Trang chủNewsDu lịchKhai thác giá trị văn hóa đặc trưng bản địa thành sản...

Khai thác giá trị văn hóa đặc trưng bản địa thành sản phẩm du lịch


Hơn 10 năm gắn bó với đồng bào Ba Na ở địa bàn xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), chị Trần Thị Bích Ngọc, cán bộ văn hóa xã không chỉ tích cực tuyên truyền người dân địa phương bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ba Na mà còn đồng hành với cộng đồng nâng cao năng lực, tạo những mẫu thiết kế mới có tính ứng dụng cao, phù hợp nhu cầu đời sống đương đại.

Là chủ nhiệm Dự án Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm Ba Na ở xã Kông Lơng Khơng, chị Ngọc đã vận động được các nghệ nhân cao tuổi trao truyền nghề cho chị em phụ nữ trong xã, khôi phục làng nghề trước nguy cơ bị mai một, đồng thời phát triển nhiều sản phẩm mới trên nền hoa văn thổ cẩm.

Khác biệt văn hóa, tiếng nói, thói quen sinh hoạt… khiến chị Ngọc gặp không ít khó khăn trong quá trình vận động người dân trong xã bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ba Na. Phong tục bản địa đặc sắc, văn hóa không bị lai tạp, đồng bào BaNa ở Kông Lơng Khơng có truyền thống tự trồng bông, thu hoạch, các công đoạn tách bông, se sợi, nhuộm sợi… đều làm thủ công.

Thêm nữa, người bản địa chỉ tự dệt vải, tự may quần áo cho người thân trong gia đình chứ chưa có sản phẩm thương mại. Quá trình chờ thu hoạch đến hoàn thiện thành phẩm kéo dài vài tháng, cho nên người dân trong làng còn duy trì nghề dệt thổ cẩm ít dần. Để thực hiện dự án bảo tồn nghề dệt song song với phát triển kinh tế ở một làng thuần nông, ngoài giờ hành chính, chị Ngọc lại xuống làng trò chuyện, vận động người dân, khuyến khích họ tận dụng thời gian rảnh ngày mùa làm thêm nghề dệt.

Thời gian đầu người dân chưa tin sản phẩm dệt có thể bán được, ngần ngại không muốn quay lại nghề bởi thời gian chờ thu hoạch, hoàn thiện thành phẩm quá lâu, giá thành sản phẩm cao, công xá không được bao nhiêu.

Để tạo niềm tin cho người dân, chị Ngọc thuyết phục những người thật sự quan tâm đến nghề dệt và những nghệ nhân nòng cốt trong làng. Sản phẩm đầu tiên được đưa ra thị trường là trang phục cách tân trên nền trang phục truyền thống để mọi người thuận tiện, dễ dàng sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh đó, chị Ngọc cùng người dân nghiên cứu, tập trung phát triển các hoa văn trên nền vải công nghiệp, tạo ra sản phẩm cách tân nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng truyền thống. Thấy những sản phẩm đầu tiên bán được, người dân bắt đầu tham gia, dựa vào nghề truyền thống để phục vụ khách du lịch và phát triển kinh tế gia đình.

Đến nay chị Ngọc và cộng sự đã xây dựng tài liệu về quy trình dệt thổ cẩm (dày 169 trang với 32 bài học), tổ chức các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm do các nghệ nhân ưu tú của làng trực tiếp truyền dạy và phát triển sản phẩm mới dựa trên hoa văn thổ cẩm truyền thống. Hoa văn được lựa chọn thích hợp để thiết kế lên hoa tai, ví, túi xách, trang trí lên áo quần, áo gối, khăn bàn… phù hợp nhu cầu thị trường.

Thành công của dự án giúp người dân phát triển nghề dệt và nâng cao kinh tế gia đình. Người dân quay lại nghề dệt truyền thống ngày càng nhiều. Năm 2023, chị Ngọc đã hỗ trợ, hướng dẫn người dân địa phương xây dựng thương hiệu cho khăn quàng cổ Brưng, trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Kbang.

