Trang chủDestinationsHà NộiKhai mạc Tuần lễ văn hóa

Khai mạc Tuần lễ văn hóa


(HNMO) – Tối 19-5, tại khu Resort Ba Bể, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức sự kiện “Tuần văn hóa – du lịch Bắc Kạn” gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023.

Đến dự có lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Kạn, Tổng cục Du lịch và đại diện các cơ quan quản lý du lịch: Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng. Đại biểu Hiệp hội Du lịch tham gia Đoàn famtrip đến từ các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Sơn La, Yên Bái.

Chương trình biểu diễn tại lễ khai mạc. Ảnh: Đăng Bách

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Hưng cho biết, trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn xác định ngành Du lịch có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tỉnh Bắc Kạn cũng đã dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch như các tuyến đường giao thông kết nối đến di tích quốc gia đặc biệt hồ Ba Bể và ATK Chợ Đồn.

Hiện nay, du lịch Bắc Kạn đang xây dựng thương hiệu “Bắc Kạn – Điểm đến hấp dẫn và thân thiện” trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Qua thống kê, tổng lượt khách du lịch đến Bắc Kạn năm 2022 đạt 461 nghìn lượt, tổng doanh thu hoạt động du lịch đạt 441 tỷ đồng. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến với Bắc Kạn đã đạt 477 nghìn lượt, với tổng thu từ khách du lịch đạt trên 450 tỷ đồng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch Bắc Kạn sau thời gian phục hồi trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

“Để du lịch Bắc Kạn ngày càng phát triển, trong thời gian tới tỉnh Bắc Kạn sẽ tăng cường hoạt động quảng bá, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, mở ra hướng đi mới để đánh thức, khai thác mạnh mẽ hơn nữa tiềm năng du lịch của tỉnh. Đặc biệt là củng cố và xây dựng tốt hơn hình ảnh “Người Bắc Kạn hiếu khách, văn minh, lịch thiệp”, tạo điều kiện mở rộng giao lưu, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống, đưa hình ảnh con người và vùng đất Bắc Kạn đến gần hơn với du khách trong nước và bạn bè quốc tế”, ông Phạm Duy Hưng bày tỏ.

Giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Đăng Bách

“Tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Kạn” gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023 có nhiều hoạt động phong phú. Du khách sẽ được tham quan trải nghiệm không gian di tích quốc gia đặc biệt – danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, thưởng thức các món ẩm thực dân tộc độc đáo cùng các các mặt hàng nông sản OCOP của địa phương, trải nghiệm cánh đồng bí xanh thơm đặc trưng tại xã Yến Dương và xã Địa Linh của huyện Ba Bể, trải nghiệm không gian văn hóa dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao của tỉnh Bắc Kạn…

Thông qua các hoạt động trong “Tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Kạn” gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023 lần này, tỉnh Bắc Kạn mong muốn kết hợp nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại để tạo nên chuỗi các hoạt động nổi bật, qua đó giới thiệu, quảng bá mạnh mẽ các giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh, quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư và để khởi động mùa du lịch Bắc Kạn năm 2023 với các chuỗi sự kiện văn hóa – du lịch đa dạng, phong phú diễn ra từ tháng 5 cho đến tháng 12-2023.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cảnh đẹp Việt Nam trong MV ngoại

10 triệu lượt người xem, gần 40.000 lượt thích là những con số khán giả tương tác với MV "Stay with me" của nhóm nhạc Canada The Moffatts ...

Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ "xuống đồng" lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng Tồng, mỗi xã chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh chưng gói dài giống bánh tét...

Làm gì để đón 23 triệu khách quốc tế?

Năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu khách quốc tế - một con số vượt trội và đòi hỏi một hệ sinh thái du lịch phải thay đổi toàn diện. Điều này không chỉ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch mà còn phản ánh tiềm năng và sức hút của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, theo...

Quảng Nam đón lượng khách tăng kỷ lục 5 ngày Tết

(NLĐO) – Từ ngày 26 tháng Chạp đến ngày Mùng 2 Tết, tỉnh Quảng Nam đón 255.000 lượt khách tham quan, lưu trú, tăng đến 78% so với cùng kỳ. ...

Khách Tây đến ngôi chùa nổi tiếng nhất Hạ Long

TPO - Đến TP Hạ Long vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều vị khách nước ngoài hòa mình cùng văn hóa người Việt khi đến chùa chiêm bái và xin chữ đầu năm. 30/01/2025 | 13:21 TPO - Đến TP Hạ Long vào dịp Tết Nguyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản chất lượng cao, thân thiện với môi trường; sản phẩm OCOP và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống từ các huyện, thị xã trên địa bàn...

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

Chiều 25-10, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”. Theo đó, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, từ ngày 31-10 đến ngày 4-11-2024, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên diễn ra triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Quy mô triển lãm...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ. Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng...

Bài đọc nhiều

157 tác phẩm vào Chung khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII-2022

(HNMO) - Chiều 2-6, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí quốc gia khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII-2022. Hội đồng sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII đã tuyển chọn...

Thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 10 tỷ đồng làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên

(HNMO) – Sáng 13-5, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến ủng hộ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên. ...

Quảng bá vải thiều Thanh Hà xuất khẩu đến với người dân Hà Nội

(HNMO) - Ngày 10-6, tại Công ty thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam, Sở Công Thương Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã khai trương điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm vải thiều Thanh...

Chờ “mưa vàng” từ môn vật, lặn

(HNMO) - Hôm nay, 14-5, Đoàn thể thao Việt Nam tiếp tục tham gia thi đấu ở chung kết các môn thể thao thế mạnh như vật, lặn, đấu kiếm, cờ tướng, quần vợt, võ gậy… Trong đó, các môn như aerobic, lặn,...

Thu giữ hơn 10.000 m2 tấm lợp lấy sáng Polycarbonate trị giá gần 1,9 tỷ đồng

(HNMO) – Ngày 7-4, Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vừa phát hiện và thu giữ tại 2 Chi nhánh của Công ty TNHH Đầu tư phát triển xây dựng ANT trên 10.000 m2 tấm lợp...

Cùng chuyên mục

Làng nghề trong mô hình du lịch ngày nay

Làng nghề, những di sản văn hóa quý báu, ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa việc bảo tồn nét đẹp truyền thống và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách hiện đại đã tạo nên một mô hình du lịch độc đáo và đầy sức sống. Mỗi làng nghề đều mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, từ kỹ thuật sản xuất thủ...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Mới nhất

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. ...

Ngành hàng thiết bị vệ sinh Viglacera: Những nỗ lực bứt tốc – Tổng công ty Viglacera

Gần 150 đại diện cho các Nhà phân phối tiêu biểu trên toàn quốc của ngành hàng sứ vệ sinh và sen vòi Viglacera đã dành nhiều thời gian đến tham quan tìm hiểu các nhà máy sản xuất, “mục sở thị” các dòng sản phẩm mới nhất cùng hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại hàng...

Hàng nghìn du khách về với hội Lim Xuân Ất Tỵ

(CLO) Hội Lim là lễ hội truyền thống của 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du,...

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Mới nhất