Trang chủKinh tếNông nghiệpHục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng...

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời

Sau gần 2 tháng kể từ khi siêu bão Yagi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, đến nay hàng nghìn héc ta rừng trên địa bàn vẫn chưa thể khôi phục lại. Câu chuyện “hồi sinh” cho những cánh rừng “chết” đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho tỉnh Quảng Ninh.

Thiệt hại hàng trăm nghìn héc ta rừng

Ba Chẽ là một trong những địa phương có diện tích rừng bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 3, với trên 18.600 ha, hơn 3.400 hộ dân, đơn vị, công ty lâm nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó chủ yếu là cây keo có độ tuổi từ 2 đến 6 năm bị gãy đổ; ước thiệt hại khoảng 550 tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình có diện tích thiệt hại lớn, hiện việc thuê nhân công gặp khó khăn, không thể thực hiện tận thu cây gãy đổ dẫn đến nguy cơ mất trắng khi thời tiết ngày càng hanh khô.

Đang cùng gia đình thu gom những cây keo bị gãy đổ sau bão, anh Triệu A Sáng, người dân thôn Khe Mười, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho biết, hơn 1 tháng nay gia đình anh phải nhờ vả hàng xóm và anh em, họ hàng giúp đỡ lên rừng thu dọn các cây bị gẫy đổ. Vừa là để dọn dẹp vừa tận thu những cây gẫy gia đình cũng rất khó khăn.

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời- Ảnh 1.

Người dân huyện Ba Chẽ thu gom những cây keo bị gãy đổ sau bão

Trước đây chỉ khoảng 200.000 đồng/ngày công thì giờ phải từ 300.000-350.000 đồng nhưng vẫn không có người làm, vì dọn rừng bị gãy đổ vừa khó di chuyển, vừa mệt hơn lúc thu gỗ bình thường. Mặt khác hiện nay giá thu mua gỗ rừng tận thu thấp, có đơn vị thu mua còn ép giá người dân vì lượng cây đổ quá nhiều. Nếu tính ra các khoản chi phí thì người trồng rừng bị thiệt đơn thiệt kép, không còn nguồn thu nhập.

“Thu dọn cây đổ rất vất vả vì đồi dốc, cây nhỏ lại gẫy đổ lộn xộn. Chúng tôi vẫn động viên nhau cố gắng lên mong rằng năm sau sẽ không có bão to như vừa rồi nữa. Nếu bỏ rừng thì lại càng khó khăn hơn vì lấy gì mà sinh nhai. Trước mắt thì tôi sẽ trồng khoai, ngô, sắn để có nguồn thu phục vụ nhu cầu trước mắt. Còn về lâu về dài thì vẫn phải tiếp tục trồng và chăm sóc diện tích rừng đã được giao”, anh Sáng nói.

Anh Sáng đề xuất tỉnh có ý kiến để các đơn vị thu mua không ép giá khi mua gỗ tận thu rừng của người dân và tìm nguồn cung cây giống có giá ổn định, đồng thời có chính sách hỗ trợ để người trồng rừng tái khôi phục sản xuất.

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời- Ảnh 2.

Việc thu gom các cây gẫy đổ gặp rất nhiều khó khăn do đồi dốc, cây gẫy đổ lộn xộn, thiếu nhân công

Bà Nguyễn Thị Gái, Chủ tịch Hội nông dân xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho biết, chỉ tính riêng xã Đồn Đạc đã thiệt hại trên 3.000 héc ta rừng keo, quế, bạch đàn. Rừng gẫy đổ sau bão ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân trong xã vì người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng rừng.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động bà con tận thu các cây gẫy đổ sau bão và sớm khắc phục lại diện tích rừng đã bị thiệt hại để sau 5 năm sẽ được khai thác, có nguồn vốn cho bà con. Chúng tôi cũng đã có kế hoạch vận động bà con sau khi dọn dẹp và trồng lại rừng thì sẽ vào các khu công nghiệp làm để có thu nhập, ổn định cuộc sống”, Bà Gái cho biết.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, đến hết tháng 9/2024, tổng diện tích rừng bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trên 119.000 ha (mức thiệt hại từ 30-100%, phần lớn diện tích không có khả năng phục hồi), trong đó diện tích rừng trồng là trên 112.400 ha, diện tích rừng tự nhiên là trên 6.600ha.

Ông Nguyễn Thanh Khương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh cho biết, về lâu dài là an ninh nguồn nước, sạt lở đất, an toàn hồ đập, tác động đến hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, thiếu hụt nguồn cung từ keo, bạch đàn, thông…, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của cộng đồng, nhân dân; đến mục tiêu tăng trưởng và mức thu nhập bình quân đầu người của địa phương này, cùng với đó là nhiều hệ lụy hữu hình, vô hình khác mà chưa chưa thể đo, đếm.

Mặt khác, hiện có khoảng 6 triệu tấn vật liệu dễ cháy từ cây rừng bị gãy đổ vẫn đang hiện hữu, nguy cơ cháy rừng trong mùa hanh khô rất cao. Chỉ tính từ ngày 28/9 đến ngày 15/10, trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ cháy các rừng thực bì. Diện tích cháy chủ yếu là cây bạch đàn, keo, là các diện tích đã bị bão số 3 tàn phá.

Nhiều giải pháp hỗ trợ người trồng rừng

Để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra và giảm thiểu khó khăn cho các đối tượng trực tiếp sinh sống, sản xuất kinh doanh bằng nghề rừng, ngày 1/10, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành văn bản số 2832/UBND-KTTC phát động đợt cao điểm 30 ngày đêm hỗ trợ thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, huy động lực lượng từ các đơn vị vũ trang, kiểm lâm, thanh niên xung kích tăng cường các biện pháp bảo vệ, phòng chống cháy rừng sau bão, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời- Ảnh 3.

Tỉnh Quảng Ninh đã phát động đợt cao điểm 30 ngày đêm hỗ trợ thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Thực hiện đợt cao điểm này, hiện các địa phương có rừng đang tập trung thực hiện hỗ trợ thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu lâm sản sau bão. Điển hình, huyện Đầm Hà tăng cường thông tin đến người dân, các đơn vị, công ty lâm nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các địa phương bố trí lực lượng hỗ trợ tối đa cho các hộ trồng rừng; Ban Quản lý rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp thực hiện việc dọn dẹp, tận thu lâm sản, phát quang thực bì, làm đường băng cản lửa hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy.

Ngay sau bão, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp chỉ đạo để ngành lâm nghiệp khắc phục thiệt hại như thực hiện thống kê, báo cáo Chính phủ hướng dẫn hỗ trợ; chỉ đạo xây dựng Đề án quy hoạch lại 3 loại rừng; kết nối các đơn vị công nghệ, phát triển rừng để tìm hiểu, nghiên cứu, bàn giải pháp tái cơ cấu loại cây trồng trong phát triển lâm nghiệp, làm việc với các ngân hàng để khoanh, hoãn, giãn nợ, các chính sách ưu đãi để tái đầu tư, khôi phục sản xuất, đảm bảo trồng lại rừng cho kịp mùa vụ.

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời- Ảnh 4.

Tổng diện tích rừng bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trên 119.000 ha.

Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đối với thành viên thuộc tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân: Mức cho vay theo phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng được phê duyệt nhưng không quá 30 triệu đồng/ha.

Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ; thời hạn cho vay tối đa không quá 25 năm. Trong 5 năm đầu khách hàng chưa phải trả nợ gốc.





Nguồn: https://danviet.vn/huc-hoi-hang-tram-nghin-hec-ta-rung-sau-bao-o-quang-ninh-bang-cach-nao-khong-de-tra-loi-20241025062357995.htm

Cùng chủ đề

Công bố quyết định thành lập các Đảng bộ cơ sở của thành phố Hạ Long

Ngày 3/2, thành phố Hạ Long long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, công bố quyết định thành lập các Đảng bộ cơ sở và thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận Thành ủy. ...

Hơn 750 tấn hàng hóa được xuất khẩu tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II

(Dân trí) - Tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân II trong ngày 31/1 đạt 752 tấn, với tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 9,3 triệu USD, tăng khoảng 5 lần so với năm 2024. Ngày 31/1 (tức mùng 3 Tết Ất Tỵ), tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái, Quảng Ninh), hoạt động xuất nhập khẩu đã sôi động trở lại sau 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán.Tại cửa...

Khách Tây đến ngôi chùa nổi tiếng nhất Hạ Long

TPO - Đến TP Hạ Long vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều vị khách nước ngoài hòa mình cùng văn hóa người Việt khi đến chùa chiêm bái và xin chữ đầu năm. 30/01/2025 | 13:21 TPO - Đến TP Hạ Long vào dịp Tết Nguyên...

Chủ tịch Quảng Ninh lì xì khách du lịch tàu biển ‘xông đất’ đầu năm

TPO - Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đức Ấn đón đoàn 500 khách du lịch quốc tế trên tàu biển Silver Dawn đến xông đất du lịch Quảng Ninh trong ngày đầu năm mới xuân Ất Tỵ 2025. 29/01/2025 | 15:05 TPO - Chủ tịch UBND tỉnh...

Màu văn hóa Tết trong các dân tộc tỉnh Quảng Ninh

Những cô gái Dao trong trang phục dân tộc sặc sỡ ngồi thêu khăn, gian nhà mộc mạc của thợ mỏ, mọi người quây quần gói bánh chưng…, được tái hiện trong không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sau Tết Nguyên đán, giáo viên “tìm” học sinh đến lớp

Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cơ bản đến lớp đầy đủ. Tuy nhiên, một số ít học sinh vẫn còn ở nhà, thầy cô giáo đã đến nhà thăm hỏi, động viên học sinh trở lại lớp. ...

Loại lá được ví như thần dược chữa bệnh cảm cúm, khó tiêu nhưng nếu dùng sai cách thì tác hại như thế nào?

Không chỉ là một loại rau gia vị, lá bạc hà còn là loại thảo dược có tác dụng chữa khó tiêu, chống cảm cúm và cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích... Tuy nhiên, nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng thì có thể gây...

VQG nổi tiếng này ở Đắk Lắk, dân cùng ngành chức năng bảo vệ cây cổ thụ, động vật hoang dã

Nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Yok Don, người dân buôn Drăng Phôk (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) không còn nghe theo lời kẻ xấu vào rừng khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã, động vật rừng trái phép, họ đã trở thành...

Ở xã này của Đắk Lắk đang có lễ hội gì mà các cô gái đẹp nhất đều xuất hiện?

Mỗi năm vào mùng 6 Tết, người dân Tày, Nùng tại xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) lại tưng bừng mở lễ hội Lồng tồng cầu cho mùa màng bội thu. Nhưng điều đặc biệt là trong nghi lễ thiêng liêng này, phải có sự góp mặt của...

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Bài đọc nhiều

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Trồng hẹ thành công, loại rau giàu vitamin nhóm B, lắm canxi, dân Bà Rịa-Vũng Tàu có lương cao

Những ngày này, bà Vũ Thị Hoa, KP Kim Sơn, phường Kim Dinh, (TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đang thu hoạch 3.000m2 hẹ. Theo bà Hoa, nơi đây là vùng đất pha cát, tơi xốp nên phù hợp trồng loại cây ăn lá như...

Nuôi cá chép giòn, cá đặc sản sông Đuống, toàn con to bự, tỷ phú Bắc Ninh hễ bán là hết veo

Những hộ nuôi cá đặc sản-cá chép giòn ở Bắc Ninh ai nấy đều phấn khởi bởi giá cá bán cao dịp Tết vẫn đắt hàng. Thương lái săn lùng, mua cá chép giòn với giá 120.000 đồng/kg. Có hộ tỷ phú Bắc...

Cá sọc dưa Tây Nguyên, cá khổng lồ ở dòng sông Sê San sống thọ tới 50 năm, là cá đặc sản nhà giàu

Giữa mây trời non nước đại ngàn Tây Nguyên, thiên nhiên đã ban tặng cho dòng sông Sê San nhiều loài cá đặc sản, trong đó cá sọc dưa có hương vị đặc biệt thơm ngon. Loài cá đặc sản này có tuổi thọ tới 50 năm và đạt trọng lượng...

Cùng chuyên mục

Loại lá được ví như thần dược chữa bệnh cảm cúm, khó tiêu nhưng nếu dùng sai cách thì tác hại như thế nào?

Không chỉ là một loại rau gia vị, lá bạc hà còn là loại thảo dược có tác dụng chữa khó tiêu, chống cảm cúm và cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích... Tuy nhiên, nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng thì có thể gây...

VQG nổi tiếng này ở Đắk Lắk, dân cùng ngành chức năng bảo vệ cây cổ thụ, động vật hoang dã

Nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Yok Don, người dân buôn Drăng Phôk (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) không còn nghe theo lời kẻ xấu vào rừng khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã, động vật rừng trái phép, họ đã trở thành...

Ở xã này của Đắk Lắk đang có lễ hội gì mà các cô gái đẹp nhất đều xuất hiện?

Mỗi năm vào mùng 6 Tết, người dân Tày, Nùng tại xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) lại tưng bừng mở lễ hội Lồng tồng cầu cho mùa màng bội thu. Nhưng điều đặc biệt là trong nghi lễ thiêng liêng này, phải có sự góp mặt của...

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Mới nhất

Grammy lần thứ 67- 2025: Beyoncé lập kỳ tích, The Beatles tái xuất ngoạn mục

Lễ trao giải Grammy lần thứ 67-2025 diễn ra sáng 3-2 (giờ Việt Nam) tại Crypto.com Arena (Los Angeles - Mỹ) ...

Nga và các chính sách của Mỹ đang “cổ vũ” châu Âu đi trên con đường độc lập hơn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 cho biết, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và các chính sách của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy châu Âu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh kinh tế và quốc phòng của mình.

Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3.2 tạm hoãn áp thuế cao đối với Mexico và Canada trong 30 ngày, nhưng vẫn giữ...

Thế hệ trẻ cần sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi trong thời đại số

Thế hệ trẻ hiện nay có tư duy cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi. Họ không ngại phá vỡ quy tắc cũ để tạo ra cái mới. Đó chính là tiền đề cho những sáng tạo, thể nghiệm mới của những người trẻ.

Mới nhất