Trang chủDestinationsBình ThuậnKhai thác giá trị văn hóa Chăm phục vụ du lịch Bình...

Khai thác giá trị văn hóa Chăm phục vụ du lịch Bình Thuận


Bình Thuận là vùng đất có nền văn hóa đặc sắc và đa dạng tập hợp của nhiều dân tộc cùng sinh sống. Một trong số các dân tộc gây được ấn tượng nhờ các giá trị văn hóa đặc sắc đó chính là cộng đồng người Chăm.

Bình Thuận hiện có hơn 40.000 người Chăm sinh sống rải rác từ các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh. Nền văn hóa Chăm là sự phản ánh trung thực về diện mạo một dân tộc, bao gồm các mặt vật chất, tinh thần như: Đạo đức, pháp quyền, tôn giáo tín ngưỡng và các hình thái nghệ thuật, mà nổi bật là các điệu múa, âm nhạc, kiến trúc điêu khắc… Bên cạnh tạo điều kiện cho cộng đồng người Chăm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và Lễ hội Katê trên tháp Po Sah Inư thu hút đông đảo người dân và du khách đến đây nghiên cứu, vui chơi thưởng thức văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm, đặc biệt vừa qua, ngày 4/4/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội truyền thống Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài lễ hội Katê, người Chăm còn có nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc như: Tết Ramưwan, Rijanưgar… và nhiều loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc dân gian được lưu giữ, phục dựng tạo nên sắc thái riêng biệt, độc đáo của văn hóa Chăm. Hiện các di tích được bảo tồn và phát huy giá trị, góp phần phục vụ đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh tín ngưỡng của người Chăm, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham quan, thưởng ngoạn của du khách trong và ngoài nước khi đến Bình Thuận. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Chăm luôn được quan tâm đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa đa sắc màu của Bình Thuận, thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh nhà.

cham.jpg.jpg
Nghi thức rước y trang và sắc phong lên tháp Po Sah Inư trong Lễ hội Katê. Ảnh: N. Lân

Trong thời gian qua, Bình Thuận đã và đang có kế hoạch khôi phục lại một số nghề truyền thống, phục dựng lại lễ hội dân gian, tôn tạo các khu di tích lịch sử – văn hóa của dân tộc Chăm, tổ chức những hoạt động du lịch cộng đồng, như: đền thờ Po Klaong Mơnai, kho mở Hoàng tộc Chăm (bà Nguyễn Thị Thềm) và đền thờ Po Anit (Bắc Bình), tháp Po Sah Inư (Phan Thiết), tháp Po Dam (Tuy Phong)… đã được trùng tu, tôn tạo. Nhiều di tích được phát hiện, khai quật và lưu giữ. Các lễ hội dân gian có quy mô lớn như lễ hội Katê đã được phục dựng thành công tại tháp Po Sah Inư đưa vào hoạt động hàng năm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Các loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc dân gian Chăm: Các hoạt động về nghiên cứu, khai thác phát triển các tác phẩm về nghệ thuật Chăm đều được khuyến khích sáng tạo, như: “Lửa tình yêu’’, “Khát vọng sinh tồn’’, “Tình yêu làng gốm”, “Huyền thoại Po Sah Inư”, “Vui hội Katê’’, “Âm vang cội nguồn”, liên hoan tiếng hát dân ca Chăm và trình diễn trang phục truyền thống, hội thi Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Chăm nhằm kích thích thu hút nghệ nhân nhiều lứa tuổi tham gia. Giới thiệu ẩm thực đặc trưng Chăm, Hội thi nắn bánh gừng truyền thống, Hội thi viết chữ Chăm nhanh và đẹp, biểu diễn chương trình văn nghệ dân gian nguyên gốc, phục dựng các lễ hội dân gian như Lễ hội Katê, Lễ hội Đạp lửa (Rija Inưgar) trong dịp Katê, huy động được nhiều vị nhân sĩ trí thức, chức sắc đạo giáo và nhân dân địa phương tham gia và thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Chương trình phát thanh và truyền hình tiếng Chăm của tỉnh đã phát sóng, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng người Chăm về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo tinh thần Nghị quyết 04/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận.

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Chăm mới là những kết quả bước đầu, để bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm một cách lâu bền và đúng hướng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, cộng đồng người Chăm và nhất là nhân sĩ trí thức Chăm tiếp tục thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng, coi trọng giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm, góp phần xây dựng, làm phong phú, đa dạng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, để phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa Chăm cần có chiến lược bảo tồn, khai thác, phát triển phù hợp. Ngành du lịch tỉnh nhà cần lựa chọn sản phẩm du lịch trên cơ sở đề cao giá trị di sản văn hóa Chăm. Sản phẩm du lịch cần tôn trọng tính đa dạng, phong phú, đặc thù của văn hóa Chăm. Mặt khác phải nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích và phát huy vai trò, trách nhiệm gắn với giữ gìn văn hóa cộng đồng người Chăm trong phát triển du lịch. Xây dựng nội dung và điểm đến, gắn với việc quảng bá về các di tích, di sản văn hóa Chăm. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ hướng dẫn nhằm phục vụ phát triển du lịch tại các di tích trên. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại các di tích, di sản văn hóa Chăm góp phần vào việc khai thác, phát triển du lịch bền vững tại các di tích trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Trong thời gian tới, Bình Thuận đã và đang có kế hoạch khôi phục lại một số nghề truyền thống, phục dựng lại lễ hội dân gian, tôn tạo các khu di tích lịch sử – văn hóa, trong đó có văn hóa Chăm, tổ chức những hoạt động du lịch cộng đồng, vận động nhân dân giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo môi trường văn hóa lành mạnh. Những động thái này bước đầu đã cho thấy tỉnh nhà luôn quan tâm khai thác, phát huy thế mạnh giá trị văn hóa các dân tộc trong phát triển kinh tế – xã hội nói chung, du lịch nói riêng, để Bình Thuận thật sự trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng Khu du lịch Cổ Thạch

Theo đó, Khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong được quy hoạch trên diện tích hơn 1.036 ha. Đây là khu du lịch phát triển các loại hình như du lịch, thương mại, dịch vụ, dân cư…, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực ven biển Cổ Thạch - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. ...

Lễ hội cầu Ngư, hoạt động tín ngưỡng giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, giữ biển

Đại lễ cầu ngư chính được các làng chài ven biển Việt Nam tổ chức vào mỗi dịp tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội thể hiện niềm tin của những ngư dân vào sự hiển linh của loài cá Ông (cá Voi). Mời cả nhà cùng chiêm ngưỡng Album ảnh "Lễ hội cầu Ngư trên biển" của tác giả Trần Tam Mỹ gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”,...

Lễ hội cầu ngư trên biển

Đại lễ cầu ngư chính được các làng chài ven biển Việt Nam tổ chức vào mỗi dịp tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội thể hiện niềm tin của những ngư dân  vào sự hiển linh của loài cá Ông. Ngư dân vạn chài cho rằng loài cá Voi chính là vị Thần biển cả đã cứu trợ họ, giúp đỡ họ trong những chuyến đi biển đầy nguy hiểm. Lễ hội là nét đẹp văn...

Một thoáng làng chài Cửa Sứt

Từ quốc lộ 1A men theo chân núi Tàu phủ đầy hoa bằng lăng tím về hướng đông với quãng đường không xa lắm, ta bắt gặp làng chài nhỏ có khoảng 90 hộ dân với hơn 500 khẩu nằm bên eo biển nước xanh trong. Người dân làng chài nơi đây sống chủ yếu với nghề đánh bắt cá ven bờ bằng thuyền công suất nhỏ và thuyền thúng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàm Thuận Nam: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

BTO-Ngày 29/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hàm Thuận Nam tổ chức họp đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam Nguyễn Văn Phúc chủ trì cuộc họp. UBND huyện Hàm Thuận Nam đã tiến hành đánh giá, phân hạng 5 sản phẩm. Trong đó, có 3 sản phẩm mới là dưa lưới của chủ thể Thanh Tùng Farm ở thôn Phú Sung, xã Hàm Cường;...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Khi...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Thách thức với sản phẩm...