Ở khu vực miền núi phía bắc, tour du lịch nhuộm chàm, dệt vải, vẽ sáp ong của Hợp tác xã Mường Hoa ở thôn Tả Van Dáy 2, xã Tả Van, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thu hút du khách trong và ngoài nước. Thực hiện Đề án phụ nữ khởi nghiệp từ năm 2018, chị Sùng Thị Lan (dân tộc H’Mông đen), thành lập Hợp tác xã Mường Hoa (với chín thành viên ban đầu) để sản xuất, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, hoa văn, phụ kiện thêu tay vải dệt thủ công, tạo công ăn việc làm cho chị em người H’Mông đen và Dao đỏ.

Đến nay, sản phẩm và dịch vụ của Hợp tác xã Mường Hoa ngày càng đa dạng, cung cấp trải nghiệm văn hóa dân tộc Giáy, dân tộc H’Mông… cho du khách. Chị Sùng Thị Lan vừa giữ vai trò Chủ nhiệm Hợp tác xã Mường Hoa vừa là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ khởi nghiệp vì sự phát triển cộng đồng thị xã Sa Pa.

Khai thác giá trị văn hóa đặc trưng bản địa thành sản phẩm du lịch ảnh 1

Phụ nữ dân tộc Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) se sợi dệt vải thổ cẩm. (Ảnh NGUYỄN ĐĂNG)

Là người con của núi rừng Sa Pa, chị Sùng Thị Lan cho biết: Với phương châm vừa gìn giữ nghề truyền thống, vừa phát triển sản phẩm gắn với phát triển du lịch cộng đồng để thu hút khách, Hợp tác xã Mường Hoa đã xây dựng các nhóm thổ cẩm, trồng lanh, dệt lanh, se sợi, dệt vải, tổ chức workshop đón khách về bản Tả Van. Nhưng việc thực hiện mô hình ngay nơi bản làng mình sinh ra với chị không phải không có những khó khăn, thách thức.

Người dân bản địa phần lớn sinh sống trên núi, ít có cơ hội giao lưu với đời sống thị trường, người dân lại hạn chế vì không biết tiếng phổ thông, phong tục tập quán còn lạc hậu… cho nên quá trình vận động người dân cùng tham gia phát triển sản phẩm không hề đơn giản. Người có tay nghề thêu thùa, nhuộm vải nhiều nhưng không biết chữ, hoặc người trẻ biết bán hàng lại không am hiểu về văn hóa bản địa.

Trong thời gian khó khăn do dịch Covid-19, chị Sùng Thị Lan vẫn bền bỉ xây dựng dẫn dắt các nhóm cộng đồng, và Hợp tác xã Mường Hoa đã quy tụ được những người trước đây bán hàng rong, đeo bám khách du lịch tham gia các nhóm thêu, dệt, sản xuất thổ cẩm… Từ đó, nhờ tạo việc làm và thu nhập ổn định, dần dần, nhóm thêu của Hợp tác xã Mường Hoa có hơn 300 thành viên. Sản phẩm chính là thổ cẩm được tái chế để bảo vệ môi trường. Nhóm đi thu gom hoa văn, phụ kiện, trang phục thủ công đã qua sử dụng mang về tái chế, giặt sạch, làm mới, thiết kế lại theo mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ những sản phẩm cắt ghép hoa văn ngẫu hứng, không lựa chọn tông mầu phù hợp, tiếp nhận ý kiến đóng góp của du khách, hợp tác xã nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, thị hiếu của người sử dụng, lựa chọn hoa văn đặc sắc thích hợp thiết kế sản phẩm có mẫu mã phù hợp, dễ ứng dụng và dễ bán. Dần dần, các sản phẩm và dịch vụ của hợp tác xã ngày càng mở rộng và đa dạng, tạo ấn tượng và sự ghi nhận trong cộng đồng địa phương và du khách.

Trải qua quá trình tự mày mò phát triển, hoàn thiện dần sản phẩm, hoạt động của Hợp tác xã Mường Hoa ngày càng đa dạng, tiếp cận được với du khách trong và ngoài nước, từ tổ chức workshop dạy vẽ sáp ong, nhuộm chàm, dệt vải đến hình thành chuỗi phục vụ cộng đồng trải nghiệm các hoạt động thủ công, homestay trải nghiệm văn hóa và ẩm thực bản địa… vừa phát triển sản phẩm đa dạng vừa tạo nên cộng đồng phụ nữ Sa Pa năng động…

Gìn giữ và trao nghề dệt thổ cẩm truyền thống, cùng chia sẻ ý tưởng làm mới các sản phẩm truyền thống mang bản sắc văn hóa là xu hướng đúng trong khai thác các giá trị bản địa, tạo nên sản phẩm thu hút du khách, đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bí mật đằng sau hương vị rượu Hòa Long

(NLĐO)- Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, rượu Hoà Long là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân địa phương ...

“Làng lu” ở Bình Dương

(NLĐO) - Trải qua thăng trầm lịch sử và những thay đổi của đời sống, xã hội, làng lu Tương Bình Hiệp vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống ...

Người “chắp cánh” thương hiệu chè Shan tuyết vươn tầm thế giới

Năm 2019, sản phẩm chè hữu cơ Bắc Hà do Hợp tác xã (HTX) Chè Bản Liền, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sản xuất được Hội đồng OCOP Trung ương cấp chứng nhận đạt OCOP hạng 5 sao. Nhờ đó đến nay, 90% sản lượng chè của HTX đã được xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… với giá bán 100- 120 USD/kg. 5 năm qua, HTX đã giúp hàng trăm hộ...

5 địa điểm tâm linh nổi tiếng gần Hà Nội phù hợp đi trong ngày

(CLO) Chùa Hương, chùa Tây Thiên, chùa Yên Tử… là những ngôi chùa đẹp và linh thiêng gần Hà Nội du khách có thể ghé thăm, chiêm bái trong chuyến du xuân đầu năm. ...

Chàng trai Việt sống thử cùng bộ tộc bí ẩn, phụ nữ đeo đĩa vào môi

Lê Khả Giáp – một YouTuber người Việt chuyên đi du lịch, khám phá các vùng miền trên khắp thế giới – đã ghé thăm và ngủ qua đêm với người dân bộ tộc Mursi ở miền nam Ethiopia. Đây là một trong những bộ tộc hiếm hoi còn duy trì lối sống hoang dã và tách biệt với thế giới hiện đại. Cảm xúc của họ khá thất thường - có lúc rất cởi mở, thân thiện với khách du...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Người dân thành phố Bắc Kinh tấp nập sắm Tết đón Xuân Ất Tỵ

NDO - Không khí xuân đang tràn về trên khắp nẻo đường, người dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc cũng hối hả chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đoàn viên, sum họp đủ đầy. NDO - Không khí xuân đang tràn về trên khắp nẻo đường, người dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc cũng hối hả chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đoàn viên, sum họp đủ đầy. Các điểm...

Trực cấp cứu 24/24, chăm lo cho hàng nghìn bệnh nhân nội trú

NDO - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện E duy trì đội cấp cứu ngoại viện; các bệnh viện đều chăm lo cho hàng nghìn bệnh nhân ở lại viện ăn Tết với những món quà 0 đồng tại hội chợ xuân. Duy trì cấp cứu ngoại viện Trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 25/1/2025 (thứ Bảy) đến hết ngày 02/2/2025 (Chủ nhật) (tức từ ngày 26 tháng Chạp...

[Ảnh] Gia đình quây quần, thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng Tết

NDO - Những ngày cuối cùng năm cũ, nhiều gia đình ở Hà Nội vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng đón Tết. Trên nhiều con phố, ngõ nhỏ, hình ảnh người lớn, trẻ nhỏ quây quần bên bếp lửa, thức xuyên đêm chờ bánh chín. NDO - Những ngày cuối cùng năm cũ, nhiều gia đình ở Hà Nội vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng đón Tết. Trên nhiều con...

Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chăm sức khỏe người cao tuổi luôn là vấn đề cần quan tâm, nhất là vào những ngày lễ, Tết bởi vào dịp này, người cao tuổi thường lơ là không tuân thủ chế độ ăn uống, uống thuốc đều đặn; thời tiết cũng thay đổi thất thường... Những điều này khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ tăng nặng tình trạng bệnh lý. Tết năm 2024, cả nhà chị Nguyễn Thị Bằng...

