số chủ đầu tư các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp coi khung giá mua điện năng lượng tái tạo thấp hơn kỳ vọng, nên không gửi hồ sơ để đàm phán giá điện với EVN, dẫn đến kéo dài thời gian đàm phán, gây lãng phí nguồn lực”, ông Trần Việt Hòa – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết.

Tính đến ngày 20/3/2023 (hơn 2 tháng từ khi Quyết định số 21/QĐ-BCT có hiệu lực ngày 7/1/2023), EPTC mới nhận được 01 bộ hồ sơ của nhà đầu tư, mặc dù trước đó đã gửi văn bản cho 85 nhà đầu tư đề nghị gửi hồ sơ để có cơ sở triển khai theo đàm phán theo đúng quy định pháp luật.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, theo thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Bộ Công Thương đã đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét thỏa thuận giá tạm thời cho các nhà máy này, sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới (đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định).

Tính đến thời điểm ngày 26/5, có 52/85 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất 3.155 MW (chiếm tỷ lệ 67%) đã nộp hồ sơ đến EVN. Trong đó, 42 nhà máy với tổng công suất 2.258,9 MW đã đang tiến hành thỏa thuận giá điện với EVN; 36 nhà máy với tổng công suất 2.063,7 MW đề xuất giá điện tạm bằng 50% khung giá để làm cơ sơ huy động. Hiện vẫn còn 33 nhà máy điện với tổng công suất 1.581 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán (chiếm tỷ lệ khoảng 33%).

Bên cạnh đó, có nhiều chủ đầu tư vi phạm các các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng… nên còn chưa đáp ứng các thủ tục pháp lý, chưa thể đàm phán giá với EVN. Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3/2023 nhưng sau 2 tháng vẫn không bổ sung được.

“Đây là lúc các chủ đầu tư cần gấp rút hoàn chỉnh thủ tục và nộp hồ sơ để việc thoả thuận giá điện không bị kéo dài, rút ngắn thời gian đưa các dự án này vào vận hành, từng bước giải quyết bài toán kinh doanh của doanh nghiệp”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết hiện vẫn còn 33 nhà máy điện chuyển tiếp với tổng công suất 1.581 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán (chiếm tỷ lệ khoảng 33%)
Ông Trần Việt Hòa Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương cho biết hiện vẫn còn 33 nhà máy điện chuyển tiếp với tổng công suất 1581 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán chiếm tỷ lệ khoảng 33

 

Có thể thấy, trong thời gian qua các dự án năng lượng tái tạo đã và đang nhận được nhiều cơ chế ưu đãi. Chính sách ưu đãi về giá đã được công bố rõ ràng về lộ trình, mức giá, thời gian ưu đãi, trong quãng thời gian đó, nhiều dự án quy mô rất lớn ở các địa phương dù khó khăn vẫn kịp tiến độ đưa vào vận hành để hưởng cơ chế giá FIT.

Theo xu thế không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới giá, cơ chế FIT đều có xu hướng giảm dần, với cơ chế giá đó, không phải dự án nào cũng sẽ ghi nhận được mức sinh lời hiệu quả, do đó các nhà đầu tư cần nỗ lực trong việc tối ưu hóa các công tác quản lý, quản trị, điều hành… để tăng hiệu quả sinh lời với khung giá mới. Những dự án có năng lực phát triển, vận hành dự án cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn rẻ sẽ có lợi thế hơn trong giai đoạn này.

Đẩy nhanh việc đàm phán giá bán điện của dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản chỉ đạo EVN đàm phán với các chủ đầu tư mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới, sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định.

Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo EVN phối hợp với các chủ đầu tư hoàn thiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến EVN như: Thoả thuận đấu nối (nếu đã hết hạn) trước ngày 5/6; hoàn thành thực hiện các thử nghiệm theo quy định trước ngày 10/ đối với các nhà máy điện đã đăng ký thử nghiệm, xem xét kết quả thử nghiệm của các nhà máy điện, đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và các quy định có liên quan.

Rà soát quy trình thử nghiệm, công nhận ngày COD của nhà máy điện mặt trời, điện gió, đảm bảo chặt chẽ, đơn giản hoá và đúng quy định; khẩn trương tối đa xem xét các hồ sơ chủ đầu tư nộp, rà soát các yêu cầu đối với chủ đầu tư về thành phần hồ sơ đàm phán giá điện, đảm bảo đơn giản hoá thủ tục nhưng chặt chẽ, hợp lý và đúng quy định.

Đến nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm thời cho 19 nhà đầu tư đề xuất về việc áp dụng mức giá tạm trong thời gian đàm phán với tổng công suất 1.346,82 MW và hiện có thêm 17 nhà máy điện chuyển tiếp đang được EVN hoàn thiện thủ tục để trình Bộ Công Thương phê duyệt trong tháng 5 năm 2023. Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy nỗ lực đàm phán của các Chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa các bên. Tình hình thực hiện thủ tục của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được EVN cập nhật trên trang thông tin điện tử www.evn.com.vn.

Đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp còn vướng mắc thủ tục pháp lý, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức trực thuộc cũng như đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thẩm định thiết kế, thiết kế điều chỉnh (nếu có) và kiểm tra công tác nghiệm thu theo thẩm quyền. Đồng thời, yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo hướng dẫn các chủ đầu tư vướng mắc về quy hoạch trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Hiện nay hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là hệ thống điện miền Bắc đang trong cao điểm mùa khô, vận hành trong tình trạng hết sức khó khăn, do phụ tải hệ thống tăng cao, lưu lượng nước về của các nhà máy thủy điện tiếp tục kém, tình hình nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than có nhiều khó khăn.

Do đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN phải tăng cường huy động các nguồn điện sẵn có để bổ sung cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện.

Hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chính thức vận hành

Trong quá trình triển khai dự án, các chủ đầu tư phải chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, điện lực, quy hoạch, môi trường, phòng cháy chữa cháy…

Theo quy định tại Luật Điện lực, các dự án điện trước khi được đưa vào khai thác cần được cấp giấy phép hoạt động điện lực. Tuy nhiên, theo thống kê, tính đến 23/5/2023 mới chỉ có 18/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp (chiếm khoảng 18,8%) đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với 19 nhà máy điện đã thống nhất giá tạm thời thì đã có 13 nhà máy điện đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong đó 12 nhà máy điện được cấp với toàn bộ công suất theo quy hoạch, 1 nhà máy điện gió mới được cấp giấy phép một phần.

Tuy vậy, có đến 12 dự án chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán giá nhưng chưa nộp hồ sơ cấp phép (gồm 11 dự án điện gió, 01 dự án điện mặt trời).

Từ số liệu về giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp nêu trên, có thể thấy việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý để cấp giấy phép hoạt động điện lực còn chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức, dẫn tới việc chậm trễ trong khâu chuẩn bị và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.

Việc thoả thuận giá tạm và lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động điện lực trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương cần được các chủ đầu tư thực hiện song song, khẩn trương tối đa, thực hiện đúng hướng dẫn của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các dự án trước pháp luật. Điều này đã được Bộ Công Thương thông tin và có hướng dẫn.

Cụ thể, theo quy định tại các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Điện lực, các dự án phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về quy hoạch phát triển điện lực; thiết kế và xây dựng các hạng mục công trình theo thiết kế được phê duyệt; kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định; đáp ứng điều kiện về nhân lực đối với đội ngũ quản lý kỹ thuật, vận hành…

Trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo đã được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 9/9/2020 của Bộ Công Thương.

“Chính phủ cùng các Bộ, ngành luôn chia sẻ và đồng hành cùng các nhà đầu tư để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Để nhanh chóng đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp vào vận hành, tránh lãng phí tài nguyên và kinh phí đầu tư của chính các nhà đầu tư, đồng thời bổ sung nguồn điện sạch cho hệ thống điện Quốc gia, cần sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp trên tinh thần thượng tôn pháp luật”, Cục Điều tiết điện lực khẳng định.

Cũng theo Cục Điều tiết điện lực, việc nhập khẩu điện là chiến lược dài hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị – kinh tế của Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn của quốc gia và được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia từng thời kỳ. Việc nhập khẩu điện được tính toán kỹ lưỡng các kịch bản nhằm đảm bảo việc nhập khẩu tỉ trọng nhỏ, đảm bảo tự chủ, an ninh năng lượng quốc gia và phù hợp với các điều kiện quan hệ chính trị – kinh tế – thương mại với các nước trong khu vực.

Hiện nay hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là hệ thống điện miền Bắc đang trong cao điểm mùa khô, vận hành trong tình trạng hết sức khó khăn, do phụ tải hệ thống tăng cao, lưu lượng nước về của các nhà máy thủy điện tiếp tục kém, tình hình nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than có nhiều khó khăn. Do đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập Đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành các công trình lưới điện truyền tải, đặc biệt là các công trình truyền tải điện trọng điểm, các công trình lưới điện giải tỏa công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo, các công trình lưới điện phục vụ đấu nối nhập khẩu điện để đảm bảo hiệu quả tối đa sản lượng điện nhập khẩu theo các hợp đồng/thỏa thuận đã ký. Đồng thời cũng đã chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện.

Tapchicongthuong.vn

Cùng chủ đề

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và hai con trai lăn xả hết mình để vượt qua các thử thách, mang lại phần thưởng giá trị cho...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa Phát.  Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là tàu hàng rời cỡ Supramax, trọng tải 55.851 DWT, đóng năm 2013 tại Nhật Bản, có tình trạng kỹ thuật...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột mốc quan trọng, khẳng định Viglacera là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam đạt được đánh giá toàn diện...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, Viglacera đã xuất sắc vươn lên vị trí thứ ba, còn trong lĩnh vực vật liệu xây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

PRESS RELEASE: Key activities for 70th anniversary of Dien Bien Phu Victory

1. Purpose and meaning of the event celebration The Dien Bien Phu victory on May 7, 1954, which "echoed across five continents and shook the entire world", was recorded in the nation's history as a Bach Dang, a Chi Lang or a Dong Da in the twentieth century, with great significance for the Vietnamese and peace-loving people in the world. The victory affirmed the brave, skillful and wise leadership of the Communist Party of Vietnam led by President Ho...

Khẳng định vị thế tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

Ngày 31/5/2023, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng 07 chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học của Nhà trường, gồm: Báo chí, Quan hệ công chúng, Khoa học Quản lý, Quản trị khách sạn, Quản trị văn phòng, Tôn giáo học và Việt...

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng...

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn giữ vững tôn chỉ là đội ngũ tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục...

EVN hoàn thành đàm phán, ký hợp đồng với 40 chủ đầu tư dự án điện chuyển tiếp đề xuất giá tạm

Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) cho biết, đến cuối ngày 26/5/2023, EVNEPTC đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 40/40 chủ đầu tư đề xuất giá tạm 50% khung giá trần. EVN đã hoàn thành đàm phán và ký PPA với 40/40 chủ đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đề xuất giá tạm 50% Trong ngày 27/5, EVN có văn bản trình Bộ Công...

Khai mạc triển lãm về công nghiệp sáng tạo Italia “Năng lực cho những điều không thể”

Chiều 25/5, Đại sứ quán Italia tại Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc triển lãm “Sáng tạo tại Italy - Năng lực cho những điều không thể”. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, như một lời tri ân đối với những đóng góp của các công ty Italy đối với sự phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Đại sứ nước Cộng...

Bài đọc nhiều

Hơn 2000 thương hiệu làm đẹp quy tụ tại triển lãm thương mại ngành làm đẹp lớn nhất tại Việt Nam Vietbeauty & Cosmobeauté...

Triển lãm về ngành làm đẹp Vietbeauty & Cosmobeauté 2024 quay trở với quy mô hoành tráng, quy tụ hơn 2000+ thương hiệu làm đẹp nổi bật đến từ 600+ công ty trên toàn cầu. Sự kiện thương mại hàng đầu sẽ được tổ chức từ ngày 25 - 27/07/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2024 là một trong những triển lãm thương mại...

Giá vàng hôm nay 23/3/2025 đà giảm chưa dứt, vàng SJC trên 97 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 23/3/2025 ổn định chốt tuần trên mốc 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước giảm, vàng miếng SJC trên 97 triệu đồng/lượng. Kết phiên 22/3, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 94,4-97,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 300 nghìn đồng mỗi lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm trước. Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 94,3-97...

Đồng Euro giữ ở mức cao, chợ đen tăng 143,4 VND/EUR chiều mua

Tỷ giá Euro hôm nay trong nước, tỷ giá EUR/VND hôm nay ngày 9/3/2024 Tỷ giá EUR/VND hôm nay (ngày 9/3) lúc 9h sáng được Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước công bố ở mức mua vào và bán ra là 24.966 - 27.594 VND/EUR. Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá tính chéo của VND/EUR áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 7/3/2024 đến...

Giá bạc hôm nay 24/2/2025: Bạc ổn định

Giá bạc hôm nay (24/2/2025), giá bạc trong nước và thế giới duy trì đà ổn định trong phiên cuối tuần. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.226.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.264.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc trong nước có duy trì...

Cùng chuyên mục

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị Đà Nẵng. Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sảnKiến trúc đô thị Đà...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Doanh nghiệp Việt đang tỏa đi khắp thế giới Tháng tới, khoảng 150 doanh nghiệp Việt...

Furama Resort Đà Nẵng được vinh danh nhiều giải thưởng quan trọng tại VITM 2025

DNVN - Ngày 11/4, Furama Resort Đà Nẵng công bố vinh dự nhận được các giải thưởng uy tín tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) 2025, một lần nữa khẳng định vị thế tiên phong của khu nghỉ dưỡng biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. ...

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ

Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé MILO đồng hành cùng Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền...

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, biến động tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica ngày 31/3/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới ngày 30/3 duy trì ổn định. Trên sàn London, cập nhật lúc 16 giờ 00 phút ngày 30/3/2025 kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robustakết ổn định, đi ngang so với phiên...

Mới nhất

Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex ngày 24.4.2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/ PLX/ Tập đoàn) điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 24.4.2025 - chi tiết xem tại TCBC công bố trên website   www.petrolimex.com.vn.Trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ ngày 17.4.2025 đến trước thời điểm 15 giờ 00 ngày 24.4.2025, Quỹ bình ổn giá xăng...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 24.04.2025

Hà Nội, ngày 24.04.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 24 tháng 04 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Mới nhất