Trang chủDestinationsThanh HóaHụi, họ, biêu, phường - hàng trăm người dân khóc ròng (Bài...

Hụi, họ, biêu, phường – hàng trăm người dân khóc ròng (Bài 1): Những cái kết buồn


Trong nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ vỡ hụi, mặc dù cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo thế nhưng nhiều người dân vẫn không xem đây là bài học mà vẫn tiếp tục lao vào cơn xoáy của “con ma hụi”. Những đồng tiền “xương máu” của một bộ phận người dân dành dụm bấy lâu bỗng chốc bị mất trắng, làm cho hàng trăm gia đình tan nát, để lại hậu quả khó lường.

Hụi, họ, biêu, phường - hàng trăm người dân khóc ròng (Bài 1): Những cái kết buồnAnh Tào Đức Chính, thôn Điền Lý, xã Điền Lư (Bá Thước) chỉ tay về khu đất dự định làm nhà mới của mình.

Dưới cái nắng như thiêu đốt của những ngày tháng 5 càng làm cho thôn Điền Lý, xã Điền Lư (Bá Thước) trở nên oi bức, u ám sau sự việc chủ hụi Phạm Thị L. nhảy sông tự tử, gây chấn động cả một vùng quê nghèo. Theo đó, vào sáng ngày 18-5-2023, người dân địa phương phát hiện xe máy và đôi dép của chị Phạm Thị L. để lại trên bờ đê sông Mã. Sau khi tìm kiếm thì người dân phát hiện thi thể chị L. tại lòng hồ thủy điện Bá Thước 2. Nhận được tin báo, Công an huyện Bá Thước cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương có mặt tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra làm rõ. Bước đầu, xác định chị L. tử vong do nhảy sông tự tử. Nguyên nhân được phỏng đoán là do vỡ hụi.

Theo thông tin từ Công an huyện Bá Thước, chị Phạm Thị L. làm chủ của 7 dây hụi, trong đó đã thanh toán xong 4 dây hụi, còn 3 dây hụi sắp đến kỳ thanh toán. Số tiền của 3 dây hụi này khoảng vài trăm triệu đồng, số chân hụi bị ảnh hưởng khoảng 55 người. Do chị L. đã tử vong nên đến thời điểm hiện tại chưa có chân hụi nào làm đơn phản ánh lên chính quyền địa phương về số tiền mình đã mất.

Cũng tại thôn Điền Lý, xã Điền Lư vào đầu tháng 7-2022 cũng xảy ra một vụ vỡ hụi gây chấn động cả xã, huyện, làm cho 104 “con hụi” lâm vào cảnh nhà tan, cửa nát, có người xót của phải nhập viện cấp cứu. Theo thông tin từ UBND xã Điền Lư, lợi dụng lòng tin của người dân, chị Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1976, thôn Điền Lý đã đứng ra làm chủ hụi, huy động vốn của 104 người dân trong thôn, xã và các vùng phụ cận. Tổng số tiền Nguyễn Thị Minh huy động lên tới hơn 20 tỷ đồng; người cho vay tiền mặt ít nhất 19 triệu đồng, nhiều nhất 1,4 tỷ đồng. Ngày 30-6-2022, chị Nguyễn Thị Minh công bố vỡ nợ do không có khả năng trả nợ số tiền trên và “lặn mất tăm” khỏi nơi cư trú đến nay chưa về.

Sau khi Nguyễn Thị Minh tuyên bố vỡ nợ, nhiều người mất ăn, mất ngủ, lâm vào cảnh điêu đứng, nợ nần chồng chất. Điển hình như gia đình anh Tào Đức Chính và vợ là chị Phạm Thị Thanh cách nhà chủ hụi Nguyễn Thị Minh chừng 100m. Anh Chính không có việc làm, vợ thì lăn lộn sớm hôm ngoài chợ Điền Lư chắt bóp từng đồng để tham gia một vài chân hụi. Mục đích là sau 2 năm sẽ tích cóp một số tiền để làm lại ngôi nhà đang ở vì đã xuống cấp nghiêm trọng. Anh Chính cho biết: “Số tiền gia đình góp hụi khoảng 1 tỷ đồng, khi đến kỳ hốt hụi, vợ chồng tôi chạy đôn chạy đáo đi xem ngày động thổ, bỏ móng làm nhà. Sau khi biết tin bà Minh tuyên bố vỡ nợ, vợ chồng tôi choáng váng, đất trời như đổ sụp, mất ăn mất ngủ cả năm trời. Bao nhiêu tiền dành dụm bấy lâu giờ đã trắng tay, ngôi nhà đang ở xuống cấp, mỗi khi trời mưa thì thấm dột, ngập lụt. Gia đình tôi giờ đây thật sự khó khăn, con cái đang trong tuổi ăn học, lại phải nuôi anh trai bị tâm thần, thời gian tới không biết sẽ ra sao?”.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Lư, cho biết: Chơi hụi, phường đã tồn tại từ rất lâu ở địa phương. Về mặt tích cực đây là một hình thức góp vốn, tích lũy tiền để hỗ trợ nhau trong đời sống. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng việc chơi hụi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, làm cho không ít gia đình rơi vào cảnh lao đao. Để chấn chỉnh tình trạng này, thời gian tới địa phương sẽ tăng cường công tác quản lý, rà soát những dây hụi có nguy cơ vỡ hụi, chủ hụi có nghi vấn lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để triển khai, thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa, sớm can thiệp, giải quyết hiệu quả các vụ vỡ hụi khi mới phát sinh, hạn chế để xảy ra tình trạng người dân tụ tập đông người, làm mất an ninh trật tự tại địa phương.

Cùng cảnh ngộ như anh Chính, chị Hoàng Thị Chiến, thôn Trần Cầu, xã Quảng Bình (Quảng Xương) không cầm được nước mắt vì xót xa cho số tiền 120 triệu đồng của mình có nguy cơ bị mất khi tham gia dây hụi do chị Lê Thị Thủy, sinh năm 1979 ở thôn Cống Trúc, xã Quảng Bình làm chủ hụi.

Chị Chiến cho biết gia đình mình làm nông nghiệp, quanh năm chân lấm tay bùn, nhịn ăn, nhịn uống tích cóp những đồng tiền từ cây lúa, củ khoai để tham gia 3 chân hụi, mỗi chân 2 triệu đồng. Cứ mỗi lần đến kỳ lĩnh hụi, chị Chiến lại bị chủ hụi khất lần, hứa hẹn tháng này, tháng sau. Vì tin tưởng, thấy Thủy là người hiền lành, ăn nói nhỏ nhẹ, nhà lại khá giả nhưng đến khi Thủy tuyên bố vỡ nợ thì chị Chiến mới tá hỏa. Cứ mỗi lần nghĩ đến số tiền đã mất mà đến bữa ăn không nuốt được cơm. Theo chị Chiến, ở nơi chị sinh sống cũng có rất nhiều người dân nghèo khó, thậm chí có cả người già đã tích cóp tiền đóng hụi, mong có được chút vốn liếng chăm lo cho gia đình nhưng giờ đây đều bị chủ hụi “cuỗm” mất. Sự việc xảy ra thật xót xa.

Trung tá Nguyễn Xuân Hưng, Đội trưởng Đội cảnh sát hình sự (Công an huyện Quảng Xương) cho biết: Từ tháng 7 đến tháng 9-2022 đơn vị đã tiếp nhận khoảng hơn 60 đơn tố cáo của các cá nhân ở các xã: Quảng Bình, Quảng Khê, Quảng Hợp, Quảng Ninh và thị trấn Tân Phong tố cáo chị Lê Thị Thủy, sinh năm 1979, thôn Cống Trúc, xã Quảng Bình về hành vi chiếm đoạt số tiền chơi phường, hụi khoảng 8 tỷ đồng. Qua xác minh cho thấy, từ năm 2020, Thủy đứng ra mở các dây phường, hụi với hình thức 1 dây phường, hụi có 20 người tham gia, mỗi người đóng 2 triệu đồng tiền gốc. Đến kỳ lĩnh phường (1 tháng/lần) nếu người tham gia chưa đến lượt lấy sẽ được trả lãi 400 nghìn đồng/tháng. Ngược lại, nếu người nào muốn lấy phường trước, ngoài tiền gốc 2 triệu đồng thì sẽ phải đóng thêm 400 nghìn đồng tiền lời. Ai muốn lấy trước thì báo trước 1 tháng sẽ được Thủy sắp xếp. Lịch đóng tiền được quy định vào ngày 28 âm lịch hàng tháng, bằng tiền mặt. Tuy nhiên, ngày 30-6-2022 chị Thủy và gia đình đã đi khỏi địa phương. Sau khi xác định có dấu hiệu của tội phạm, Công an huyện Quảng Xương đã chuyển hồ sơ cho Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) thụ lý, điều tra theo thẩm quyền.

Sau khi làm việc với chính quyền địa phương cũng như nắm bắt dư luận Nhân dân, vụ vỡ hụi ở xã Quảng Bình do Lê Thị Thủy làm chủ có số tiền còn cao hơn rất nhiều và số “con hụi” có thể lên đến hơn 100 người, bởi vì có nhiều nguyên nhân khác nhau nên người bị hại không làm đơn tố cáo hoặc không khai báo với cơ quan chức năng.

Trên đây chỉ là 3 trong số hàng chục chủ hụi trên địa bàn tỉnh tuyên bố vỡ nợ hoặc “ôm” tiền của các “con hụi” rời khỏi địa phương. Điển hình như chủ hụi Trịnh Thị Nh., sinh năm 1972, trú tại tổ dân phố Tân Thanh, thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) tổ chức 2 dây họ với 55 thành viên tham gia, mỗi người đóng 5 triệu đồng/tháng, tổng vốn huy động là 150 triệu đồng/tháng. Với chiêu thức thu tiền họ nhưng không trả tiền cho người chơi họ, đến nay tổng số tiền Nh. nợ chưa trả là gần 7 tỷ đồng. Đầu năm 2023 Nh. đã trốn khỏi địa phương. Hay như vụ vỡ hụi với số tiền lên tới gần 14 tỷ đồng, do bà Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1958, ở khu 4, thị trấn Yên Cát (Như Xuân) làm chủ hụi. Sau khi bà Hạnh thông báo không có khả năng chi trả thì đồng nghĩa với việc có 186 người tham gia chơi hụi với bà Hạnh bị mất với tổng số tiền là 13 tỷ 800 triệu đồng…

Có thể khẳng định, những vụ việc vỡ hụi trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của một bộ phận người dân, gây áp lực trong công tác quản lý Nhà nước, nhất là khi chủ hụi có ý định lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người tham gia, nhiều vụ vỡ hụi gây hậu quả rất nghiêm trọng, số vụ vỡ hụi, giật hụi lên đến hàng chục tỷ đồng, tiềm ẩn gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Bài và ảnh: Xuân Minh

Bài 2: Nhận diện biêu, phường và những giải pháp chấn chỉnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Danh tính 4 bà trùm giật hụi gần 200 tỷ đồng tại Bình Thuận

Chiều 30/11, tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức, ông Huỳnh Long Khánh, Trưởng Công an TP Phan Thiết thông tin về các vụ vỡ hụi thời gian gần đây trên địa bàn TP Phan Thiết.Ngày 18/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an TP Phan Thiết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Ngô Thị Loan Chi về hành vi lừa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Xua tan nỗi lo mẩn ngứa, mụn nhọt mùa nắng nóng

Mẩn ngứa, mề đay là “nỗi ám ảnh ngày hè” của nhiều người. Nếu không có giải pháp xử lý hiệu quả, các triệu chứng thường xuyên tái đi tái lại sẽ rất khó chịu, gây phiền toái trong sinh hoạt.Vì sao hay bị mẩn ngứa, mề đay vào mùa hè?Mùa nắng nóng, nhiều người thường gặp tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Da nổi các nốt, mảng mẩn đỏ, ngứa âm ỉ hoặc dữ dội khiến người...

Toàn bộ thương hiệu sữa bột trẻ em của Vinamilk đạt giải thưởng Purity Award về an toàn, tinh khiết của Mỹ

Tiếp nối việc nhãn hàng Optimum Gold là sữa bột trẻ em đầu tiên của Châu Á đạt giải thưởng Purity Award, hiện nay toàn bộ thương hiệu sữa bột trẻ em của Vinamilk đều đã đạt giải thưởng danh giá này.Nhiều dòng sữa bột Vinamilk như Dielac Alpha Gold, Optimum Gold, Yoko Gold… được các gia đình ưa chuộng vì chất lượng và độ an toàn cao.Optimum Gold tự hào là cánh chim đầu đàn của ngành...

Hòn Trống Mái ngàn năm trên danh thắng Trường Lệ

Hòn Trống Mái là danh thắng thuộc Cụm Di tích lịch sử văn hoá danh thắng Quốc gia Núi Trường Lệ, TP Sầm Sơn. Hàng năm, có hàng nghìn du khách đến đây tham quan, vãn cảnh, nhất là từ khi TP Sầm Sơn tổ chức Lễ hội Tình yêu Hòn Trống Mái, đây được xem là một sản phẩm du lịch mới, độc đáo mà địa phương muốn mang đến cho du khách.Hòn Trống Mái biểu tượng...

Khánh thành, bàn giao 2 nhà tình nghĩa tại huyện Thạch Thành

Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2023), thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạch Thành đã tổ chức lễ khánh thành, bàn giao “Nhà Tình nghĩa” tặng 2 gia đình chính sách tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh...

Phong trào văn nghệ quần chúng ở Quan Hóa

Những năm qua, huyện Quan Hóa luôn quan tâm phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Nhiều câu lạc bộ (CLB), đội văn nghệ ở các xã, thị trấn đã được thành lập và hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.Người dân bản Bút, xã Nam Xuân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.Bản Bút là một trong những bản của xã Nam Xuân có phong...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Tiếp tục không có đơn hàng, một công ty may gần 50 năm tuổi hợp tác kinh doanh sân pickleball

(NLĐO)- Thời hạn hợp tác là 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng và giá trị hợp đồng ước tính khoảng 1,8 tỉ đồng. ...

Mỹ siết chặt kiểm soát đầu tư Trung Quốc vào các lĩnh vực trọng yếu

Ngày 21/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một bản ghi nhớ yêu cầu gia tăng hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược của Mỹ, bao gồm công nghệ và cơ sở hạ tầng trọng yếu, thông qua việc mở rộng thẩm quyền của ủy ban đánh giá đầu tư nước ngoài.

Độc lạ khu chợ không cân ký, chỉ bán đong theo dĩa

Giữa phố xá nhộn nhịp công nhân giờ tan ca, xuất hiện một khu chợ ‘chồm hổm’ mang đậm nét thân thương của miền Tây sông nước. Ở đây người bán không dùng cân, mà đong sẵn vào dĩa, rổ… để khách lựa. ...

Mới nhất