Trang chủNewsThời sự“Khách sộp” của dầu Nga sau các đòn trừng phạt của phương...

“Khách sộp” của dầu Nga sau các đòn trừng phạt của phương Tây


Số liệu từ công ty dữ liệu hàng hóa Kpler cho thấy, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Ấn Độ ở mức 67.000 thùng/ngày vào tháng 1/2022, một tháng trước khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.

Con số này bắt đầu tăng lên 136.000 thùng/ngày vào tháng 3/2022, sau đó vọt lên mức 1,12 triệu thùng/ngày vào tháng 6/2022.

Vào thời điểm lệnh cấm vận của EU và mức giá trần của G7 đối với dầu thô của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12, Ấn Độ mua 1,2 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày.

Hồi tháng 5, con số này đạt mức cao nhất mọi thời đại lên 2,15 triệu thùng/ngày, tăng tới 1.500% so với hồi tháng 3/2022, khiến Ấn Độ trở thành khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga.

Lách luật trừng phạt?

Ngay sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine, các nước châu Âu và phương Tây bắt đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu của Moscow nhằm siết chặt nền kinh tế của nước này. Ví dụ, Đức đã đình chỉ khởi động đường ống khí đốt tự nhiên Nord Stream mới, trong khi Canada và Mỹ cấm nhập khẩu dầu thô của Nga.

Khi xung đột kéo dài, các quốc gia này đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga nhằm tiếp tục làm suy yếu tài chính của nước này.

Ngày 5/12/2023, nhóm 7 cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển (G7, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Anh) đã thực thi “giá trần” đối với dầu thô của Nga. Theo đó, các chủ hàng và công ty bảo hiểm phương Tây bị cấm tham gia vào các hoạt động buôn bán dầu của Nga nếu giá giao dịch ở mức trên 60 USD/thùng.

Thế giới - “Khách sộp” của dầu Nga sau các đòn trừng phạt của phương Tây

Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc cũng nổi lên là một khách hàng lớn của dầu Nga sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: NY Times

Các chuyên gia tin rằng việc áp đặt trần giá sẽ làm tê liệt nền kinh tế của Moscow và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài trợ Nga trong trận chiến với Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã phản ứng bằng cách chuyển hơn 90% lượng dầu thô xuất khẩu sang Ấn Độ và Trung Quốc.

Vào tháng 3, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết: “Nếu dầu diesel hoặc xăng mà Ấn Độ xuất khẩu vào châu Âu được sản xuất bằng dầu của Nga, đó chắc chắn là một sự lách luật trừng phạt, và các quốc gia thành viên phải đưa ra giải pháp cho vấn đề này”.

Tuy nhiên, chính quyền Ấn Độ đã bác bỏ ý kiến này, nói rằng dầu diesel mà nước này bán sang châu Âu không thể được coi là “sản phẩm của Nga”.

“Vào thời điểm được tinh chế, nó được trộn lẫn với các loại khác từ Ả Rập Xê-út, Iraq và các nước khác. Vì vậy, hoặc là không cấm, hoặc phải cấm hết tất cả dầu diesel từ Ấn Độ, bởi vì trong một nhà máy lọc dầu, không thể tách các nguồn dầu thô”, ông Viktor Katona, nhà phân tích hàng đầu về dầu thô tại Kpler cho biết.

Cơn sốt nhập khẩu từ châu Âu

Do các biện pháp trừng phạt đối với việc nhập khẩu dầu của Nga không áp dụng cho Ấn Độ, lượng nhiên liệu từ Moscow đã đạt mức cao kỷ lục, chiếm tới 45% tổng lượng nhập khẩu của nước này.

Điều này khiến Ấn Độ không chỉ dễ dàng đáp ứng nhu cầu năng lượng của riêng mình mà còn của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia phương Tây đang phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu.

Từ tháng 12/2022 đến tháng 4/2023, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã xuất khẩu sang châu Âu trung bình khoảng 284.000 thùng dầu mỏ tinh chế mỗi ngày, tăng từ khoảng 170.000 thùng/ngày trong cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Vortex.

Dữ liệu của Anadolu cho thấy, Ấn Độ đã bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm dầu sang một số quốc gia châu Âu hầu như không mua gì từ nước này trước xung đột. Quốc gia này đang nhập khẩu ngày càng nhiều dầu từ Moscow và tinh chế thành nhiên liệu cung cấp cho châu Âu và Mỹ, theo Bloomberg.

Thế giới - “Khách sộp” của dầu Nga sau các đòn trừng phạt của phương Tây (Hình 2).

Ngay sau cuộc xung đột Nga – Ukraine diễn ra vào tháng 2/2022, các quốc gia châu Âu bắt đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu của Moscow với mục tiêu làm tê liệt nền kinh tế nước này. Ảnh: highnorthnews.com

Hà Lan nổi lên là một trong những khách hàng mua dầu diesel lớn nhất của Ấn Độ, với lượng nhập khẩu tăng từ 28.000 thùng/ngày hồi tháng 2/2022 lên 49.200 thùng/ngày trong tháng 5/2023. Tháng 1/2023, quốc gia này đã mua kỷ lục 76.000 thùng diesel mỗi ngày từ Ấn Độ.

