Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcKết quả nghiên cứu khoa học nằm trong ngăn kéo đến lạc...

Kết quả nghiên cứu khoa học nằm trong ngăn kéo đến lạc hậu, mục nát

(NLĐO)- Đại biểu Quốc hội cho rằng kết quả nghiên cứu khoa học thời gian qua được đưa vào thực tiễn rất ít, thậm chí để trong ngăn kéo

Ngày 17-2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Quan tâm đến các cơ chế, chính sách về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cho rằng dự thảo Nghị quyết thể hiện nội dung này chưa rõ nét, còn mờ nhạt.

Đại biểu Quốc hội: Kết quả nghiên cứu khoa học nằm trong ngăn kéo đến lạc hậu, mục nát- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí phát biểu tại hội trường. Ảnh: Phạm Thắng

Theo đại biểu Trí, đây là nội dung rất cần thiết vì tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Khi kết quả nghiên cứu khoa học được thương mại hóa là động lực quan trọng cho các nhà khoa học, mặt khác, còn tạo ra, bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động này.

“Khi kết quả nghiên cứu khoa học được thương mại hoá, sẽ tạo ra vị thế của lĩnh vực này trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao vị thế quốc gia”- ông Nguyễn Anh Trí phát biểu. Vị đại biểu này cho rằng với nguồn thu khi kết quả nghiên cứu được thương mại hoá, sẽ đảm bảo đời sống cho các nhà khoa học.

Ông Nguyễn Anh Trí cho biết nhiều nhà khoa học giỏi làm việc tại các Viện nghiên cứu, trường đại học, song tiền lương, thu nhập không đảm bảo khiến hoạt động nghiên cứu ngày càng khó khăn hơn. Trên thế giới, theo đại biểu Trí, nhờ thương mại hoá, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã trở thành “hàng hóa trí tuệ đặc biệt”.

Ở trong nước, ông cho biết đã có kết quả nghiên cứu khoa học được thương mại hoá, nhưng không nhiều, hầu hết không được đưa vào thực tiễn. “Thậm chí kết quả nghiên cứu khoa học chỉ ở trong ngăn kéo cho đến lạc hậu với thời cuộc, mục nát theo thời gian”- đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nêu thực tế.

Ông lấy dẫn chứng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu, được đưa vào sử dụng với kết quả tốt, chi phí rẻ hơn hàng nhập khẩu, phù hợp với người Việt Nam, song để thương mại hóa lại rất khó khăn khi thủ tục phức tạp.

Do đó, để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát các văn bản pháp luật hiện hành về đấu thầu, định giá, chuyển giao… để bổ sung vào dự thảo Nghị quyết nhằm thương mại hóa cho được các kết quả nghiên cứu khoa học.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) kiến nghị bổ sung các chính sách để bảo đảm đầu ra của các nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước, trong đó tập trung vào việc có chính sách để nhà nước trở thành khách hàng đầu tiên và quan trọng nhất đối với các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước.

“Kinh nghiệm của các nước cho thấy đây là vấn đề rất quan trọng. Chẳng hạn đối với ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn, lịch sử phát triển của ngành này cho thấy nếu không có các chương trình của Nhà nước trong việc tiêu thụ, sử dụng chip bán dẫn vào thập kỷ 1950, 1960 thì các doanh nghiệp sản xuất chip vào thời điểm đó sẽ không có đủ nguồn lực và động lực để tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển chip bán dẫn tiên tiến như ngày nay”- đại biểu Hiếu nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hiếu, việc bảo đảm sử dụng các kết quả nghiên cứu, phát triển trong các chương trình của Nhà nước còn thể hiện sự niềm tin vào năng lực của các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước.

Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta trong các quy định của Luật Đấu thầu, Luật Khoa học và Công nghệ đã có một số quy định đề cập đến chính sách này nhưng vẫn chưa cụ thể và theo nhiều nghiên cứu cho thấy chưa có tính khả thi trên thực tế. Vì vậy, đại biểu Hoàng Minh Hiếu kiến nghị cần nghiên cứu để tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa chính sách này vào thực tiễn.



Nguồn: https://nld.com.vn/dai-bieu-quoc-hoi-ket-qua-nghien-cuu-khoa-hoc-nam-trong-ngan-keo-den-lac-hau-muc-nat-196250217092753552.htm

Cùng chủ đề

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Ban hành các Nghị quyết về nhân sự cấp cao của Quốc hội

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự của Quốc hội ...

Quyết định thay đổi nhân sự trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội 3 địa phương

(Dân trí) - Một số trưởng và phó đoàn đại biểu Quốc hội của 3 tỉnh, thành gồm TPHCM, Hưng Yên và Thái Bình vừa có sự thay đổi, theo các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác nhân sự tại đoàn đại biểu Quốc hội 3 tỉnh, thành.Theo đó, Ủy ban Thường vụ...

Miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

NDO - Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 454/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ban hành các Nghị quyết về nhân sự cấp cao của Quốc hội

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự của Quốc hội ...

Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen muốn nghỉ việc

(NLĐO)- PGS- TS Võ Thị Ngọc Thuý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, đã có đơn gửi Chủ tịch Hội đồng trường đề nghị chấm dứt hợp đồng vì lý do sức khoẻ. ...

Một học sinh lớp 7 tử vong nghi do cúm A

(NLĐO)- Sau khi thấy H. có triệu chứng tức ngực, khó thở, gia đình đưa đi khám, điều trị nhưng em đã tử vong vào sáng hôm sau ...

Vì sao Kim Tiểu Long 15 năm chỉ song ca một bài với Quế Trân?

(NLĐO) – Lý giải điều này, cặp đôi sân khấu được khán giả yêu mến đã hát lại "Tình nhỏ mau quên" đầy cảm xúc ...

Người đàn ông lên tầng 13 của bệnh viện nhảy lầu

(NLĐO)- Sau khi rời khỏi bệnh viện, chiều cùng ngày, người đàn ông mang theo giấy tờ tuỳ thân rồi lên tầng 13 của bệnh viện nhảy xuống, tử vong ...

Bài đọc nhiều

OpenAI cập nhật ChatGPT, ra mắt nút ‘Think’

Nút 'Think' và sự ra mắt của 'o3 mini' hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể khả năng lập luận và phản hồi thông minh của ChatGPT. OpenAI vừa công bố hàng loạt cập nhật quan trọng cho nền tảng ChatGPT, trong đó đáng...

Chatbot AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước

NDO - Ngày 18/2, tỉnh Bình Phước tổ chức công bố và triển khai chức năng Chatbot AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước. Đây là một bước tiến mới trong công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính và xây dựng chính quyền số hiện đại, minh bạch, hiệu quả của tỉnh. Chatbot AI trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước được tích hợp công nghệ...

Loài bọ ve cắn người gây dị ứng thịt vĩnh viễn

Khi cắn người, bọ ve lone star có thể gây ra một dạng rối loạn khó chịu gọi là Hội chứng Alpha-gal (AGS), khiến nạn nhân dị ứng thịt đỏ. Bọ ve lone star với khả năng gây dị ứng thịt. Ảnh: Maria T Hoffman Hiện tượng sốc phản vệ trong AGS không phải do thịt gây ra mà do phân tử đường galactose-α-1,3-galactose hay alpha-gal, có trong một số thực phẩm nhất định, chủ yếu là thịt đỏ, ngoài...

Loài động vật nào có tuổi thọ ngắn nhất?

Phù du là ứng cử viên nặng ký cho nhóm động vật sống ngắn nhất, một số thậm chí không sống quá 5 phút sau khi trưởng thành. Phù du Palingenia longicauda trên sông Tisza ở châu Âu. Ảnh: Nastasic/Getty Theo các nhà nghiên cứu, việc tìm ra chính xác loài động vật nào có tuổi thọ ngắn nhất không dễ dàng. Những sinh vật với thời gian sống ít ỏi rất khó để các nhà khoa học nghiên cứu...

Tỷ phú Elon Musk ra mắt chatbot AI mới “thông minh một cách đáng sợ”

Ngày 17/2, xAI - công ty về trí tuệ nhân tạo (AI) của tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ phiên bản mới nhất của chatbot Grok, hy vọng sẽ tạo ra tác động đáng kể trong lĩnh vực AI với bản phát hành mới này. Theo ông Musk, Grok 3 được xây dựng để tìm hiểu bản chất của vũ trụ và cung cấp sự thật tối đa. Grok 3 “thông minh một cách đáng sợ”,...

Cùng chuyên mục

Thời điểm vàng để chọn Việt Nam là điểm đến chiến lược trong ngành bán dẫn

NDO - Ngày 20/2 tại Seoul (Hàn Quốc), Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI) tổ chức Diễn đàn đầu tư Việt Nam và chuỗi hoạt động kết nối trong khuôn khổ Triển lãm SEMICON Korea 2025. Đây là Diễn đàn chuyên đề bán dẫn dành cho Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại...

Kinh ngạc siêu hành tinh có gió bằng sắt, mưa hồng ngọc

(NLĐO) - Các nhà khoa học đã tái tạo được bầu khí quyển kỳ lạ của hành tinh khổng lồ Tylos, một thế giới của châu báu và kim loại. ...

Apple bất ngờ ra mắt iPhone 16e với giá rẻ bất ngờ

Apple cho biết iPhone 16e sở hữu hiệu năng nhanh của chip A18, Apple Intelligence, thời lượng pin vượt trội và hệ thống camera 48MP 2 trong 1, đặc biệt mức giá bất ngờ? Theo đó, iPhone 16e được trang bị chip A18 thế...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong khuyến nông

Một trong những mực tiêu chung của Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong khuyến nông; xây dựng hệ thống khuyến nông chuyên nghiệp, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp,...

Nâng cao năng lực ứng dụng AI cho giáo viên

Trong đó, công tác tập huấn được coi trọng, để giáo viên/nhân viên nhà trường có thể sử dụng thành thạo được AI trong công việc, từng bước phổ biến kiến thức, hiểu biết về AI để giúp...

Mới nhất

Ông Đoàn Văn Phương làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường gồm ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức giám...

Có nên “quay xe” trước cánh cửa ngành Sư phạm?

Thông tư 29 được áp dụng, việc dạy thêm, học thêm bị siết chặt. Với nhiều học sinh và phụ huynh có con đang học cuối cấp, câu hỏi đặt ra...

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Rõ việc, rõ trách nhiệm làm nhanh các dự án đường sắt

Quốc hội vừa thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM. ...

Cơ hội rộng mở cho vật liệu xanh

Nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí Hiện nay, ngành công nghiệp VLXD đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn quốc. Nhiều sản phẩm đã tham gia thị trường xuất khẩu như clanhke, kính tiết kiệm năng lượng, gạch ốp lát, đá ốp lát, sứ...

Mới nhất