Trang chủKinh tếNông nghiệpHuyện Phú Lương của Thái Nguyên có 100% số xã đạt chuẩn...

Huyện Phú Lương của Thái Nguyên có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Phát huy những lợi thế sẵn có, khắc phục khó khăn, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đang trên hành trình cán đích nông thôn mới. Hiện trên địa bàn huyện đã có 100% (13/13) xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Phú Lương là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi, đặc biệt là có hệ thống giao thông kết nối Quốc gia đi qua. Cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, huyện Phú Lương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển nông, lâm nghiệp công nghệ cao, du lịch, thương mại, dịch vụ và công nghiệp.

Huyện miền núi Phú Lương của Thái Nguyên trên hành trình cán đích nông thôn mới - Ảnh 1.

Huyện Phú Lương có hệ thống giao thông kết nối Quốc gia đi qua nên thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Ảnh: Hà Thanh

Từ một huyện miền núi sản xuất nông nghiệp, đời sống khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, với chiến lược và hướng đi đúng đắn, sáng tạo, đến nay Phú Lương đã đạt được những kết quả nổi bật, toàn diện.

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn duy trì ở mức khá; Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu tăng bình quân 5,45%/năm, trong đó ngành nông, lâm, nghiệp thủy sản tăng 3,5%/năm. Năm 2024, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.416,4 tỷ đồng, công nghiệp xây dựng đạt 681,1 tỷ đồng, dịch vụ kinh tế chủ yếu đạt 2.775,5 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. 

Năng suất, sản lượng các cây trồng chủ lực hàng năm của huyện đều đạt và vượt so với kế hoạch. Đến năm 2024, sản lượng chè búp tươi đạt 47.406 tấn, cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn, sản phẩm trà Phú Lương ngày càng khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước, quốc tế, sản lượng lương thực ước đạt 32.651 tấn.

Huyện miền núi Phú Lương của Thái Nguyên trên hành trình cán đích nông thôn mới - Ảnh 2.

Chè là cây trồng thế mạnh của huyện Phú Lương giúp nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Hà Thanh

Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo được quan tâm, đầu tư phát triển. Đến nay 100% các xã có nhà văn hoá xã, xóm, sân thể thao đạt chuẩn theo quy định.

Công tác giảm nghèo, lao động, chính sách người có công được thực hiện kịp thời, đảm bảo đầy đủ theo chính sách của nhà nước. Hàng năm, toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho trên 2.000 lao động, đào tạo nghề được trên 2.500 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,78%.

Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mặc dù là huyện có xuất phát điểm thấp, nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng hạn chế, nhận thức của người dân chưa cao, tuy nhiên bằng sự nỗ lực, quyết tâm cao của chính quyền địa phương, từng bước khắc phục những khó khăn trước mắt, địa phương này đã có sự bứt phá ngoạn mục.

Tính đến thời điểm này, toàn huyện Phú Lương đã có 13/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% (tăng 13 xã so với năm 2011). Trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 23,07%); có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 15,8%). Số tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt 19 tiêu chí/xã (tăng 13,6 tiêu chí so với năm 2011). Đặc biệt, xã Tức Tranh là 1 trong 9 mô hình thí điểm của cả nước về xây dựng xã nông thôn mới thông minh. Toàn huyện có 48 xóm đạt chuẩn xóm nông thôn mới kiểu mẫu (đứng thứ nhất toàn tỉnh).

Huyện miền núi Phú Lương của Thái Nguyên trên hành trình cán đích nông thôn mới - Ảnh 3.

Mô hình “Làng nông thôn mới Saemaul” do tổ chức Quỹ toàn cầu hóa nông thôn mới Saemaul Undong Hàn Quốc (SGF) triển khai xây dựng tại xóm Phú Nam 1, xã Phú Đô, huyện Phú Lương năm 2018. Ảnh: Hà Thanh

Trên địa bàn huyện Phú Lương có 2/2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024 theo quy định. Thu nhập bình quân đầu người đạt 55,6 triệu đồng/người/năm (tăng 43 triệu đồng so với năm 2011). Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của từng xã đạt 85% trở lên.

Đến nay, tổng kinh phí huyện Phú Lương sử dụng để thực hiện chương trình nông thôn mới là gần 1.900 tỷ đồng, trong đó kinh phí do nhân dân đóng góp là gần 114 tỷ đồng. Toàn huyện có 733,28km/787,23km đường giao thông nông thôn các loại được nhựa hoá, bê tông hoá (đạt 93,15%, tăng 83% so với năm 2011).

Trên cơ sở kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2024, sớm hơn 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện Phú Lương nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Để góp phần hoàn thành mục tiêu huyện Phú Lương đạt chuẩn NTM năm 2024, huyện đã tổ chức phát động đợt thi đua cao điểm “Phú Lương quyết tâm, chung sức xây dựng huyện NTM” trên phạm vi toàn huyện. Đợt thi đua đã nhận được sự ủng hộ, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân các xã, thị trấn, góp phần xây dựng, duy trì cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn; Xây dựng đời sống văn hóa, NTM, đô thị văn minh; Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai đảm bảo tiến độ các công trình, dự án theo yêu cầu tiêu chí huyện NTM.

Huyện miền núi Phú Lương của Thái Nguyên trên hành trình cán đích nông thôn mới - Ảnh 4.

Công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Phú Lương được thực hiện hiệu quả. Ảnh: TTVH huyện Phú Lương. Ảnh

Theo bà Nguyễn Thuý Hằng – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương: Căn cứ kết quả thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, đối chiếu với Bộ tiêu chí Quốc gia về huyện NTM tại Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 – 2025 đến nay huyện Phú Lương đạt chuẩn theo yêu cầu của huyện nông thôn mới, chỉ còn chờ kết quả đánh giá, thẩm định công nhận của cấp trên.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương, trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt bằng việc lựa chọn các đột phá xây dựng NTM như: Đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân; xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường và môi trường cảnh quan nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; đẩy mạnh triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; đảm bảo tình hình an ninh trật tự để người dân thực sự được hưởng thụ thành quả từ xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng huyện Phú Lương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn 2026 – 2030.

Huyện miền núi Phú Lương của Thái Nguyên trên hành trình cán đích nông thôn mới - Ảnh 5.

Huyện Phú Lương đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: Hà Thanh

Phấn đấu đến hết năm 2030, 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn NTM, trên 50% xã NTM nâng cao theo bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026 – 2030.

Phấn đấu xây dựng huyện NTM nâng cao năm 2030; Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, phấn đấu đến hết năm 2030 thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt trên 80 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%.





Nguồn: https://danviet.vn/huyen-phu-luong-cua-thai-nguyen-co-100-so-xa-dat-chuan-nong-thon-moi-20250209215940155.htm

Cùng chủ đề

Vì sao Chủ tịch UBND huyện Long Thành bị bắt?

(NLĐO) - Trước khi bắt tạm giam, lực lượng chức năng đã khám xét và thu giữ một số tài liệu tại nhà riêng của Chủ tịch UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ...

Bác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao mùa

Theo y học cổ truyền, để phòng cúm cần giữ ấm cơ thể, ăn thực phẩm ấm nóng, bổ phế, uống trà thảo dược, tăng cường bổ sung vitamin từ trái cây, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề...

Nguồn cung nông sản, thực phẩm dồi dào, giá cả ổn định dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ

Bộ đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2025 tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Trà Vinh, kiểm tra 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.  Các đơn vị chuyên môn của Bộ đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Các địa phương đã thực hiện...

Giá vàng thế giới vượt 2.900 USD/ounce, cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất mọi thời đại vào tối nay, 10-2, với 2.910 USD/ounce. Theo ghi nhận, hiện chênh lệch giữa giá mua - bán vàng có rút ngắn so với ngày Thần tài nhưng vẫn ở mức khá...

thống nhất các nội dung về đổi mới quản lý, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Chiều 10/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc họp tập trung vào việc giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và triển khai Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh. Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Diệp Lâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) gây đàn và nhân...

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nói gì trước lo ngại “giáo viên lách luật” Thông tư 29 dạy thêm, học thêm?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GDĐT cho biết: Theo quy định của Thông tư, các cơ quan, đơn vị, nhà trường phải có trách nhiệm quản lý, giám sát; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. ...

Sự thật thông tin học sinh bị dàn cảnh để bắt cóc ở Quảng Trị

Công an thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xác minh thông tin học sinh bị dàn cảnh để bắt cóc gây hoang mang dư luận. ...

Một trong 10 xã tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, dân thu nhập tới 90,67 triệu đồng/người

Với sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, năm 2024, xã Thống Nhất (Gia Lộc) được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là 1 trong 10 xã tiêu biểu đầu tiên của tỉnh. ...

Người dân một huyện ở Hà Tĩnh gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng tới 300kg dâng lên đại danh y nước Việt

Nhân kỷ niệm 234 năm ngày mất của Đại danh y Lê Hữu Trác và tôn vinh danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới," huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nổi bật là lễ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 300kg...

Bài đọc nhiều

Phát hiện gà tiền mặt đỏ và nhiều loài động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng… xuất hiện ở Vườn Quốc gia Núi Chúa ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh...

Vì sao dạy nghề, tạo việc làm lại là cách làm quan trọng giảm nghèo ở Quảng Ngãi?

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó đã tạo sinh kế cho người dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, nâng...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Tăng tốc lấy nước gieo cấy vụ lúa quan trọng nhất trong năm

Khoảng 90% diện tích có đủ nước Tù 0h ngày 8/2, các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) đã bước vào Đợt 2 lấy nước sản xuất vụ Xuân 2025. Đợt cao điểm chống hạn dự kiến còn kéo dài đến 24h ngày 14/2/2025. Theo Cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT), hiện nay công tác lấy nước vẫn đang được thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch. Các hồ chứa...

Một huyện của Hà Giang, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới nhờ chính sách dân tộc

Huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), nằm ở biên giới phía Tây với hơn 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong những năm qua, huyện đã triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc và chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), góp phần đảm...

Cùng chuyên mục

“Sống lại” những cánh đồng sau lũ

Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại trong trận mưa lũ tháng 9/2024. Hàng trăm héc ta đất sản xuất là sinh kế của đồng bào vùng cao bị vùi lấp. Thời gian vừa qua, chính quyền địa phương cùng người dân đã và đang tích cực chung tay tái thiết sản xuất, theo đó hàng chục héc ta rau màu đang dần phủ xanh trên những vùng đất lũ.Hiện...

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Diệp Lâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) gây đàn và nhân...

Người dân Hà Tĩnh làm bánh chưng nặng 300kg cung tiến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

TPO - Người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành chiếc bánh chưng nặng 300kg, để dâng lên khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. TPO - Người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành chiếc bánh chưng nặng 300kg, để dâng lên khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Người dân làm bánh chưng nặng 300kg cung tiến...

Một trong 10 xã tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, dân thu nhập tới 90,67 triệu đồng/người

Với sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, năm 2024, xã Thống Nhất (Gia Lộc) được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là 1 trong 10 xã tiêu biểu đầu tiên của tỉnh. ...

Người dân một huyện ở Hà Tĩnh gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng tới 300kg dâng lên đại danh y nước Việt

Nhân kỷ niệm 234 năm ngày mất của Đại danh y Lê Hữu Trác và tôn vinh danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới," huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nổi bật là lễ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 300kg...

Mới nhất

Đại học tung ‘túi mù’ với 20 tổ hợp xét tuyển cho một ngành

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, có ngành ở Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội xét tuyển đến 20 tổ hợp. ...

Chính phủ đề xuất chỉ định thầu để làm nhanh nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Chính phủ đề nghị cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính (dự án điện hạt nhân Ninh Thuận) với nhà thầu được nêu tên trong Hiệp định liên Chính phủ. Chiều tối 10/2, Ủy Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương, cơ chế đặc...

Campuchia lần đầu tiên cử vận ​​động viên tham dự Đại hội Thể thao mùa đông châu Á

Theo Tân Hoa xã, lần đầu đầu tiên trong lịch sử, Campuchia cử vận động viên tham gia một kỳ Thế vận hội mùa đông châu Á. ...

“Thông” luồng cho tàu lớn vào cảng biển Vũng Tàu

Khu vực cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đang đối mặt với một số khó khăn trong việc tiếp nhận tàu lớn. ...

Mới nhất