Buôn Tơ Lơ, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk có 298 hộ, 1446 khẩu, trong đó dân tộc Ê Đê là 215 hộ, chiếm 72% dân số toàn buôn. Những năm trước, trong buôn nhiều trường hợp tảo hôn, lập gia đình từ khi 14-15 tuổi. Sau nhiều nỗ lực lồng ghép các giải pháp tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, hội, đoàn thể…, tình trạng tảo hôn ở buôn Tơ Lơ đến nay đã giảm hẳn.Để chuẩn bị tốt nhất cho Chương trình Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (Lễ Tuyên dương), ngày 24/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương.Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền.Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với 3 nước.Lần đầu tôi đến Đà Lạt là vào mùa mai anh đào nở rộ. Trước đó tôi đã nghe nhiều về loài hoa này nhưng khi tận mắt ngắm nhìn, vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp như thơ của nàng hoa. Trong hanh hao se lạnh của phố núi mờ sương, từng chùm mai anh đào bung mình khoe sắc. Cánh hoa e ấp như em bé đang say mộng bỗng giật mình tỉnh giấc, như cô sơn nữ ngơ ngác trước phố xá rộn ràng. Màu hồng tươi thắm trong vạt nắng vàng chảy mật, rạng rỡ gọi Xuân về.Cái bắt tay “lịch sử” của hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã làm sống dậy một hùng quan, tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác khôi phục bảo tồn di sản. Cứ thế, Hải Vân Quan đã sống dậy như một thời hào hùng thủa xưa, nơi mà người người đi qua phải nhớ đến.Năm 2024 đánh dấu năm thứ 11 Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức. Sự kiện do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm tôn vinh các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất trên cả nước. Ở Thanh Hóa có hai sinh viên dân tộc Mường và Thổ đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024Bát Xát (Lào Cai) là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn; tuy nhiên, thời gian qua công tác khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các dòng họ khuyến học trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt. Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư. Lễ hội Kìn chiêng bốc mạy của người Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Để bảo tồn, gìn giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cùng với đó là sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia để góp phần giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mảng.Chú trọng protein, các thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường và muối là những xu hướng trong chế độ ăn uống sẽ được nhiều người lựa chọn vào năm 2025.Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo.Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao quyết tâm chính trị, vượt qua mọi khó khăn, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đi lên của huyện.Lễ Mừng lúa mới (Hàng Sị Phạt) của dân tộc Cống tại huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.
Cầm tờ rơi tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên tay, em H’Nhen Êban (15 tuổi), buôn Tơ Lơ, xã Ea Na chăm chú đọc từng mục để hiểu thêm kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thuyết và pháp luật hôn nhân, gia đình.
H’Nhen bảo: Em đang học lớp 10, kiến thức về giới tính, hôn nhân còn hạn chế. Mỗi khi buôn có đoàn chiếu phim lưu động, tuyên truyền pháp luật, nhất là luật Hôn nhân và Gia đình, em thường đi cùng mẹ. Xem những bộ phim ngắn về tảo hôn, em thấy lấy chồng sớm rất khổ, khổ bản thân, bố mẹ mình và ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng, xã hội.
Em nghĩ rằng, lấy chồng, sinh con khi chưa đủ tuổi không chỉ làm làm dang dở việc học, mà còn gây hại cho mẹ và bé. Trẻ sinh ra trong các cặp gia đình tảo hôn sẽ thiếu thốn, thiệt thòi hơn so với những đứa trẻ khác. Tham gia những buổi tuyên truyền như thế này, em nắm được nhiều kiến thức để tiếp tục tuyên truyền đến bạn bè, người thân, đầy lùi tảo hôn. Bản thân em sẽ cố gắng học hành để sau này bớt khổ và có điều kiện chăm sóc bố mẹ, giúp ích cho cộng đồng.
Còn em H’Sôra Kpă (13 tuổi), buôn Tơ Lơ bày tỏ: mặc dù em chưa hiểu nhiều về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thuyết, nhưng em đã được nghe các thầy cô, anh chị đoàn viên tuyên truyền, xem chiếu phim về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Em xác định ở lứa tuổi của em, việc học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Từ thực thế cho thấy, những năm qua, các cấp, chính quyền, ngành, hội, đoàn thể, Ban tự quản buôn rất tích cực tuyên truyền, vận động người dân nhằm ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bằng nhiều cách, do đó tình trạng tảo hôn ở buôn Tơ Lơ dù chưa chấm dứt, nhưng đã giảm nhiều.
Ông Y Kranh Niê, Trưởng buôn Tơ Lơ cho biết: Những năm trước, mỗi năm trong buôn có vài trường hợp tảo hôn. Khi nắm được thông tin có trường hợp tảo hôn, Ban tự quản buôn cùng hội, đoàn thể đến gia đình tuyên truyền, vận động. Kết hôn chưa đủ tuổi, sinh con sớm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, trẻ sinh ra có nhiều bệnh tật.
Đồng thời, nhẹ nhàng khuyên bảo các cháu tập trung lo chuyện học, trong khi các bạn đang đi học, vui chơi mình ở nhà chăm con, lo làm việc, thiệt thòi lắm. Bên cạnh đó, tuyên truyền phụ huynh nhắc nhở con cái không lấy chồng, lấy vợ sớm, vì lấy chồng, sinh con sớm kiến thức làm mẹ chưa có, cách làm ăn, phát triển kinh tế cũng không nắm được, cuộc sống gia đình khó khăn, rồi lại xảy ra mâu thuẫn, nguy cơ cao xảy ra bạo lực gia đình. Kiên trì vận động, tình trạng tảo hôn trong buôn đã giảm dần, năm nay chỉ còn 1 trường hợp kết hôn khi chưa đủ tuổi.
Không chỉ buôn Tơ Lơ, hiện tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra tại một số buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Krông Ana, nhưng so với trước, thì tảo hôn đã giảm đáng kể, có những buôn không còn xảy ra tình trạng tảo hôn.
Bà H’Ban Niê Kdăm, Trường Phòng Dân tộc huyện Krông Ana chia sẻ: Với những cách làm cụ thể, các chính sách, pháp luật về vấn đề hôn nhân và gia đình đã được triển khai sâu rộng đến khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Năm 2024, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Krông Ana đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trên số tảo hôn đã giảm
Để ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn vùng đồng bào DTTS, các cấp chính quyền, các đoàn thể đang đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân. Đồng thời, biểu dương những dòng họ và những gia đình đã thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền tiếp tục được triển khai với hình thức đa dạng, nội dung phong phú, mong rằng tình trạng tảo hôn tại các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện sẽ từng bước được xóa bỏ.
Nguồn: https://baodantoc.vn/huyen-krong-ana-tin-hieu-tich-cuc-giam-thieu-tao-hon-o-buon-to-lo-1735035702927.htm