Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn...

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

(Tổ Quốc) – Tối 16/11, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam.

Tham dự lễ Khai mạc có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố tham dự Tuần Đại đoàn kết dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại Lễ Khai mạc

Phát biểu khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết: Với 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo, tạo nên bản sắc của mỗi cộng đồng dân tộc. Đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất, con người hay địa phương, mà còn là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần làm nên sự phong phú, thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Những giá trị tiến bộ, nhân văn được kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần hướng tới một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, những giá trị văn hóa truyền thống đó tạo nên sức mạnh kết nối, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là một trong những trụ cột quan trọng để xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Theo Thứ trưởng, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024 với phương châm “Để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình sẽ mang đến một bầu không khí vui tươi, đoàn kết, với nhiều hoạt động như: tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, không gian văn hóa, tái hiện các lễ hội độc đáo của các dân tộc, các tiết mục dân ca, dân vũ đặc sắc, trình diễn trang phục dân tộc, thi đấu các môn thể thao truyền thống; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, trình diễn nghệ thuật, nghề truyền thống, triển lãm văn hóa.

Đặc biệt là việc tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then- đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái – một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại – với hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng tham gia biểu diễn, giới thiệu nghệ thuật hát then, đàn tính; trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa, trình diễn nghề dệt, nghề chế tác đàn tính, giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc sắc của các địa phương. Thông qua các hoạt động ý nghĩa này, các nghệ nhân, diễn viên và công chúng được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với phát triển du lịch bền vững, góp phần thiết thực quảng bá, giới thiệu những giá trị cao đẹp của đất nước, con người Việt Nam đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 2.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng quà các nghệ nhân tham gia Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

“Với chuỗi hoạt động phong phú, đa sắc màu không gian văn hóa, nghệ thuật, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” và Liên hoan nghệ thuật hát Then- đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII sẽ mang lại những trải nghiệm quý báu đối với nhân dân và du khách, góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu văn hóa dân tộc và tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, để những giá trị văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam luôn tiếp nối, trao truyền cho thế hệ mai sau; thông qua đó góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc để nhân lên khát vọng và nỗ lực nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Những giá trị văn hóa truyền thống được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta sẽ là điểm tựa vững chắc để Việt Nam vững tin bước vào “Kỷ nguyên mới- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như thông điệp của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu ra tại Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua”- Thứ trưởng khẳng định.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ Khai mạc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam đã không ngừng được vun đắp qua các thế hệ, với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã và Tổ quốc. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt và chăm lo cho sự nghiệp phát triển văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng việc ban hành thực hiện nhiều chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả. Nhờ đó, nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn, các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa bảo tồn và phát huy.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 3.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, giữ vững ổn định chính trị. xã hội. Đặc biệt là truyền thống tốt đẹp tương thân tương ái thương người như thể thương thân của dân tộc càng được phát huy mạnh mẽ thể hiện rõ nét trong những lúc khó khăn, thử thách như dịch Covid- 19 hay trong phòng, chống và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Phó Thủ tướng cho rằng, Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam và Liên hoan nghệ thuật hát Then- đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ 7 năm 2024 là dịp để chúng ta tiếp tục tôn vinh giới thiệu quảng bá những nét đẹp giá trị của văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, biểu dương các tấm gương tiêu biểu từ đồng bào các dân tộc trong cả nước, thiết thực chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, đồng thời tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ những giá trị nhân văn, tinh thần đại đoàn kết, truyền thống tương thân tương ái và tình yêu quê hương đất nước của dân tộc Việt Nam.

Phó Thủ tướng khẳng định, trong giai đoạn phát triển mới, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định: khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển, lấy giá trị văn hóa con người Việt Nam là nền tảng sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 4.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 5.

“Với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc, những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc sẽ tiếp tục được xây dựng gìn giữ và phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại Lễ Khai mạc, khán giả cũng được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề Việt Nam- Kỷ nguyên vươn mình. Chương trình gồm 4 chương: Lời cây đàn Tính; Di sản hội tụ tỏa sáng; Chung một niềm tin và Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ở chương I, Lời cây đàn Tính, những tiết mục nghệ thuật giới thiệu, quảng bá những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc đến bạn bè trong nước và quốc tế; đồng thời tôn vinh một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc Tày, Nùng, Thái; góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy, phát triển và không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới trong thời kỳ phát triển bền vững đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, qua đó giới thiệu tới nhân dân và du khách về giá trị di sản văn hóa Việt Nam nói chung, về loại hình nghệ thuật hát Then, đàn Tính của các địa phương nói riêng….