Pháp cũng liên tục đẩy mạnh nhập khẩu từ 12.000 thùng/ngày vào tháng 12/2022 lên 37.000 thùng/ngày trong tháng 5/2023.

Đức, quốc gia hầu như không mua sản phẩm dầu nào từ Ấn Độ trong 3 năm trước xung đột, nhưng đã nhập khẩu 8.900 thùng/ngày vào tháng 11/2022 và tăng lên hơn 10.000 thùng/ngày.

Ý, Romania, Bỉ và Tây Ban Nha là những quốc gia châu Âu khác tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Ấn Độ trong 6 tháng qua, kể từ khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu mỏ của Nga có hiệu lực.

Nguyễn Tuyết (Theo Anadolu Agency, Indian Express)





Nguồn

Cùng chủ đề

Tết với người Việt ở châu Âu

Nhà thơ Quynh Iris hay chị Helen là hai trong số nhiều người Việt sinh sống tại Bỉ đang chuẩn bị cho Xuân Ất Tỵ 2025 ở xa quê. ...

Coca-Cola thu hồi toàn bộ sản phẩm ở châu Âu

Toàn bộ sản phẩm của Coca-Cola, bao gồm các thương hiệu làm nên tên tuổi của công ty, đã bị thu hồi tại châu Âu do có nồng độ clorat cao gây nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Ngày 27-1, đơn vị đóng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài trở thành Phó giáo sư trẻ nhất trường

(Dân trí) - TS Dương Hữu Huy, tốt nghiệp tiến sĩ ở Nhật Bản là tân Phó giáo sư trẻ nhất Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024. ­ Năm 2024, Trường Đại học Công Thương TPHCM công nhận chức danh Phó giáo sư cho 3 tiến sĩ làm việc tại trường. Trong đó, TS Dương Hữu Huy, tân Phó giáo sư liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm là người trẻ nhất của trường được bổ...

Món ăn ‘tinh thần’ không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá...

Cùng chuyên mục

Hôm nay 4-2, thời tiết TP HCM diễn biến ra sao?

(NLĐO) - Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, hôm nay, thời tiết TP HCM sẽ tiếp tục có nắng và chỉ số UV ở mức gây hại rất cao ...

Hành trình đến Mặt trăng qua góc nhìn tàu đổ bộ Blue Ghost

(CLO) Tàu đổ bộ Blue Ghost của Firefly Aerospace vừa ghi lại những hình ảnh đầu tiên về Mặt trăng. Hai bức ảnh do Firefly đăng tải trên mạng xã hội X cho thấy góc nhìn từ tầng trên của tàu đổ bộ cao 2 mét, cùng với hình ảnh chụp...

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Nghỉ 9 ngày liên tiếp: Đón Tết thảnh thơi vui vẻ, đi lại thuận tiện hơn 

Khác với mọi năm, Tết Ất Tỵ 2025 được nghỉ 9 ngày liên tiếp đã tạo điều kiện cho người dân có thời gian đi lại mua sắm, chuẩn bị đón Tết thảnh thơi, vui vẻ. Giảm áp lực đi lại, có thêm thời gian đón Tết Vợ chồng anh Lê Đình Hoàng ở TP HCM đi làm trở lại sau hành trình nghỉ Tết 9 ngày (từ 25/1 - 2/2/2025 (tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết...

Hà Nội: Đề xuất hợp nhất Sở GTVT và Xây dựng, giữ nguyên Sở Quy hoạch Kiến trúc

Sở Nội vụ Hà Nội vừa đề xuất Ban Cán sự Đảng UBND TP phương án hợp nhất Sở GTVT và Xây dựng (lấy tên Sở Xây dựng), còn Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT) được giữ nguyên như mô hình hiện nay. Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh vừa có tờ trình gửi Ban cán sự Đảng UBND thành phố về việc điều chỉnh phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các sở...

Mới nhất

Lấy lại tinh thần từ ‘hội chứng sau Tết’

Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian sum vầy, vui chơi, nhưng cũng có thể gây xáo trộn nhịp sống của nhiều người. Khi chuỗi ngày nghỉ lễ dài kết thúc, không ít người rơi vào cảm giác buồn chán, hụt hẫng, thậm chí ảnh hưởng tinh...

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 95 năm – Ánh sáng soi đường

(CLO) Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới với...

Tin tức sáng 4-2: Đề xuất miễn thuế thu nhập cho nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đường sắt đô thị

Một số tin tức đáng chú ý: Phạt một công ty bảo hiểm vì đưa thông tin gây nhầm lẫn để hút khách; Sếp VPBank chi gần 600 tỉ đồng mua cổ phiếu đầu năm; Nhu cầu thấp, siêu thị, chợ 'ê hề' hàng những ngày đầu...

Mới nhất