Phan Thiết: Công nhận thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

UBND TP. Phan Thiết vừa tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao trên địa bàn thành phố. Theo đó, lãnh đạo Phòng Kinh tế đã công bố quyết định công nhận của UBND thành phố về 7 sản phẩm (OCOP) đạt 3 sao của 3 chủ thể, gồm: Nước mắm lú Bà Hai MS40A và COOP SELECT nước mắm lú - Công ty TNHH...

Đức Linh:Có thêm 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

BTO-Huyện Đức Linh vừa công nhận thêm 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện đợt 1 năm 2024. Căn cứ kết quả Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đức Linh vừa tổ chức, có thêm 10 sản phẩm được UBND huyện công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024 (đợt 1) gồm có: Gốm sứ gia dụng Tuhu của Công ty TNHH Tuhu; Bánh tráng Đỗ Gia...

Bài đọc nhiều

Thách thức  dưới sức nóng của thời tiết

Kết thúc ly 25 km nữ, là lộ trình diễu hành và thi đấu nam với cự ly 65km cùng điểm xuất phát nhưng chiến thắng ở cự ly này dành cho lứa tuổi 18 - 40 thuộc về cua rơ Nguyễn Thanh Vũ (Cty xây dựng Bảo Thịnh), nhì thuộc về cua rơ Nguyễn Hoàng Sang (CLB xe đạp Khang Thịnh, Bình Thuận), giải ba thuộc về cua rơ Lê Trần Nguyên Tuyển (CLB xe đạp Khang...

Mì ăn liền Việt Nam được nới lỏng quy định xuất khẩu sang EU

Từ ngày 27/6, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Thương vụ Việt Nam tại Bỉ cho...

Gia tăng bệnh lao và lao kháng thuốc

Số bệnh nhân lao, lao kháng thuốc tại Bình Thuận điều tăng. Chi phí điều trị bệnh lao vượt quá thu nhập hàng năm của cả gia đình, một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống cho gia đình người bệnh cũng như xã hội. Nguy cơ bùng phátBáo...

Lễ cầu an “Tả tài phán” ở Sông Lũy

BT- Bắc Bình là huyện có đông đồng bào Hoa, Tày, Nùng sinh sống tập trung ở hai xã Sông Lũy và Hải Ninh. Theo phong tục, tập quán lâu đời của bà con người Hoa, Tày, Nùng, cứ 5 năm bà con luân phiên tổ chức lễ cầu an ở mỗi địa phương...

Cùng chuyên mục

Bắt Nguyễn Thị Chuyền để điều tra hành vi lừa đảo

Ngày 16/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tánh Linh đã thi hành lệnh bắt bị can đối với Nguyễn Thị Chuyền (SN 1990, ngụ thôn 2 xã Đồng Kho, Tánh Linh) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Công an huyện...

Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, tinh gọn, sắp xếp giảm đầu mối bên trong của từng tổ chức, giảm tối đa cấp trung gian bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. ...

Tắm biển, một người bị đuối nước thương tâm

Khoảng 5 giờ 15 phút sáng nay (17/8), ông N.Đ.Đ.N ( SN 1966, trú thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc) trong lúc tắm biển tại khu vực bãi đá Ông địa, thuộc phường Phú Hài, TP. Phan Thiết thì bị đuối nước. Phát hiện sự việc, người dân đang tắm biển ở đây đã lao ra  cứu đưa nạn nhân lên bờ thực hiện các biện pháp sơ cứu. Tuy nhiên nạn nhân đã tử vong...

Khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

Tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại Bình Thuận hiện nay đang gia tăng. Trong đó, số ca tử vong nghi do bệnh này tại La Gi cao nhất tỉnh. Bởi cộng đồng đang tồn tại nhiều trường hợp người lành mang vi rút gây bệnh TCM. Bệnh tay...

Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận bàn giao công trình văn hóa, thể thao

BTO-Sáng 15/8, Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận phối hợp Chi hội Tin Lành Mũi Né khánh thành và bàn giao công trình văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời trong khuôn viên Nhà thờ Tin Lành Mũi Né. Công trình gồm các hạng mục, công cụ, thiết bị hỗ trợ...

Mới nhất

Đường sắt tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Tối 20.1, Công đoàn ngành Đường sắt đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm - Long Biên, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, người lao động mỗi dịp...

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa...

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ...

Mới nhất