Trang chủNewsThế giớiKết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai...

Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bị gạt khỏi bàn hòa đàm

Cuộc đàm phán kéo dài 4 tiếng rưỡi trong ngày 18/2 giữa hai phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ tại Saudi Arabia đã kết thúc và đạt được thành công.

Kết quả đàm phán Nga-Mỹ: Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bi gạt khỏi bàn hòa đàm
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (thứ 2 từ trái) và người đồng cấp Mỹ Marco Rubio (thứ 4 từ trái) tại Riyadh, Saudi Arabia ngày 18/2. (Nguồn: TASS)

Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Yuri Ushakov, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin, thành viên đoàn đàm phán, cho biết, hai bên đã thảo luận về các điều kiện cho cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump.

Theo vị quan chức Nga, cuộc gặp Putin-Trump khó có thể diễn ra trong tuần tới và hiện chưa có ngày cụ thể cho cuộc gặp.

The Guardian tóm tắt một số kết quả chính trong cuộc đàm phán:

Thứ nhất, các nhà ngoại giao của Mỹ và Nga nhất trí tái khởi động quan hệ ngoại giao giữa hai nước và bổ nhiệm đại sứ “sớm nhất có thể” để giúp giải quyết mọi căng thẳng có thể phát sinh trong quan hệ song phương.

Theo Ngoại trưởng Marcor Rubio, cả hai nước đều muốn khám phá thêm “những cơ hội phi thường” về sự hợp tác địa chính trị và kinh tế, nhưng chỉ khi họ đồng thuận về một thỏa thuận hòa bình cho Ukraine trước.

Thứ hai, Nga và Mỹ dự định bắt đầu các cuộc tham vấn chính thức về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine. Các cuộc đàm phán dự kiến diễn ra “thường xuyên”, với việc Washington chỉ định nhóm phụ trách vấn đề này.

Mỹ cho biết, đàm phán sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về lãnh thổ và bảo đảm an ninh, vì ưu tiên sẽ là “chấm dứt xung đột vĩnh viễn”, song không bình luận về ý nghĩa của cụm từ này đối với bán đảo Crimea, vốn được Nga sáp nhập năm 2014, song Ukraine và nhiều đồng minh không công nhận.

Phía Mỹ cũng nhấn mạnh về việc đưa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) vào các cuộc đàm phán với một số vai trò nhất định, nhưng không cam kết họ sẽ được ngồi vào bàn đàm phán. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, “mọi bên liên quan cuộc xung đột đều phải đồng ý với điều đó, họ phải chấp nhận được điều đó”.

Theo các quan chức Mỹ, bất kỳ sự đảm bảo hòa bình sau xung đột nào cũng phải do “châu Âu lãnh đạo”, đồng thời lặp lại lời kêu gọi các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng và ca ngợi Anh, Pháp vì “thảo luận về việc đóng góp mạnh mẽ hơn cho an ninh của Ukraine”.

Tuy nhiên, phía Nga đã loại trừ khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu tới Ukraine. Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố sau cuộc họp, “việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng, việc Ukraine gia nhập liên minh Bắc Đại Tây Dương là mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Liên bang Nga, đe dọa trực tiếp chủ quyền của chúng tôi”.

Theo ông, phía Mỹ đã rõ lập trường của Nga rằng, sự xuất hiện của lực lượng vũ trang từ các nước NATO, dù dưới lá cờ EU hay lá cờ quốc gia, cũng không thay đổi được điều gì và tất nhiên là “không thể chấp nhận được”.

Trong khi đó, theo phóng viên Jacqui Heinrich của Fox News, Nga và Mỹ đang đề xuất một kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn bao gồm lệnh ngừng bắn, bầu cử tại Ukraine và sau đó ký một thỏa thuận cuối cùng.

Phóng viên này còn cho hay, Moscow và Washington coi việc tổ chức bầu cử tại Ukraine là một trong những điều kiện chủ chốt cho một tiến trình giải quyết thành công cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu này.

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận, Tổng thống Vladimir Putin sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, song việc các thỏa thuận có thể được ký kết như thế nào về mặt pháp lý là chủ đề cần thảo luận nghiêm túc, vì “phải tính đến thực tế về tính hợp pháp của ông Zelensky”.

Hiến pháp Ukraine không quy định việc hoãn bầu cử tổng thống trong thời gian áp đặt thiết quân luật, mặc dù nhiệm kỳ tổng thống của ông Zelensky đã kết thúc vào ngày 20/5/2024.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ket-qua-dam-phan-nga-my-ket-thuc-thanh-cong-de-xuat-ke-hoach-hoa-binh-3-giai-doan-nguy-co-eu-va-ukraine-bi-gat-khoi-ban-hoa-dam-304798.html

Cùng chủ đề

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Dỡ bỏ một loạt hạn chế với dòng vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang kỳ vọng điều gì?

Trung Quốc đã cam kết cho phép nhiều công ty, doanh nghiệp quốc tế tham gia sâu hơn vào các lĩnh vực như viễn thông, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trong nỗ lực mới nhất nhằm thu hút và giữ chân đầu tư nước ngoài giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị với nền kinh tế hàng đầu thế giới ngày càng trầm trọng.

Giá vàng tăng “dựng đứng”, chính thức vượt 2.950 USD, một điều gì đó rất lớn sắp xảy ra?

Giá vàng hôm nay 21/2/2025: Giá vàng thế giới đã đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh chính sách kinh tế bất ổn, đặc biệt là chính sách khó đoán của chính quyền Mỹ. Nhu cầu trú ẩn tăng cao phản ánh sức mạnh bền vững của giá vàng, dù đôi khi có vài phiên chốt lời. Giá vàng trong nước tăng ngày thứ tư liên tiếp vượt mốc 92 triệu đồng/lượng.

Giá tăng cao, nhà vườn có lãi, người dân phấn khởi vào mùa thu hoạch

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.500 đồng/kg.

Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Lãnh đạo Pháp và Anh lên lịch đến Washington vào tuần tới, tham dự các cuộc đàm phán cấp cao về xung đột Nga-Ukraine khi chính quyền Mỹ thúc đẩy giải pháp ngoại giao.

Bài đọc nhiều

Mỹ và Nga sắp bàn về Ukraine tại Ả Rập Xê Út

Hạ nghị sĩ Mỹ Michael McCaul cho biết mục đích của các cuộc đàm phán sắp tới giữa giới chức Mỹ và Nga tại Ả Rập Xê Út là sắp xếp một cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga...

Bói toán, đoán mệnh bằng AI

Dịp năm mới, không ít người lui tới sảnh triển lãm Ground Seoul thuộc khu Insa-dong, trung tâm Seoul (Hàn Quốc), để thử thời vận với ShamAIn, hệ thống bói toán, đoán mệnh dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI). ...

Bắt đầu đàm phán ngừng bắn Gaza giai đoạn 2

Hôm qua 2.2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khởi hành sang Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump và bàn về các vấn đề quan trọng cho hòa bình Trung Đông. ...

Thủ tướng Campuchia thăm Philippines vào tuần tới

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr sẽ chào đón Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Philippines từ ngày 10-11/2.

Cùng chuyên mục

Mỹ sẽ điều chỉnh lệnh cấm vận Nga tùy theo thỏa thuận Ukraine

Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ rằng Washington có thể tăng cường hoặc nới lỏng lệnh cấm vận lên Nga tùy vào sự sẵn sàng của Moscow trên bàn đàm phán về chiến sự Ukraine. ...

Anh, Pháp muốn lập lực lượng bảo vệ Ukraine sẽ nhiều thách thức

Anh và Pháp được cho là đang lên kế hoạch thành lập một 'lực lượng trấn an' của châu Âu để đảm bảo Nga sẽ không tấn công Ukraine một lần nữa nếu đạt được một lệnh ngừng bắn và thỏa thuận hòa...

Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Lãnh đạo Pháp và Anh lên lịch đến Washington vào tuần tới, tham dự các cuộc đàm phán cấp cao về xung đột Nga-Ukraine khi chính quyền Mỹ thúc đẩy giải pháp ngoại giao.

Củng cố động lực tăng trưởng lành mạnh trong quan hệ Trung Quốc-New Zealand

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 25-27/2, theo lời mời của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Mỹ cắt giảm nhân sự ngoại giao tại Trung Quốc, Nga giành lại lãnh thổ ở tỉnh Kursk, Ai Cập tuyên bố tái thiết...

Tổng thống Trump hối thúc Ukraine tổ chức bầu cử, Mỹ chỉ trích “hành động liều lĩnh” Trung Quốc ở Biển Đông, Nga tiếp tục tấn công hạ tầng trọng yếu của Ukraine, EU cân nhắc bảo đảm an ninh cho Kiev thời hậu chiến…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có...

Mới nhất