Trang chủNewsThời sựKhai mạc phiên họp thứ 34 của Ủy ban thường vụ Quốc...

Khai mạc phiên họp thứ 34 của Ủy ban thường vụ Quốc hội


Cho ý kiến 16 nội dung quan trọng

Sáng 11/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV khai mạc phiên họp thứ 34.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp thứ 34 (phiên họp thường kỳ tháng 6/2024) giữa hai đợt của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Phiên họp dự kiến sẽ làm việc trong 3 ngày nhằm xem xét, cho ý kiến đối với 16 nội dung, bao gồm xem xét, cho ý kiến đối với 8 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua đợt 2 của Kỳ họp và 5 nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đợt 1 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Kỳ họp được cử tri và nhân dân rất quan tâm, theo dõi; công tác nhân sự đã được tiến hành kịp thời, đúng quy định, quy trình.

Tiêu điểm - Khai mạc phiên họp thứ 34 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, các cơ quan của Chính phủ, các bộ ngành, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trách nhiệm cao, nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, công tác phối hợp kịp thời, hiệu quả hơn. Đặc biệt tình trạng gửi tài liệu chậm của kỳ họp đã cơ bản được khắc phục. Không khí thảo luận ở hội trường, ở các Tổ và Phiên chất vấn sôi nổi, dân chủ, trọng tâm, ngắn gọn, nhiều đại biểu được phát biểu, nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực, trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao.

Cũng tại đợt 1 của kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã hoàn thành việc thảo luận cho ý kiến đối với 10 dự án luật, 06 dự thảo nghị quyết; thông qua 2 Nghị quyết với tỷ lệ biểu quyết đồng thuận cao (Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại phiên họp thứ 34 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung cho ý kiến đối với những dự án, dự thảo có nhiều nội dung lớn, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 08 dự thảo luật gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Cho ý kiến 03 dự thảo Nghị quyết gồm: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Báo cáo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ và thể hiện quan điểm rõ ràng dự án, dự thảo đã bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại đợt 2, nhất là những dự án có tác động lớn như Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và các dự án, dự thảo dự kiến trình Quốc hội thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp (như: Quy hoạch không gian biển quốc gia; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); các nghị quyết thí điểm chính sách đặc thù cho tỉnh Nghệ An, thành phố Đà Nẵng).

Tiêu điểm - Khai mạc phiên họp thứ 34 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Hình 2).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và 02 dự án luật, nghị quyết được Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, đó là: Dự án luật sửa 4 luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng) và Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, dự án luật sửa 4 luật và việc giảm thuế giá trị gia tăng là những nội dung cấp thiết; Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí và ủng hộ trình Quốc hội thông qua để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định 2 nội dung theo thẩm quyền gồm: Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2023.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ trì nội dung tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, báo cáo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề cần xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ quan điểm, đề xuất cụ thể phương án và nội dung chỉnh sửa, làm cơ sở cho các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, đầy đủ, thấu đáo, để tổng hợp báo cáo, xin ý kiến đại biểu Quốc hội xem xét thông qua tại đợt 2 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tới đây.





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/khai-mac-phien-hop-thu-34-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-a667810.html

Cùng chủ đề

Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho thị trường thịt bò của Brazil

(Dân trí) - Việt Nam và Brazil tiếp tục nâng tầm và cụ thể hóa hơn nữa khuôn khổ Đối tác Chiến lược, đưa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực lên một tầm cao mới, đáp ứng tiềm năng và nhu cầu phát triển của hai nước. Ngày 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục nâng tầm và cụ thể...

Đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh thành, 52 tỉnh thành sáp nhập theo 6 tiêu chí

Tại tờ trình dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất giữ nguyên 11 đơn vị cấp tỉnh, còn 52 đơn vị thuộc diện sắp xếp. Bộ Nội vụ vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Theo dự thảo Nghị quyết này, tiêu chí sắp xếp đối với đơn...

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Làm rõ khái niệm hóa chất cần kiểm soát đặc biệt Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã bám sát mục tiêu, quan điểm, chính sách xây dựng Luật và Thông báo kết luận của Ủy ban...

Những đột phá trong lĩnh vực lập pháp khẳng định sự đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật

Ngày 25/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ khóa XV để thảo luận, góp ý kiến về các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. ...

Kỳ họp thứ 9 mang tính lịch sử đối với đất nước

(NLĐO) - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Kỳ họp Quốc hội thứ 9 khoá XV diễn ra vào tháng 5 tới đây có ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử đối với đất nước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Điều ước đầu năm mới của tay vợt nữ số một Việt Nam Nguyễn Thùy Linh

(Dân trí) - Sau những ngày nghỉ quý giá bên gia đình dịp Tết cổ truyền, tay vợt nữ cầu lông số một Việt Nam đặt mục tiêu cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng thế giới và hướng đến SEA Games với phong độ cao nhất. "Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể mọi người đã quan tâm và ủng hộ tôi trong thời gian qua. Nhân dịp năm mới kính chúc độc giả Dân trí...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu các tiêu chí trong chuyển đổi xanh

Sáng ngày 8/6, trong khuổn khổ các hoạt động của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) 2023, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục tham dự và là diễn giả chính phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” do Bộ trưởng Bộ trưởng An ninh năng lượng và trung hoà carbon Anh chủ trì.

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác vì lợi ích nhân dân hai nước

Chiều 25.10, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc, thượng tướng Trương Hựu Hiệp, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng được gặp lại Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc Trương Hựu Hiệp, khẳng định VN và Trung Quốc là láng giềng núi liền núi, sông liền sông; có tình hữu nghị truyền thống "vừa là đồng chí, vừa là...

Liên tiếp bắt 5 vụ và 13 người mua bán, sử dụng ma tuý ở Thanh Hoá

Ngày 24/11, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, từ 30/10 đến nay, Công an thị xã Bỉm Sơn liên tiếp phát hiện, bắt giữ 5 vụ, 13 người mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.Điển hình, khoảng 12h ngày 30/10, qua công tác nắm tình hình Công an thị xã Bỉm Sơn phát hiện, bắt quả tang 2 người là Đặng Trung Thành (sinh năm 1973 ở phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm...

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có tính lịch sử, tạo thuận lợi mới, cơ hội mới, thời cơ mới để phát triển KTXH và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

HSG: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 06 tháng NĐTC 2024 – 2025 đạt 371 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố báo...

Mới nhất