Trang chủNewsNhân quyềnHương Tết chợ quê

Hương Tết chợ quê

Gió se se mơn man làn da, vạn vật cựa mình tỉnh giấc cùng tiết trời chuyển Xuân, tôi bỗng thấy yêu đời đến lạ. Lòng rộn ràng, nôn nao như đứa trẻ, khao khát hương Tết, chợ quê.Có cuộc trở về là khởi đầu cho bao điều tốt đẹp. Có cuộc trở về là truyền cảm hứng bất tận về sự nỗ lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Có cuộc trở về là trả nợ quê hương, tri ân bản làng… Những thanh niên từng rời bản, vượt núi đeo đuổi con chữ để trở thành bác sỹ, mà chúng tôi đã gặp trên bao nẻo biên cương xứ Nghệ, là minh chứng cho tất cả những điều ấy.Chiều 5/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.Đầu Xuân năm mới, chúng tôi tìm đến nhà của bà Tẩn Tả Mẩy, một người phụ nữ đã bước sang tuổi 67 ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, Lào Cai để tìm hiểu về những đường nét thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao.Trải qua bao nhiêu thăng trầm, khu di tích lịch sử Quốc gia nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh) vẫn được gìn giữ, tôn tạo, trở thành điểm đến linh thiêng, thu hút hàng nghìn phật tử, du khách và người dân về chiêm bái, tham quan mỗi độ Xuân Về.Có lẽ trên mọi miền của Tổ quốc, không có miền đất nào lại nhiều hoa mai anh đào như phố núi Đà Lạt. Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, giúp mai anh đào đua nhau tách mầm, xé nụ, khoe sắc trong tiết trời Xuân ấm nồng sắc nắng. Người Đà Lạt cũng xem mai anh đào như người bạn cố tri và rất tự hào, hãnh diện mỗi khi mùa hoa anh đào lại về.Người Tà Riềng là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng, đồng bào cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ thuộc huyện biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Người Tà Riềng có những phong tục, tập quán, lễ hội riêng mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nương rẫy. Tại mỗi làng của người Tà Riềng đều có một ngôi nhà làng truyền thống làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, gọi là su moong.Có cuộc trở về là khởi đầu cho bao điều tốt đẹp. Có cuộc trở về là truyền cảm hứng bất tận về sự nỗ lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Có cuộc trở về là trả nợ quê hương, tri ân bản làng… Những thanh niên từng rời bản, vượt núi đeo đuổi con chữ để trở thành bác sỹ, mà chúng tôi đã gặp trên bao nẻo biên cương xứ Nghệ, là minh chứng cho tất cả những điều ấy.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạ nêu, khai ấn tân niên . Sắc Xuân trên cao nguyên Lâm Viên. Người giữ lửa sử thi Tây Nguyên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò đang xảy ra tại xã Xốp và xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei (Kon Tum), có nguy cơ lây lan ra diện rộng, khiến người chăn nuôi lo lắng. Điều đáng nói, số gia súc bị bệnh phần lớn chưa được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng trong đợt II năm 2024.Trong chuyến công tác tại Hà Giang, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).Sáng 5/2, tại thành phố Rạch Giá, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang khai mạc Triển lãm 85 tác phẩm được trích trong sách ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ, nhiếp ảnh Trần Lam.Từ ngày 14/2 đến ngày 16/02/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch sẽ tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025.Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết), tại Tp. Hạ Long, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND Tp. Hạ Long tổ chức Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ 2025, với chủ đề “Chào Xuân mới và Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Một gian hàng được trang trí mang đậm nét văn hóa Nam Bộ xưa.
Một gian hàng được trang trí mang đậm nét văn hóa Nam Bộ xưa.

Nhà ngoại tôi nơi miền quê, chợ nhóm (họp) trước ánh bình minh. Thuở nhỏ, tôi thích lắm những ngày cận Tết được theo ngoại đi chợ. Khác hẳn với những ngôi chợ ở Sài Gòn họp từ sáng tới khuya, chợ quê họp từ bốn giờ sáng đến khoảng tám giờ là tan. Những ngày cận Tết, chợ tan trễ hơn nhưng muốn thưởng thức cái không khí Tết thì phải rọi đèn pin soi đường đi từ rất sớm, qua mấy chiếc cầu lắt lẻo, thưởng thức cơn gió trong lành quyện hương hoa đồng cỏ nội mùa Xuân.

Ngoại tôi có nuôi nhiều vuông tôm, cá kèo… Ngày cận Tết, nước lớn mênh mông, những chiếc xà ngôm thu hoạch đầy cá kèo, tép bạc đất, bạc thẻ… Bà ngoại và tôi phải đi từ bốn giờ sáng để mang tôm, cá cân bán cho thương lái, xong tôi được tung tăng cùng chợ quê ngày Tết. Bao nhiêu năm vẫn thế, nhưng tôi cứ mê mẩn với những gian hàng quen thuộc.

Vừa qua khỏi cầu sắt lót ván gỗ đóng đinh, tôi đã ngửi thấy mùi hoa cúc vạn thọ ngào ngạt thơm, với tôi đây là hương Tết. Cúc vạn thọ là hoa Tết của xóm làng quê ngoại tôi. Ngày Tết, nhà nào cũng chưng những chậu vạn thọ trước thềm. Có nhà còn trồng đầy cả vạt sân, hương đượm cùng nắng gió mùa Xuân, sắc màu tươi sáng, rực rỡ của hoa đã khoác lên vùng quê chiếc áo mới giản dị, mộc mạc, gần gũi, yêu thương. Ngoại nói: “Hoa cúc vạn thọ rất ý nghĩa trong mùa Xuân, tượng trưng sự trường thọ và sum họp, đủ đầy”.

Một gian hàng đang chiên bánh tét để đãi du khách tham quan.
Một gian hàng đang chiên bánh tét để đãi du khách tham quan.

Nối tiếp hoa là những vựa dưa hấu được chất cao thành đống sau khi chuyển từ dưới ghe lên bến sông ngay đầu cầu, những chiếc xe lôi đạp chở dập dìu hoa và dưa. Nhiều chủng loại, kiểu dáng của dưa hấu được bày bán, dưa ăn và dưa bày Tết. Những trái dưa được cắt làm mẫu đỏ thắm để trên đống dưa trông rất hấp dẫn, tạo lòng tin cho người mua. Theo phong tục của người Việt, bày dưa hấu trong ngày Tết còn mang ý nghĩa cầu tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Ngoại tôi nói: “Dưa để bày trong ngày Tết phải chọn quả tròn to, vỏ xanh mướt, tươi bóng. Sự may mắn tràn đầy được thể hiện ở sắc đỏ của ruột dưa, sắc xanh tươi của vỏ, thể hiện niềm vui, hạnh phúc luôn hiện hữu, vị ngọt thanh mát là hương vị tình cảm của gia đình”.

Đi chợ Tết không chỉ là thói quen hay nhu cầu cần thiết mà còn chứa đựng cả tiềm thức và văn hoá. Tôi muốn ôm mùa Xuân quê ngoại vào lòng, nâng niu nét văn hóa truyền thống Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Không khí mùa Xuân đặc biệt nổi bật ở chợ quê là gian hàng bán tranh Tết. Gọi là gian hàng nhưng chỉ là chiếc chiếu trải trên nền đất, vài sợi dây sào buộc xung quanh cọc tre treo những bức tranh dân gian với nhiều hình ảnh, màu sắc hồn hậu. Tranh Tết là món ăn tinh thần quen thuộc trong mỗi gia đình của người dân quê tôi. Tranh nhỏ thì treo trên dây, tranh bản giấy to thì xếp chồng lên nhau bày trên mặt chiếu. Mọi người xúm xít chọn lựa, tiếng trầm trồ khen ngợi, tiếng góp ý bình luận đan xen tạo thành một không gian sôi động. Bà ngoại cũng dẫn tôi ghé vào chọn mấy bức tranh Xuân.

Tết đến, nhà nào ở quê cũng tự làm mứt dừa, mứt gừng, bánh phồng, kẹo chuối… nhưng gian hàng bán bánh mứt Tết vẫn rất đông, nhất là những giỏ quà xinh xắn, đầy đủ bánh mứt, rượu trà… gói kèm cùng nhau. Bà con mua làm quà tặng hoặc bày trên bàn thờ. Rồi các loại mứt khó làm như mứt bí, mứt me, mãng cầu, bánh kẹo… cũng được chọn mua. Tôi rất thích mứt bí quê ngoại vì ít đọng đường và thanh mứt to dày. Năm nào bà ngoại cũng mua dư một ít để tôi mang về Sài Gòn. Góc chợ ồn ào nhất là nơi bán gà, vịt, chúng kêu quang quác khi người mua chọn lựa. Hình như ai cũng ghé quầy thịt heo, cô bán thịt có ba, bốn người phụ mà vẫn thoăn thoắt luôn tay. Góc dịu dàng nhất là nơi bán rau cải, những bó rau non tơ, mượt mà, thân quen đến yêu thương.

Gói bánh tét cho ngày Tết.
Gói bánh tét cho ngày Tết.

Tôi bắt gặp ánh mắt trong veo, tinh khôi, sung sướng của những đứa trẻ được mẹ dẫn đi mua sắm quần áo, giày dép mới. Các cô thôn nữ chọn mua kẹp cài, ướm thử lên suối tóc đen huyền đẹp xinh, mộc mạc… Ngoại bảo, chợ quê bây giờ đã hiện đại nhiều, hàng hóa đa dạng hơn, muốn mua gì cũng có nên không còn giữ nguyên nét bình dị, chân chất, sự trân trọng, vui thích khi mua được món hàng vừa ý như ngày xưa nữa. Cảnh xưa nếp cũ cứ phai dần. Cũng như đời người, sau khoảng thời gian vô tư, vô lo cũng phải trưởng thành và buộc mình thay đổi để thích nghi. Cái giá của sự thay đổi, dù là tốt cỡ nào thì cũng mất đi những giá trị mà cả một thời ta trân quý. Bởi thế, tôi luôn nghe má và mấy dì nhắc nhở mãi về tuổi thơ với tình cảm thiêng liêng vô bờ bến.

Với tôi, Tết là để trở về, về với ký ức, với kỷ niệm, với người thân, để được đoàn viên, sum vầy. Trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, tôi ước mong cho mọi người được vui khỏe, bình an, cuộc sống hạnh phúc.

Ấm áp Chương trình “Bánh chưng xanh – Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Ngôi nhà chung





Nguồn: https://baodantoc.vn/huong-tet-cho-que-1737368973408.htm

Cùng chủ đề

Họp chợ đông vui buổi chiều, thương nhớ chợ quê ngày cận Tết

Ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có những chợ quê họp chợ và sôi động nhất vào buổi chiều. Những ngày cận Tết, chợ càng đông vui, tấp nập người ra vào. ...

Chợ quê

Chợ nông sản Vị Thanh nằm dưới chân cầu Cái Nhúc, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đây là khu chợ chuyên bán nông sản của bà con nông dân trong vùng tồn tại đã hơn 10 năm nay, mỗi người có một chỗ bán hàng từ 2-4 mét vuông. Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Tác giả: Nguyễn Văn Trung Tác phẩm...

Chợ quê bên cồn: Nếu các nơi làm được sẽ giàu mấy hồi!

'Nét chợ quê bên cồn Tân Thuận Đông (Đồng Tháp) là sản phẩm đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu các nơi làm được như vậy sẽ giàu mấy hồi, không phải tốn tiền đi tour nữa', bạn đọc danhdanh nhận xét. ...

Bánh bèo là bánh gì, làm như thế nào mà ở một chợ quê Hà Nam hễ mang bán là hết trước tiên?

Không biết từ bao giờ, bánh bèo chợ Chủ - thức quà quê mang tên theo địa danh ngôi chợ của làng Chủ (xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) lại làm người dân Ngọc Lũ những lúc xa quê cũng như thực khách trong vùng khi đã một...

Lang thang chợ làng An Giang, mê gì đâu mớ rau dại, rổ ổi chín, cá đồng mùa nước nổi, thấy mà ham

Ngày nay, chợ quê mua bán nhộn nhịp và đầy đủ các loại hàng hóa hơn xưa, nhưng nét quê vẫn còn giữ trong những âm thanh ồn ã của chợ, trong hình ảnh những lợp bắt cá hay những tấm lưới mới giăng câu về. Nếu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Lấy ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Ngày 26 và 27/4, các đại biểu từ các Bộ, ngành và cơ quan Chính phủ cùng với các bên liên quan đã thảo luận và góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Luật PCBLGĐ).

Liên hợp quốc lần đầu tiên kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi

Ngày 11/6, tại New York, Hoa Kỳ, Việt Nam cùng các nước Nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết 78/268 của Đại hội đồng Liên hợp quốc long trọng tổ chức các hoạt động lần đầu tiên kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi.   Toàn cảnh Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi tại trụ sở Liên hợp quốc, New York. Tham dự Lễ kỷ niệm chính thức tại trụ sở Liên hợp quốc có Phu nhân Tổng thống El...

Trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc” cho Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam

Chiều 10/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức lễ trao tặng Kỷ niệm chương 'Vì Hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc' cho bà Elisa Fernandez, Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam.

“Lời kêu gọi hành động Hà Nội” sẵn sàng ứng phó với thảm họa khí hậu

Theo Tuyên bố, các nhà Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bày tỏ mối quan ngại về các vấn đề nhân đạo chưa từng xảy ra nảy sinh ở khu vực kể từ...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất