Trang chủDestinationsHòa BìnhHuyện Yên Thủy thực hiện quy chế dân chủ đi vào nền...

Huyện Yên Thủy thực hiện quy chế dân chủ đi vào nền nếp


(HBĐT) – Hiện nay, việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) trên địa bàn huyện Yên Thủy đã đi vào nền nếp. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể luôn quan tâm triển khai, thực hiện QCDC gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và trách nhiệm của người đứng đầu, của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức.

 Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ nên xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã huy động người dân hiến đất, mở rộng đường xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện nhiệm vụ giám sát, MTTQ và các đoàn thể đã chủ trì tổ chức giám sát được 8 cuộc, tham gia giám sát với HĐND, các Ban của HĐND huyện và các cơ quan tư pháp được 6 cuộc; phối hợp tổ chức 12 hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, có trên 5.300 lượt người dự hội nghị, với 114 lượt ý kiến góp ý. Thực hiện công tác tiếp xúc, đối thoại, trong 6 tháng đầu năm 2023, lãnh đạo UBND huyện đã tổ chức được 5 cuộc đối thoại với Nhân dân và 1 cuộc đối thoại của đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện với Đoàn Thanh niên huyện. 

Đồng chí Bùi Thị Bình, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện cho biết: Việc thực hiện QCDC ở các xã, thị trấn đã đạt hiệu quả tích cực. Các nội dung phải công khai để Nhân dân biết, Nhân dân bàn và giám sát đều được quan tâm thực hiện. Qua đó phát huy quyền làm chủ, tạo điều kiện để Nhân dân xây dựng Đảng, chính quyền, tích cực tham gia xây dựng và phát triển KT – XH, góp phần củng cố, giữ vững QP-AN. 

Việc công khai quy hoạch, các công trình, dự án, các phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đã được thực hiện nghiêm túc, tạo niềm tin của Nhân dân đối với hoạt động quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đặc biệt việc thực hiện dân chủ trong phát triển KT – XH, xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh, người dân được tham gia bàn, quyết định nhiều nội dung như: hình thức thực hiện, các khoản đóng góp (ngày công, tiền mặt, nguyên vật liệu…) đã huy động sự vào cuộc tích cực của người dân, nhất là việc tham gia xây dựng cảnh quan, môi trường và các công trình phúc lợi. Huyện Yên Thủy có nhiều nhà văn hóa, cổng làng trị giá hàng trăm triệu đến 1,3  tỷ đồng do huy động được nguồn lực từ Nhân dân. Điển hình như xóm Đại Đồng, xóm Thung (xã Ngọc Lương); xóm Lòng, Minh Sơn, Đồng Mai (xã Yên Trị); xóm Lương Tiến (xã Lạc Lương). Yên Thủy đã có 8/10 xã đạt chuẩn NTM, xã Yên Trị đạt chuẩn NTM kiểu mẫu giai đoạn 2016-2021.

Trên địa bàn huyện, 100% xóm, khu phố đã rà soát, sửa đổi bổ sung quy ước, hương ước phù hợp với địa phương, cơ sở. Công tác cải cách hành chính được quan tâm, các xã, thị trấn thực hiện khá tốt việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; 100% xã, thị trấn thực hiện cơ chế một cửa hiện đại. Các xã đã phân công cán bộ chuyên môn trực tiếp phụ trách bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của công dân; trực tiếp hướng dẫn giải quyết công việc thuận lợi, rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho tổ chức và công dân đến giao dịch. 

Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng và tổ hòa giải ở cơ sở đã có nhiều cố gắng. Các Ban Thanh tra nhân dân đã thực hiện giám sát 11 vụ việc. Các Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tham gia giám sát 22 công trình, dự án. Thông qua giám sát đã phát hiện 2 vụ vi phạm, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời. Các tổ hòa giải đạt trên 80% vụ hòa giải thành.

Thực hiện QCDC ở cơ sở, ngay từ đầu năm, nhiều chủ doanh nghiệp đã phối hợp với BCH Công đoàn tổ chức hội nghị người lao động theo quy định. Các doanh nghiệp đã rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế phù hợp với thực tế. Đến nay, trong huyện đã có 16 doanh nghiệp ban hành QCDC ở cơ sở; thỏa ước lao động tập thể, đạt tỷ lệ 76%.

 Dương Liễu






Nguồn

Cùng chủ đề

Tết đến rồi, bao lì xì nhẹ thôi!

Nổi lên trong Tết này có vẻ nhiều bạn trẻ đang tìm về những giá trị giản dị, từ mái tóc đen tự nhiên, bộ đồ chân phương đến thói quen săn đồ "si" (hàng cũ) và giản lược luôn chuyện lì xì, quà cáp. ...

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Cảnh báo ngộ độc và tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại đây đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột. Trong đó, phải kể đến 2 trường hợp bị ngộ độc thuốc diệt chuột rất hy hữu do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn. Đó là hai anh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hòa Bình có 2 sản phẩm được công nhận “Sản phẩm OCOP cấp quốc gia”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp quốc gia năm 2024 (đợt 3). Sản phẩm măng nứa khô nấu ngay của Công ty cổ phần Kim Bôi là 1 trong 2 sản phẩm của tỉnh Hòa Bình được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Theo đó, có 28 sản phẩm trong 5 nhóm sản...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Mới nhất

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025....

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Mới nhất