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 6.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

Chương II gồm những tiết mục diễn xướng dân gian, điệu múa, bài hát, giai điệu mang đậm nét văn hóa các dân tộc gắn liền di sản diễn tả đời sống lao động, xen lẫn văn hóa tín ngưỡng của một số địa phương. Âm nhạc diễn tả không gian tưng bừng của ngày hội, lần lượt thể hiện các bản nhạc dân ca của các dân tộc như: Thái, H’mông, Tày, Nùng, Dao, Lô Lô, Cao Lan… Đi dọc theo chiều dài đất nước đến miền Trung, như Chăm, Khơ me, các dân tộc Tây Nguyên, Nam Bộ… như một bức tranh toàn cảnh đa sắc của dân tộc Việt Nam … Các tiết mục múa, thời trang lần lượt thể hiện bức tranh đa sắc thông qua trang phục các dân tộc Việt Nam góp phần khắc họa bức tranh tổng thể như muốn nói lên sự đoàn kết giữa các dân tộc Việt để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong bản sắc văn hóa Việt.

Chương III, Chung một niềm tin mang thông điệp, mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân tộc Việt Nam đều thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Truyền thống đoàn kết là sức mạnh đưa dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn. Cứ qua mỗi hiểm cảnh, nghĩa đồng bào sẽ ở lại. Nó được hun đúc thêm, vun bồi thêm để người Việt chở che nhau vượt qua muôn trùng gian khó của thiên tai, địch họa.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

Chương IV, phần kết của chương trình sử dụng âm nhạc và hình thức diễn xướng đại diện tất cả các vùng miền trải dài từ Bắc vào Nam, được kết nối liên hoàn liền mạch nhằm thể hiện tình đoàn kết của Đại gia đình các dân tộc Việt Nam, trong đó mỗi dân tộc được tôn vinh và tỏa sáng.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 diễn ra từ ngày 15/11/2024 đến ngày 24/11/2024 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của gần 1000 nghệ nhân, diễn viên, đồng bào các dân tộc, với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Chương trình khai mạc; Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam; Sắc màu văn hóa lễ hội; Trình diễn, giao lưu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc…/.



Nguồn: https://toquoc.vn/khai-mac-tuan-dai-doan-ket-cac-dan-toc-di-san-van-hoa-viet-nam-20241116215729502.htm

Cùng chủ đề

Hát sắc bùa Quảng Bình được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

(Tổ Quốc) - Ngày 11/12, tin từ Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho hay: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Hát sắc bùa - thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian - của Tp. Đồng Hới và...

Ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận

(Tổ Quốc) - Tiếp nối các sự kiện ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới, tối 7.12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận, CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã...

Phú Yên sắp xếp, tinh gọn nhiều đầu mối, đơn vị

(NLĐO) - Theo phương án sắp xếp, Đảng bộ tỉnh Phú Yên sẽ giảm 1 cơ quan tham mưu, khối UBND tỉnh sẽ giảm 5 cơ quan chuyên môn ...

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đôi khi việc xử lý các vấn đề thuộc về di sản còn mang tính một chiều hơn là cuộc đối thoại đa chiều.

Cần một đối thoại đa chiều

Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đôi khi việc xử lý các vấn đề thuộc về di sản còn mang tính một chiều hơn là cuộc đối thoại đa chiều.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội An tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc phục vụ người dân và du khách

(Tổ Quốc) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức nhiều hoạt động văn hóa-nghệ thuật, vui chơi-giải trí sôi nổi, phục vụ nhân dân và du khách du xuân. ...

Khánh Hòa liên tục đón khách quốc tế bằng tàu biển

(Tổ Quốc) - Du thuyền Norwegian Spirit chở 1.200 khách quốc tế cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, trong hành trình du lịch Việt Nam, sáng 24/1. ...

Sun World Ba Na Hills hứa hẹn hút khách dịp Tết Ất Tỵ với lễ hội hoa 2025

(Tổ Quốc) - Dịp Tết Ất Tỵ 2025, nếu như Sun World Ba Na Hills đem đến một Lễ hội hoa rực rỡ cùng vô vàn trải nghiệm Tết vừa cổ truyền, vừa hiện đại, những góc check in độc nhất vô nhị và những sự kiện giải trí mang không...

Hoa Tớ dày nhuộm hồng bản làng Mù Cang Chải

(Tổ Quốc) - Yên Bái những ngày tháng 1, hoa tớ dày bắt đầu bung nở, thêm sức sống cho mùa đông Mù Cang Chải dịp Tết. ...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 23/01/2025

(Tổ Quốc) - Ra mắt Dự án 'Nét Việt Nam' - Hành trình khám phá di sản văn hóa dân tộc của Gen Z; Công bố danh sách rút gọn ở các hạng mục tại Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2024; Hà Nội: Rà soát các sản phẩm du...

Bài đọc nhiều

Chủ tịch Đặng Gia Bena công bố Chung kết Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2025 tại Hưng Yên, tân hoa hậu sẽ nhận...

(CLO) Chủ tịch Miss Vietnam Business Đặng Gia Bena chính thức công bố chiếc vương miện quyền lực dành cho Tân Hoa hậu Doanh Nhân Việt Nam 2025. Bên cạnh đó, Chủ tịch Đặng Gia Bena kết hợp cùng “Người con đạo hiếu” Ngọc Sơn sẽ trao tặng một căn hộ...

Xem trực tiếp sự kiện Apple ra mắt iPhone 16 ở đâu, khi nào?

Người dùng quan tâm có thể theo dõi trực tiếp sự kiện qua kênh chính thức của “nhà táo” trên nền tảng YouTube hoặc truy cập trang chủ của Apple để xem livestream từ trụ sở Cupertino, California. Tại sự kiện lần này, Apple dự kiến giới thiệu 4 mẫu iPhone mới: iPhone 16, iPhone 16 Plus, iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max. Ngoài ra, còn có Apple Watch mới, có thể với tên gọi Apple Watch Series...

“Xuân quê hương 2025” rộn ràng với cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia tổ chức chương trình gặp gỡ “Xuân quê hương 2025” nhằm gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong không khí náo nức của những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc, tối 17/1, tại thủ đô Phnom Penh, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình gặp gỡ “Xuân quê...

Viettel đấu giá được ‘băng tần vàng’ 5G, 3 ngày chặn 5.400 điện thoại ‘cục gạch’

Viettel đấu giá được “băng tần vàng” 5G Tối 8/3, Viettel thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500-2600 MHz trong vòng 15 năm tới. <!-- ><!--><!-- ><!--> Việc trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để triển khai mạng di động 5G là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của...

Viettel nâng băng thông dịch vụ Internet cáp quang lên tới 50%

Tháng 10/2024, Viettel triển khai nâng băng thông lên tới 50% với mức giá không đổi cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet cáp quang. Đây là lần thứ tư nhà mạng nâng băng thông miễn phí cho khách hàng từ năm 2019 đến nay. Cụ thể, các khách hàng đang sử dụng gói cước băng thông 80Mbps -100 Mbps sẽ được nâng lên 150 Mbps; 120Mbps -180Mbps sẽ được nâng lên 1,5 lần tương ứng. Các khách...

Cùng chuyên mục

Cháy dữ dội xưởng gỗ ở Thủ Đức, bộ đội giúp dập lửa, di dời tài sản

Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Ngày 24-1, Công an TP Thủ Đức (TP HCM) đang điều tra vụ một xưởng gỗ bị cháy dữ dội. Hiện trường vụ...

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. Theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước, trong dịp Tết Nguyên đán...

Cảnh sát giao thông Đà Nẵng ra đường ‘tiếp sức’ người về quê

Những ngày này, người dân về quê đón Tết hoặc người lao động khi đi ngang qua tuyến quốc lộ 14B (Đà Nẵng) sẽ gặp một điểm hỗ trợ của lực lượng cảnh sát giao thông Đà Nẵng. Theo trung tá Trung, trong ngày...

Sau ngày làm việc cuối năm, đông nghịt người dân rời TPHCM về quê đón Tết

TPO - Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), kết thúc ngày làm việc cuối trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, người dân bắt đầu rời TPHCM để về quê. Các bến xe, khu vực cửa ngõ ở thành phố tấp nập người và phương tiện. 24/01/2025 | 19:01 ...

Giới trẻ Hà Nội ùn ùn đi sắm Tết, phố phường đông vui đến khuya

Nhiều người trẻ ở Hà Nội đi sắm Tết sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng. Các tuyến phố đông đúc từ chiều đến đêm, nhiều cửa hàng trong tình trạng quá tải. ...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất