Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHướng đến một nền giáo dục công bằng, chất lượng

Hướng đến một nền giáo dục công bằng, chất lượng


Khẳng định sự đúng đắn, nhân văn trong chính sách miễn học phí cho học sinh nhưng theo các chuyên gia, đây chỉ là bước đi đầu tiên và Việt Nam cần phải làm nhiều việc để hướng đến một nền giáo dục công bằng và chất lượng.

Không để giáo viên vào biên chế là… “ngủ say”

TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, khẳng định miễn học phí cho học sinh là chính sách nhân văn, chăm lo đời sống cho nhân dân của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Sự quan tâm này tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ (những người đang có con đi học phổ thông) yên tâm làm việc, cống hiến.

Tuy nhiên, ông Lâm, đây chỉ là bước đi đầu tiên và Việt Nam sẽ cần phải làm nhiều việc để hướng đến một nền giáo dục công bằng và chất lượng. TS Nguyễn Tùng Lâm kiến nghị cần chú ý đến nhà giáo, nhà trường vì lực lượng này tạo nên chất lượng nguồn nhân lực.

Miễn học phí, hướng đến một nền giáo dục công bằng, chất lượng- Ảnh 1.

TS Nguyễn Tùng Lâm kiến nghị ngoài miễn học phí, ngành Giáo dục cũng cần chú ý đến nhà giáo, nhà trường. Ảnh: Nguyên Phương.

“Nhà trường phải được tự chủ, nhân văn, sáng tạo, hội nhập. Nhà giáo phải được chăm lo đào tạo bồi dưỡng, sử dụng chọn lọc. Sử dụng nhà giáo tránh tình trạng đánh trống bỏ dùi, ai không đủ khả năng phải đào thải. Không có chuyện chỉ cần mác giáo viên, vào biên chế là ngủ say, không đổi mới. Không để tình trạng trì trệ đổi mới như thời gian qua”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Bên cạnh đó, theo ông Lâm, sau kinh tế, giáo dục là ngành phải được ưu tiên đầu tư để có nguồn nhân lực cao phát triển đất nước. Mặt khác, cần đảm bảo chỗ học cho học sinh ở các thành phố lớn.

Để hướng đến một nền giáo dục công bằng và chất lượng, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng nước ta cũng cần có tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để nhìn nhận được những hạn chế rồi từ đó có sự cải cách về chương trình học, phương pháp giảng dạy trong hệ thống giáo dục.

Cần lời giải cho bài toán học phí giữa trường công và tư

Còn theo GS.TS Phạm Tất Dong, cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam, để hướng đến một nền giáo dục công bằng và chất lượng, nước ta sẽ cần phải nghiên cứu kỹ và sớm có chính sách đó là việc kéo học phí trường tư gần với mức miễn phí như trường công nhất có thể.

“Chúng ta vẫn đang tiến hành phổ cập giáo dục với một chương trình bắt buộc. Vậy tại sao học sinh này được đón nhận miễn phí mà học sinh khác lại phải đóng học phí mới được thụ hưởng? Trường công đã thực hiện miễn phí, tôi rất hoan nghênh và hy vọng rằng một lúc nào đó, sẽ có chính sách hỗ trợ để học sinh trường tư đóng học phí ít hơn hiện nay”, ông Dong chia sẻ.

Vị cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam mong rằng, trong tương lai, các nhà lãnh đạo có thể nghiên cứu kỹ hơn nữa để sớm có những chính sách mới tạo ra sự bình đẳng, công bằng giữa tất cả trẻ em.

Trao đổi với báo chí, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD-ĐT Trần Thanh Đạm cho biết, về phía các trường dân lập tư thục, Bộ GD-ĐT đang phối hợp với các Bộ, ngành làm việc với các địa phương, nghiên cứu tham mưu cấp thẩm quyền để có quy định cụ thể đảm bảo tính phù hợp để bao phủ được chính sách miễn học phí.

Hiện nay, quy định về miễn giảm, hỗ trợ cấp bù học phí và chi phí sinh hoạt cho học sinh tại các trường dân lập, tư thục đã được nêu rõ trong Luật Giáo dục 2019 và các nghị định của Chính phủ.

Miễn học phí, hướng đến một nền giáo dục công bằng, chất lượng- Ảnh 3.

GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ và sớm có chính sách kéo học phí trường tư gần với mức miễn phí như trường công.

Cụ thể, theo Luật Giáo dục 2019, các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ giáo dục, đào tạo (trừ các dịch vụ do Nhà nước định giá). Mức thu này phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, đồng thời cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội.

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục cũng phải thuyết minh chi tiết về chi phí giáo dục bình quân trên mỗi học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí cho toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, phổ thông. Ngoài ra, họ phải công khai lộ trình và tỷ lệ tăng học phí trong các năm tiếp theo, đảm bảo không quá 10%/năm đối với mầm non, phổ thông. Việc công khai này phải tuân thủ quy định pháp luật và có trách nhiệm giải trình với người học, xã hội.

Học sinh thuộc diện miễn, giảm học phí hoặc được hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sẽ được Nhà nước hỗ trợ tối đa bằng mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên cùng địa bàn.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để nghiên cứu, xem xét và quyết định các phương án triển khai phù hợp. Trước mắt, cần đảm bảo điều kiện trường lớp và tính công bằng trong tiếp cận giáo dục của học sinh.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn phát triển của hệ thống giáo dục tư thục, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu các quy định liên quan đến học phí, mức cấp bù và chính sách hỗ trợ phù hợp.

Nâng tầm nền giáo dục Việt Nam

Ông Bùi Sỹ Lợi, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đánh giá, chính sách miễn học phí là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa công bằng giáo dục, mà còn thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai của thế hệ trẻ. “Mỗi đứa trẻ có quyền được học tập, và việc miễn học phí chính là chìa khóa giúp các em đến gần hơn với ước mơ của mình”, ông Lợi nhấn mạnh.

Miễn học phí, hướng đến một nền giáo dục công bằng, chất lượng- Ảnh 4.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, bên cạnh nhiều lợi ích, chính sách miễn học phí cũng kéo theo nhiều áp lực.

Bên cạnh nhiều lợi ích, theo ông Bùi Sỹ Lợi, chính sách miễn học phí cũng sẽ kéo theo những áp lực. Một trong số đó là khả năng các trường công lập sẽ phải đón nhận lượng học sinh tăng đột biến khi nhiều em từ trường tư chuyển sang. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và phương thức tổ chức giảng dạy để hệ thống giáo dục công không rơi vào tình trạng quá tải.

Theo ông Lợi, việc thực hiện chính sách này cần những giải pháp đồng bộ để đảm bảo chất lượng giáo dục không bị chênh lệch giữa các vùng miền. Điều quan trọng nhất là phải bảo đảm điều kiện học tập tốt cho tất cả học sinh, từ cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo viên đến các chính sách hỗ trợ phù hợp. Nếu chỉ miễn học phí mà không đầu tư toàn diện thì vẫn chưa thể mang lại sự công bằng thực sự trong giáo dục.

Để đạt được mục tiêu này, theo ông Lợi, nước ta cần chú trọng đầu tư vào 3 yếu tố. Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng, ông Lợi cho rằng, việc xây dựng trường lớp khang trang, trang bị đầy đủ thiết bị học tập là yêu cầu cấp bách, đặc biệt tại các địa phương còn nhiều khó khăn.

Thứ 2 là việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Ông Lợi cho hay, nước ta cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và điều động giáo viên đến những vùng khó khăn để nâng cao chất lượng giảng dạy. “Người thầy chính là nhân tố quyết định sự thành công của giáo dục”, ông Lợi nói.

Cuối cùng, về việc hỗ trợ tài chính và chính sách vùng khó khăn, vị nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng cần tạo điều kiện để các địa phương nghèo có nguồn lực phát triển giáo dục bền vững, không để bất kỳ đứa trẻ nào phải bỏ học vì hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, ông Lợi cũng cho rằng, để giáo dục Việt Nam thực sự thay đổi, hướng đến mục tiêu chất lượng thì cần phải xóa việc chạy theo thành tích, chuyển từ ‘học để thi’ sang ‘học để làm, để sáng tạo”, tăng tính thực tiễn, trang bị kỹ năng sống; giáo viên đóng vai trò là người truyền cảm hứng, hướng dẫn- không phải người đọc cho trò chép; học sinh cần học cách tư duy, cách giải quyết vấn đề; hệ thống kiểm tra, đánh giá cũng cần thực chất, đa dạng hơn, không tạo áp lực thi cử nặng nề lên cả xã hội như hiện tại…

Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng đã thực hiện các chiến lược khác nhau để đảm bảo giáo dục phổ thông, từ cấp mầm non đến cấp trung học, được cung cấp miễn phí cho mọi người dân. Nhờ sự đầu tư thỏa đáng, một số nước đã có bước tiến dài trong việc thúc đẩy giáo dục phát triển.

Phần Lan được coi là một điển hình thành công trong lĩnh vực giáo dục khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của một nền giáo dục toàn diện trong việc nuôi dưỡng tư duy phản biện và tính sáng tạo. Chính sách miễn học phí tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình các học sinh, nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản và chương trình giảng dạy toàn diện.

Thụy Điển cũng là quốc gia đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp nền giáo dục phổ thông miễn phí, chất lượng cao và dễ tiếp cận cho người dân. Chính sách miễn học phí đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể tiếp cận giáo dục, bất kể xuất thân. Giáo viên ở Thụy Điển được yêu cầu phải có bằng cấp giảng dạy phù hợp và được khuyến khích tham gia phát triển chuyên môn liên tục.

Đức miễn phí học phí đối với cả sinh viên trong nước và sinh viên quốc tế. Điều này có nghĩa là học tại các trường công lập từ tiểu học đến THPT được miễn học phí. Chính phủ tài trợ các chi phí liên quan, bao gồm lương giáo viên, cơ sở vật chất và tài liệu giáo dục.

Khoảng một nửa số trường đại học ở Đức là trường công lập và các trường này miễn học phí cho sinh viên. Năm 2014, Đức chính thức miễn học phí cho hầu hết sinh viên theo học chương trình cử nhân và thạc sĩ, không phân biệt quốc gia.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/mien-hoc-phi-huong-den-mot-nen-giao-duc-cong-bang-chat-luong-20250307221004725.htm

Cùng chủ đề

Miễn học phí từ bậc mầm non tại TP HCM được thực hiện thế nào?

(NLĐO)-Đối với học sinh tại các trường ngoài công lập, Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm chi trả trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh ...

Hướng dẫn chính thức việc miễn học phí cho học sinh ở TPHCM

(Dân trí) - TPHCM chính thức có hướng dẫn về việc thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT. Sở GD&ĐT TPHCM mới đây có hướng dẫn về triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/2025 của HĐND thành phố về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo...

Học sinh trường tư được giảm học phí thế nào từ năm học 2025

Khác với hệ thống trường công lập, hầu hết các trường tư đều đưa ra mức học phí cao, có trường thu học phí lên đến vài chục triệu đồng/tháng. Cuối tháng 2, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tháng 9/2025).Ngay sau khi thông tin này công bố,...

Mở rộng hệ thống trường công lập chất lượng cao: Cần nghiên cứu kỹ

Mô hình trường công lập chất lượng cao, trường liên cấp tiến tiến, hiện đại và trường công lập liên kết đào tạo với nước ngoài nếu được Hà Nội đầu tư, mở rộng cần có sự cân nhắc cẩn trọng kèm theo những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. ...

5 trường hợp được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập Hà Nội 2025

Sở GD&ĐT Hà Nội quy định 5 trường hợp được tuyển thẳng lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026. Thứ nhất, học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT của trường Phổ thông dân tộc nội trú.Thứ hai, học sinh là người dân tộc ít người, thuộc một trong 16 dân tộc gồm: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ

Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé MILO đồng hành cùng Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền...

Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân bắt nhịp với xu hướng phát triển bền vững, kinh tế xanh như thế nào để có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội? ...

Vượt qua rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đồng hành cùng sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, các nữ doanh nhân đang vượt qua nhiều rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. ...

Vinamilk hỗ trợ nước uống, sữa tại sự kiện diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam

Đồng hành với sự kiện Diễu hành áo dài và Xếp hình bản đồ Việt Nam do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức vào sáng 29/3, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tài trợ...

Bài đọc nhiều

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Học phí tháng trường công thấp nhất 19.000đ, cao nhất 52.000đ

Học phí trường công lập tỉnh Kon Tum chia 3 vùng với 3 cấp học. Theo Nghị quyết 33/2024/NQ-HĐND, mức học phí thấp nhất là cấp THCS thuộc vùng 3 với 19.000đ/học sinh/tháng, cao nhất là cấp mầm...

Không công khai thông tin sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận: Còn nhiều băn khoăn

Nhiều người băn khoăn về quy định 'cá nhân, tổ chức không được công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm...

Những mốc thời gian cần nhớ trong kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội

Kỳ thi lớp 10 công lập của Hà Nội bắt đầu ngày 9/6, dự kiến công bố điểm ngày 4/7. Source link

Những điểm đặc biệt khiến phương pháp giáo dục Kumon trở nên phổ biến

Nhu cầu học tập tại Việt Nam ngày càng gia tăng, hàng loạt mô hình giáo dục quốc tế được giới thiệu, mang đến cho các bậc phụ huynh nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm một phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Trong đó, không thể không nhắc đến phương pháp giáo dục Kumon đến từ Nhật Bản đang được Trung tâm Ngoại ngữ và Toán Kumon áp dụng và được nhiều phụ huynh tin tưởng.Phương...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1 ĐỘNG CƠ BLDC SẢN PHẨM QUẠT TRẦN SUNHOUSE APEX

Kính gửi: Quý khách hàng, Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Công ty Cổ phần Tập...

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “NHẬP QUẠT ĐUA TOP

Nhằm đồng hành cùng Quý Đại lý trong mùa cao điểm nắng nóng, đồng thời thúc đẩy hoạt động bán hàng với các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu...

Mới nhất