“Không gian chợ Tết xưa” góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

NDO - Tối 25/1, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức khai mạc "Không gian chợ Tết xưa" nhằm tái hiện nét đẹp và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới đông đảo nhân dân và du khách. Tại chương trình, nhân dân...

Bài đọc nhiều

Chuyến bay VN6317 chở hơn 100 hành khách “xông đất” TP Huế

Sáng 1/1, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Huế Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo Sở Du lịch, Vietnam Airlines tại TP Huế đã chào đón những vị khách trên chuyến bay đầu tiên ngày đầu năm mới 2025. ...

Du lịch Việt 2025: Cơ hội vươn mình “cất cánh” trong kỷ nguyên số

Lãnh đạo ngành bày tỏ kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp ngành du lịch có những chuyển biến mới trong thời gian tới với khả năng đạt mức tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Trạm tương tác thông minh - 'Hướng dẫn viên số' kết nối du khách với du lịchHoàn thiện quy hoạch phát triển đô thị Hoa Lư với tầm vóc của Đô thị di sảnỨng dụng công nghệ số...

Cùng chuyên mục

Cité de l'Océan của thành phố Biarritz – nơi gắn kết con người và biển cả

Cùng với Thủy cung Biarritz, Cité de l'Océan ở nước Pháp mang lại cho khách tham quan một góc nhìn khoa học, công nghệ, văn hóa và giải trí độc đáo và mới mẻ về thế giới biển.Hang động Lascaux tại Pháp - nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sửLàng Biot ở miền Nam nước Pháp: Nơi gặp gỡ của du lịch và nghệ thuậtCác lâu đài cổ dọc sông Loire - niềm tự hào của nước...

Bến Bình Đông: Thương hồ ngóng khách

(NLĐO) - Đến hẹn lại lên, từ 20 tháng Chạp, ghe thuyền chở hoa kiểng từ miền Tây bắt đầu đổ về chợ hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông ...

Phú Quý xây dựng hình ảnh đảo ngọc du lịch không rác thải nhựa

(NLĐO) - Với quyết tâm xây dựng hòn đảo du lịch không rác thải, Phú Quý đang từng bước loại bỏ rác thải nhựa ngay từ nguồn và phân loại rác ...

Thông tin về sự cố tại chương trình tổng duyệt tối ngày 26/01/2025

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị đón giao thừa mừng năm mới Ất Tỵ, tối 26/1, tại khu vực quảng trường, Sân vận động Mỹ Đình, UBND quận Nam Từ Liêm đã tổ chức buổi tổng duyệt trình diễn drone Rực rỡ Thăng Long 2025 với chủ đề "Những mùa xuân rực rỡ". Tâm điểm của sự kiện chính là màn trình diễn của drone cùng 4.050 hỏa thuật. Tuy nhiên, trong bay thử drone hỏa thuật, do yếu tố kỹ...

Sôi nổi ngày hội ‘Bánh chưng xanh’

Ngày 26/1, Tiểu đoàn HH70, thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam tổ chức Ngày hội “Bánh chưng xanh” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 ...

Mới nhất

Lao dốc mạnh khi vừa mở cửa

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm khi vừa mở cửa giao dịch trên thị trường quốc tế, kéo giá vàng miếng, vàng nhẫn...

Điều tra vụ cháy lớn tại Công ty phân bón ở Đắk Lắk

Công an tại Đắk Lắk đang điều tra nguyên nhân vụ cháy tại một công ty kinh doanh phân bón gây thiệt hại lớn về kinh tế. Sáng 27/1, Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ cháy lớn tại Công ty CP kinh doanh phân bón Việt Hoa NB có trụ sở...

HLV Man Utd thà cho trợ lý U70 vào sân còn hơn dùng Rashford

Marcus Rashford bị gạt ra khỏi đội hình của Man Utd trong 11 trận liên tiếp dưới thời huấn luyện viên Ruben Amorim. Nhà cầm quân người Bồ Đào Nha mới đây khẳng định thái độ cứng rắn đối với ngôi sao mang áo số 10 của "Quỷ đỏ"."Lý do luôn là tập luyện. Tôi nhìn các cầu...

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều...

Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Đó là khẳng định ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết