Trang chủVăn hóa - Xã hộiÂm nhạcJazz vẫn chảy quanh sông Sài Gòn

Jazz vẫn chảy quanh sông Sài Gòn

Đã từng in dấu cũng đã từng lụi tàn, thậm chí biến mất, nhạc jazz đang trở lại ở thành phố phương Nam cùng một đối thoại xuyên thế hệ.

Jazz vẫn chảy quanh sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Chuẩn bị trước show Tự làm- Ảnh: NVCC

Ở đó, nhiều bạn trẻ bước chân vào niềm phấn khích không che giấu.

Tụ điểm xanh nước biển thuở thiếu thời

Bình An (30 tuổi) hiện là một trong những ca sĩ hát nhạc jazz “đắt sô” tại một số tụ điểm chuyên thể loại này ở Sài Gòn. Cô đi hát mỗi tối từ thứ ba tới chủ nhật hằng tuần. Bình An mới tốt nghiệp khoa jazz – pop – rock và công nghệ âm nhạc của Nhạc viện TP.HCM tháng 6 vừa rồi.

Tình yêu jazz của Bình An bắt nguồn từ đĩa hoạt hình nhạc kịch Fantasia 2000 của Disney mà mẹ mua cho năm cô học lớp 4. Trong đó có bản Rhapsody in blue của George Gershwin khiến cô mê mẩn tua đi tua lại.

“Thế là con bé tìm hiểu nó là thứ quỷ gì mà tác động đến mình ghê thế” thì mới biết trong nhạc phẩm để đời này, Gershwin đã kết hợp các yếu tố của nhạc cổ điển với chất liệu jazz. Jazz đóng đinh trong tâm trí Bình An từ đó.

Những năm cấp II, thỉnh thoảng cô theo mẹ đi nghe nhạc tại Saxn’s art của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn. Lúc đó, Sài Gòn chưa có nhiều tụ điểm jazz như bây giờ. Với cô nhỏ Bình An, Saxn’s art – với tông màu xanh nước biển chủ đạo, không gian dẫu hẹp nhưng đầy giãn nở và sống động do nghệ sĩ và khán giả có sự tương tác rất đặc biệt khi đó – cứ ám ảnh suốt một thuở thiếu thời.

“Ngày đó đêm nhạc ở Saxn’s art thường có ba phần. Sau khi cô Tuyết Loan xuống thì chú Tuấn mới lên và chơi saxophone, có khi cả sáo hoặc chơi hai kèn một lúc. Ngầu đét và giỏi quá đi. Có cả những nghệ sĩ nước ngoài cùng ứng tác ngay trên sân khấu rất vui”, Bình An kể.

Jazz vẫn chảy quanh sông Sài Gòn - Ảnh 5.

Ca sĩ Bình An kể cô yêu jazz như tiêm jazz vào máu – Ảnh: NVCC

Nếu ở Hà Nội, chú Quyền Văn Minh truyền cảm hứng cho các bạn trẻ theo đuổi thể loại này thì ở Sài Gòn chính là chú Trần Mạnh Tuấn. Saxn’s art – không gian màu xanh nước biển ấy – gắn với một lớp trẻ yêu jazz ở thành phố này cả một thời, không chỉ riêng mình tôi.

Bình An

Bình An mê jazz đến mức một số đàn em kháo nhau: “Bà đó hả, tiêm jazz vào máu rồi”. Nghe kể lại, cô cười: “Cái tụi tào lao!”. Nhưng “vụ tiêm jazz là có thiệt”. Bình An chia sẻ vẫn có người kêu đi hát loại nhạc khác mà cô nhất quyết không vì “máu toàn jazz à, giờ chơi cái khác thì sốc ngay”.

Cũng nhờ jazz đưa đẩy mà sau này Bình An quen “chú Tuấn” và đi hát ở Saxn’t art – tụ điểm thời thiếu niên vui thú và mơ một ngày đứng hát ở đó.

Không sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn như Bình An, Tăng Tuệ Vĩ (22 tuổi) – người đứng đầu ban nhạc 13 người Ngày Nên Kim Ensemble – quê tít Long Xuyên. Hồi Vĩ học lớp 9, lớp 10, ở An Giang người ta toàn chơi pop hoặc nhạc xưa. “Lâu lâu mới có một anh ở Sài Gòn về đánh jazz. Anh chơi thứ nhạc khác hẳn, thấy hay quá”, Vĩ nói.

Thế là Vĩ lục tung Internet tìm hiểu tất tần tật về nhạc jazz. Ngoài thời gian học văn hóa, anh chàng “ôm máy tính, lên YouTube học đàn”. Niềm đam mê jazz đó dẫn anh thẳng tiến vào Nhạc viện TP.HCM và ngay từ khi còn sinh viên, Vĩ đã tích cóp, vay mượn, xin cả tiền ba mẹ để mở một phòng thu riêng, thỏa chí “tang bồng” với thể loại âm nhạc đặc biệt này.

Tăng Tuệ Vĩ cùng những người anh em vừa góp mặt vào show Tự làm diễn ra vào tháng 8. Đó là một sự kiện “có thể nhỏ xíu với người ngoài nhưng với các bạn trẻ Sài Gòn mê jazz là một kỷ niệm khó quên và đầy tự hào”, Vĩ nói.

Jazz vẫn chảy quanh sông Sài Gòn - Ảnh 3.

Ban nhạc Micarorpa

Sài Gòn jazz vui quá xá!

Ngoài Ngày Nên Kim Ensemble còn có Kobe Thuy Situation, The Trytones và Microcarpa. Trừ những bạn “già chát nhất” sinh năm 1995, 1996, đa số sinh sau năm 2000.

Kobe Thụy – người đứng đầu Kobe Thuy Situation – bắt đầu chơi piano jazz tại các tụ điểm ca nhạc của Sài Gòn cách đây 8 năm.

Khi đó, anh là một trong số rất ít người Việt đứng trên sân khấu biểu diễn cùng nghệ sĩ người nước ngoài.

Vài năm trước vì ảnh hưởng của COVID-19, đa số họ về nước để lại một khoảng trống không nhỏ với giới underground jazz tại Sài Gòn.

Có một lần Thụy đến Saxn’s art tập cùng nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn.

“Chú Tuấn nói thế hệ các cháu nên nghĩ đến một thứ jazz của riêng mình thay vì chạy theo cover. Nếu cover thì những nghệ sĩ nước ngoài đã làm rất xuất sắc rồi”, Thụy kể. Ý định về một sân chơi bắt đầu nhen lên trong tâm trí.

Những thanh niên đang ở độ tuổi hai mươi ngồi đó trong không khí nhộn nhạo của cà phê Sài Gòn và kể một cách hồn nhiên về “giấc mộng nhỏ”, đó là có một cộng đồng indie jazz của riêng mình, có những bài jazz của người Việt .

Rồi họ cùng xúm tay vào, rủ rê người này người kia, ai có gì dùng nấy, cùng nhau làm một đêm nhạc đầy tính chất “tự sướng” của cộng đồng, đặt tên là Tự làm.

NGÀY NÊN KIM SESSION TẾT 2024 – NĂM QUA ĐÃ LÀM GÌ (jazz version)

Micarorpa của Phạm Nguyễn Quỳnh Hương (28 tuổi) có năm thành viên cơ hữu chơi nhạc cụ, hoạt động được 2 năm. Với Hương, sự hấp dẫn jazz nằm ở chỗ nó không gò bó người chơi phải thế này thế kia. Lúc buồn, cô có thể chơi một bài vui thành ra buồn và ngược lại, miễn sao hay nhất có thể.

Jazz bằng một cách thật đặc biệt, biểu đạt tâm hồn người chơi cao nhất, sâu sắc nhất. Nó khiến Hương “có cảm giác bay bổng hơn mọi thể loại nhạc trên đời”.

Không hoạt ngôn như những người còn lại, Trung Chính (21 tuổi) – người đứng đầu The Trytones với sáu thành viên thường trực – ít nói bất ngờ. “Nhưng nó sáng tác hay lắm nha”, Kobe Thụy chêm vào.

Chính hiện là sinh viên khoa piano Đại học Văn Lang nhưng đi sô như đi chợ, kiếm tiền là chính. Khi Thụy rủ rê lập band và tham gia Tự làm, Chính thấy vui nên đồng ý ngay. Và thực ra với anh chàng 2k này, vui là lý do chính đáng nhất để bắt đầu một thứ gì đó.

Từng chơi nhạc ở nhiều tụ điểm, Chính nói anh cảm thấy “góc nhìn của người nghe nhạc jazz hơi rập khuôn, nghệ sĩ cũng chơi đi chơi lại một số bài. Quá trời tụ điểm như vậy, thành ra chán. Sao không thử chơi những bản nhạc khác?”. Thế là Chính tự viết nhạc luôn.

Nhà bên kia trung tâm thành phố, ở quận 7, hằng ngày Chính đi đi về về và thâu lượm vào lòng bao trạng thái sống của Sài Gòn, của cả chính mình.

Chính “nhảy số nhạc” bất cứ lúc nào. Có khi ở nhà, có khi đang chạy xe trên đường. Hoặc có khi vừa ngủ dậy và cũng có những ngày bí quá bí, nhìn lên trời suy nghĩ bâng quơ… Rồi cuối cùng tập nhạc ra đời. Chờ ngày chơi thật đã trên sân khấu.

Jazz vẫn chảy quanh sông Sài Gòn - Ảnh 5.

Ban nhạc Kobe Thuy Situation

Không có chỗ chơi nên tụi mình tự tổ chức sân chơi để chơi với nhau, qua đó tạo ra một cộng đồng indie jazz bền chặt kết nối những người chơi jazz và nghe jazz lại với nhau.

Kobe Thụy

Sài Gòn và jazz có “ăn” vào nhau không? Kobe Thụy cho đó là “một điểm chạm hoàn hảo”. Sài Gòn phát triển theo hướng thị trường, ở đây có nhiều tụ điểm để chơi. Dân số đông, trẻ hóa, cởi mở. “Nếu bạn có đam mê, bạn cứ chơi, mình hoan nghênh. Bạn tồn tại được hay không là ở bạn”, anh nói.

Còn Vĩ cười phớ lớ đúng chất miền Tây: “Mình thấy người Sài Gòn ham chơi, ham vui. Thứ nhạc mà bạn chơi khiến người ta vui, bạn có chốn dung thân không lo đói. Sài Gòn jazz vui quá xá”.

Quỳnh Hương nhìn ở đây như một nơi chốn năng động. So với trước, giới trẻ Sài Gòn nghe jazz ngày một nhiều hơn. Số lượng tụ điểm jazz cũng tăng lên. 

TP.HCM cũng là thành phố du lịch, du khách đến đây thăm thú rồi đi nghe jazz cũng lắm.

Đó là lý do vài năm trở lại đây nhiều bạn chơi pop dần chuyển qua chơi jazz. Kobe Thụy nói thêm nếu trước đây tới 99% nghệ sĩ trên sân khấu là người nước ngoài thì giờ tỉ lệ người Việt gần một nửa. Thế là vui rồi. .

Những người trẻ ngồi nói miên man về giấc mơ jazz cho TP.HCM, khỏa lấp vào quãng lặng im suốt mấy chục năm có lẻ ở mảnh đất này. Xưa kia, cùng rock’n’ roll, jazz dẫu không phải là một thể loại đại chúng nhưng cũng đã hiện diện trong ẩm quyển Sài Gòn, sau đó tàn lụi, biến mất cùng thời gian.

Cho đến đầu những năm 2000, Trần Mạnh Tuấn – một chàng trai đất Bắc đặt chân tới, mang theo những gì đã học được để hồi sinh một trong những loại nhạc quyến rũ bậc nhất ở chốn này.

Số lượng tụ điểm ca nhạc chuyên jazz hoặc có những ngày trong tuần chơi jazz ngày càng nhiều ở TP.HCM. Thành phố đang có một lớp nghệ sĩ trẻ chơi jazz ngày càng tốt, một lứa ca sĩ hát nhạc jazz phát triển tốc độ nhanh. Và trước đây, 99% khán giả của jazz là người nước ngoài thì giờ khán giả Việt, đặc biệt các bạn trẻ, ngày càng đông.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn

Jazz vẫn chảy quanh sông Sài Gòn - Ảnh 9.

TP.HCM đang có một thế hệ chơi jazz, hát jazz rất trẻ – Ảnh: FBNV

Trần Mạnh Tuấn trúng mánh ở Sài Gòn

Theo lời rủ rê của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Hồng Nhung, tháng 7-2000, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn rời Hà Nội vào TP.HCM sống.

Khi đó “jazz là một điều gì đó rất èo uột ở đây”. Chẳng có tụ điểm nhạc jazz nào đúng nghĩa.

Trong khi đó ở miền Bắc, thầy anh – tức nghệ sĩ Quyền Văn Minh – đã dần xác lập nền móng cho nhạc jazz. Dẫu còn tương đối mới mẻ với số đông thì phần nào đó jazz đã bắt đầu “ăn” vào văn hóa thưởng thức của một bộ phận khán giả.

Jazz vẫn chảy quanh sông Sài Gòn - Ảnh 7.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn – Ảnh: NVCC

Sự ghé thăm của những tên tuổi như Steve Kuhn, Jaco Pastorius, Herbie Hancock, Miles David… ở Minh’s Jazz Club (nay là Bình Minh Club Jazz) cho thấy tại Hà Nội khi ấy, jazz đã có một đời sống riêng.

“Lúc đó ở TP.HCM buồn quá”, Trần Mạnh Tuấn nói. Anh bắt đầu mò mẫm đi trong tất cả sự thiếu vắng. Đường rộng thênh thang nhưng cô độc.

4 năm sau, nghệ sĩ mở Saxn’art Club ở quận 1 trước hết để bản thân có chỗ chơi, sau đó là các anh em yêu thích thể loại nhạc này có đất để dụng võ.

Một bữa nọ, một vị tổng giám đốc khách sạn 5 sao cho người liên hệ ngỏ ý nhờ Trần Mạnh Tuấn phụ trách 5 bản nhạc jazz cho khách sạn. 

Trần Mạnh Tuấn lọt vào mắt xanh của vị này chỉ vì cả Sài Gòn hồi đó chỉ có anh được đào tạo jazz bài bản và đi du học nước ngoài về.

“Có mùi may mắn đâu đây”, anh bắt đầu đi gom nhạc công khắp Sài Gòn. Vừa chơi nhạc vừa là ông bầu, sau khi chia cho các thành viên, Trần Mạnh Tuấn đút túi 1,5 triệu đồng. Đó là một số tiền khủng lúc bấy giờ. Anh chàng đất Bắc sướng như điên.

Sự kiện đó mang về “mưa” lời mời chơi nhạc tiếp theo cho các quán cà phê, bar và những sân chơi underground khác. Hóa ra lâu nay người ta có nhu cầu jazz nhưng không rõ ai chơi. Thế là Trần Mạnh Tuấn trúng mánh. Trúng đậm.

“Bên cạnh các tụ điểm về nhạc tiền chiến, bolero hoặc nhạc ngoại, có một số tụ điểm nhạc jazz vẫn tồn tại ở Sài Gòn giai đoạn đó mà 99% khách là người nước ngoài”, anh kể. Nghệ sĩ nhớ hồi đó nghèo, suốt ngày đi làm bằng xe máy cùi bắp. Gặp trời mưa, mắt kính mờ tịt, phải lấy tay gạt nước liên hồi mà vui.

Nhưng ngày ấy các anh chơi thứ jazz gì? Jazz classic là chính. Chơi theo yêu cầu của người ta. “Khi đó đơn thuần chơi nhạc kiếm tiền. Anh em nghệ sĩ trong này kháo nhau không biết ông Tuấn buôn gì mà giàu thế. Họ cho rằng chả thằng nào thổi kèn mà giàu cả”, Trần Mạnh Tuấn cười nhắc lại.

Song càng đi nhiều festival âm nhạc quốc tế, anh càng nhận ra “nếu mình không nói bằng tiếng nói của mình, dẫu có chơi hay đến mấy, mình vĩnh viễn chỉ là một con vẹt mà thôi”. Khát vọng làm một thứ jazz Việt bén rễ dần vào tâm can.

Jazz vẫn chảy quanh sông Sài Gòn - Ảnh 8.

Trần Mạnh Tuấn

Đó là lý do manh nha cho sự ra đời của loạt album hòa âm theo phong cách jazz sau đó. Từ Về quê, Bèo dạt mây trôi, Body & Soul, Thành phố buồn, Ru ta ngậm ngùi, Như cánh vạc bay, Ru rừng… đưa jazz vào những bài dân ca quen thuộc hoặc những ca khúc nhạc Việt mà công chúng yêu mến; tới album sáng tác mới như Thằng Cuội.

Chính những sản phẩm phòng thu này đưa tên tuổi Trần Mạnh Tuấn đến với đông đảo khán giả. Ở Hà Nội, Quyền Văn Minh được xem là “huyền thoại sống của làng jazz Việt” thì ở TP.HCM, Trần Mạnh Tuấn cũng từng bước xác lập vị trí của mình.

video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2025/1/19/70GvteiKlUc-17372601501391625492129.jpg" data-contentid="" data-namespace="tuoitre" data-originalid="" videoid="805290430028963840" ims-video-id="174297">

THE TRYTONES – LIVE AT BÁN KẾT CẢM HỨNG HOZO 2024

oOo

Sô diễn thường kết thúc lúc 11h đêm nhưng Bình An có thói quen nán lại trò chuyện cùng một số khách quen, cũng để thụ hưởng trọn vẹn những đường thanh âm cuối cùng rơi rớt lại. Sau đó, cô chạy xe một mình về nhà vừa 12h đêm.

Sông Sài Gòn khi đó chắc đã ngủ say lắm để sớm mai thức dậy cùng mặt trời hoặc một cơn mưa ầm ào nhưng quá đỗi quen thuộc ở đây.

Trên đường về, rồi cả đêm đó, người ca sĩ phòng trà vui âm ỉ, lâng lâng, không ngủ được. Kể cả khi giọng hát đã ngưng, âm thanh loãng vào không khí thì jazz vẫn đang “sống” trong một trạng thái hết sức thân mật.

Bình An, cũng như Vĩ, Kobe Thụy, Hương, Chính hay nhiều nghệ sĩ hát jazz, chơi jazz có tuổi đời rất trẻ ở Sài Gòn, đến với jazz chỉ vì yêu.

Chỉ cần thế, họ cùng nhau chia sẻ nhiều khoảnh khắc, có khi yên tĩnh, có khi mãnh liệt nhưng đẹp đẽ. Cùng nhau tạo ra một thế giới âm thanh quanh quẩn quanh dòng sông biểu tượng của Sài Gòn, có thể khiến người ta mở lòng với cuộc sống và chiều sâu trong tâm hồn của họ.



Nguồn: https://tuoitre.vn/jazz-van-chay-quanh-song-sai-gon-20250108165705149.htm

Cùng chủ đề

Dự báo giá tiêu ngày mai 2/2/2025, trong nước đi ngang

Dự báo giá tiêu ngày mai 2/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 2/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 2/2/2025 giá tiếp tục đi ngang, ổn định, ít biến động và neo ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày...

Phương tiện ùn dài tại cửa ngõ Thủ đô

TPO - Ghi nhận vào chiều 1/2, giao thông tại cửa ngõ Thủ đô lưu lượng phương tiện tăng cao, một số tuyến đường ùn dài theo hướng vào trung tâm thành phố. 01/02/2025 | 17:36 TPO - Ghi nhận vào chiều 1/2, giao thông tại...

Cụ ông 112 tuổi chống gậy nhận chúc thọ, bạn trẻ rần rần ‘xin vía’

Một cụ ông ở Nghệ An năm nay đã 112 tuổi vẫn chống gậy tới nhà văn hóa thôn để nhận bằng chúc thọ. Trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ 'xin vía' sống thọ như cụ. Năm 2016, trong một lần chở rau...

Náo nức Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025

Hoàng Trung Hiếu 18:17 | 01/02/2025 Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 là sự kiện văn hóa đặc sắc chào đón Năm mới, là hoạt động tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử, tri thức, đồng thời là không gian lễ hội vui tươi và an toàn phục vụ người dân Thủ đô và các vùng lân cận. Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 là nơi gặp gỡ, đối thoại giữa các giá trị văn hóa truyền thống...

Cầu Nhơn Trạch thi công tốt, cần tăng tốc về đích sớm

Thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân làm việc tại dự án Vành đai 3 TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị tăng tốc thi công, đưa dự án sớm về đích. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cụ ông 112 tuổi chống gậy nhận chúc thọ, bạn trẻ rần rần ‘xin vía’

Một cụ ông ở Nghệ An năm nay đã 112 tuổi vẫn chống gậy tới nhà văn hóa thôn để nhận bằng chúc thọ. Trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ 'xin vía' sống thọ như cụ. Năm 2016, trong một lần chở rau...

Ghé quán Cây Sung ăn cháo cá lóc rau đắng đất, chưa xa đã nhớ miền Tây

Quán cháo cá lóc luôn có dĩa rau đắng đất xanh mởn nằm nơi thành phố cửa ngõ. Mới trước Tết ghé quán với tâm trạng nôn nao đã về đến miền Tây thì thoắt cái, ngày ra đi ghé quán đã thấy vấn vương quê nhà. ...

Trồng san hô dưới đáy biển: Những ‘thợ vườn’ của đại dương

Nhiều rạn san hô tại vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) bị ảnh hưởng bởi tác động của tự nhiên và con người, bằng sự trăn trở, tình yêu thiên nhiên, nhiều bạn trẻ đã bắt tay vào việc tái tạo, phục hồi san hô. ...

Phát hiện lợi ích bất ngờ của gãi ngứa

Nghiên cứu mới phát hiện việc gãi ngứa kích hoạt phản ứng miễn dịch, giúp bảo vệ da khỏi các nhiễm trùng có hại. Điều này mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân ngứa mạn tính. Cảm giác dễ chịu khi gãi...

Đài Loan cảnh giác với ứng dụng DeepSeek

Đài Loan vừa cấm những người làm việc trong khu vực công và trong các cơ sở hạ tầng quan trọng sử dụng DeepSeek của Trung Quốc, cho rằng ứng dụng này có thể gây nguy hiểm cho an ninh hòn đảo. Theo Hãng...

Bài đọc nhiều

Diễn viên Hoàng Yến ra mắt MV thiền ca

Dịp năm mới là lúc mọi người cùng lắng lại, ngẫm ngợi điều đã qua, ước vọng ngày đầu xuân nhiều may mắn, diễn viên Hoàng Yến ra mắt MV "Tương tức" truyền đi thông điệp yêu thương, sự thấu hiểu để có được hạnh phúc. Ca khúc Tương tức lấy lời thơ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Diễn viên Hoàng Yến chia sẻ: "Đây không hẳn là MV thiền ca, đó còn là tiếng nói từ trái tim, khát...

Anh trai ‘Say Hi’ và hình mẫu toàn cầu hóa của Việt Nam

Anh trai 'Say Hi' là chương trình có nhiều yếu tố toàn cầu hóa mang phong cách âm nhạc và visual hiện đại, có hơi hướng K-pop và US-UK. Đây có lẽ là sự thành công ban đầu của Việt Nam trong việc tham...

Hiền Thục ra liền 2 MV đúng mùng 1 Tết, khoe Việt Nam tươi đẹp

‘Dù chỉ là rừng thông, biển hoa vàng hay đơn giản là biển xanh, cát trắng thì cũng có những phong vị riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có, chẳng cần đi đâu xa’, Hiền Thục nói nhân dịp tung 2 MV khởi động chuỗi dự án âm nhạc trong năm 2025. ...

Truyền thông Mỹ sẽ làm rõ nhân phẩm Đàm Vĩnh Hưng và doanh nhân công nghệ

Mới đây, ông bầu Dũng Taylor - chồng của ca sĩ Thu Phương đã chia sẻ với PV Dân Việt những nhận định xung quanh vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng và vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền - doanh nhân công nghệ Gerard...

Cùng chuyên mục

Thiên thu vọng mãi tiếng đờn giọng ca

Đờn ca tài tử Nam Bộ, với hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, đã trở thành bản sắc văn hóa trong đời sống người dân miền Tây. ...

Dàn sao nổi tiếng góp mặt trong liveshow thiện nguyện Dốc Mộng Mơ – Anh em kết đoàn 2025

(Tổ Quốc)- Sau thành công và hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ của của liveshow Dốc Mộng Mơ-Anh em kết đoàn 2024 với sự tham gia của nhạc sĩ Duy Mạnh và ca sĩ Tuấn Hưng, liveshow Dốc Mộng Mơ-Anh em kết đoàn 2025 chuẩn bị tái xuất với sự góp...

Các nghệ sĩ Ngọc Giàu, Hồng Vân, Minh Nhí kể chuyện cúng gà mùng 3 Tết

(NLĐO) - Không chỉ nghệ sĩ cải lương mà hiện nay nhiều ca sĩ, người mẫu...đã cúng gà ra mắt Tổ mùng 3 Tết ...

Lần hiếm hoi Mỹ Tâm và Đan Trường chung sân khấu ở Hà Nội

Sau thành công liveshow Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2024 với sự tham gia của nhạc sĩ Duy Mạnh và ca sĩ Tuấn Hưng, liveshow Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2025 tái xuất trở lại với dàn sao nổi tiếng. Chương trình sẽ diễn ra trên sân khấu đặc biệt của Cung Điền Kinh Mỹ Đình (Hà Nội) tối 1/3/2025 với sự góp mặt của các giọng ca: Mỹ Tâm, Đan Trường, Noo Phước...

Bộ Tứ Báo Thủ đem đến một mùa Tết tràn ngập dư vị tình yêu

Phim điện ảnh Bộ Tứ Báo Thủ của đạo diễn Trấn Thành như một mâm cỗ Tết ý nghĩa dành cho khán giả nhân dịp đầu năm mới. ...

Mới nhất

Hàng ngàn người rước 2 quả pháo khổng lồ

(NLĐO)- Hai quả pháo khổng lồ dài gần 6 m, đường kính hơn 1 m được rước quanh làng, thu hút hàng ngàn người tham dự tại...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày mai 2/2/2025 ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 2/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 2/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 1/2/2025 giá cà phê...

Mùa thu hoạch rong biển ở làng biển Nam Ô

NDO - Mùa xuân về, cũng là lúc rạn Nam Ô Đà Nẵng vào mùa rêu xanh mướt và đây cũng là mùa người dân nơi đây được mùa "lộc mứt rong biển" đầu năm.  NDO - Mùa xuân về, cũng là lúc rạn Nam Ô Đà Nẵng vào mùa rêu xanh mướt và đây cũng là...

Gặp những người mà ‘Tết chỉ đơn giản là thêm cơ hội để kiếm thêm thu nhập’

TPO - Tết là thời gian đoàn tụ với gia đình, người thân; là dịp mọi người diện những bộ đồ đẹp nhất đi du xuân, trẩy hội… Thế nhưng vẫn có không ít người chấp nhận xa nhà ngày Tết mưu sinh. Với họ, Tết chỉ đơn giản là thêm cơ hội để kiếm thêm thu nhập....

Bừng sáng kinh tế vùng biên

Đức Cơ, cửa ngõ của tỉnh Gia Lai giáp ranh với nước bạn Campuchia đang phát triển sôi động từng ngày, nhờ những quyết sách của cấp chính quyền. Đức Cơ, cửa ngõ của tỉnh Gia Lai giáp ranh với nước bạn Campuchia đang phát triển sôi động từng ngày, nhờ những quyết sách của cấp chính quyền. ...

Mới nhất